• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2013
  • March
  • 21
  • Tìm Học Bổng Sau Tiến Sỹ

Tìm Học Bổng Sau Tiến Sỹ

admin
21/03/201306/11/2013 1 Comment

Hiện nay có rất nhiều người đang làm nghiên cứu sinh, mình mạo muội chia sẻ một số kinh nghiệm tìm kiếm cơ hội thực tập sinh sau tiến sỹ (postdocs) của mình với các bạn. Có rất nhiều nguồn để xin học bổng thực tập sinh sau tiến sỹ . Tuy vậy, trong khuôn khổ bài viết này mình chỉ đề cập đến kinh nghiệm xin học bổng thực tập sinh sau tiến sỹ từ chính cơ sở đào tạo mà bạn sẽ làm việc (work-in-training). Vì chuyên ngành của mình là sinh học, nên có thể chưa hẳn đã áp dụng được với các bạn ngành khác. Tuy nhiên về nguyên tắc thì có lẽ là giống nhau các bạn có thể thử.

 

Hầu hết những người chọn khoa học là một nghề để kiếm sống đều cố gắng để có được bằng Tiến sỹ. Ở nước ngoài thì tấm bằng này mới chỉ là tấm vé vào cửa để bạn có thể bước vào môi trường làm khoa học. Tuy nhiên thế vẫn còn chưa đủ, để có thể tìm được một vị trí tốt phần lớn đều phải làm thực tập sinh sau Tiến sỹ một thời gian (từ 4 đến 6 năm) để tích lũy thêm kinh nghiệm và làm giàu thêm cho bản lý lịch khoa học của mình thông qua những công trình công bố.

 

1. Khi nào thì bắt đầu tìm kiếm cơ hội thực tập sau tiến sỹ?

Bạn có thể bắt đầu quá trình tìm kiếm cơ hội này gần như ngay sau khi bạn đã vượt qua kỳ thi điều kiện để được phép bảo vệ luận án tốt nghiệp. Tuy nhiên quá trình này chỉ nên biết để tìm hiểu xem những thòng thí nghiệm nào đang làm việc trong lĩnh vực mà bạn quan tâm. Bạn chỉ nên bắt đầu liên lạc trực tiếp với các GS khi bạn ở trong khoảng từ 6-12 tháng trước khi tốt nghiệp. Với những cơ hội ở Mỹ do các thủ tục visa mất nhiều thời gian, bạn nên cố gắng liên lạc sớm (tức là khoảng 12 tháng trước khi tốt nghiệp). Bạn không nên liên lạc sớm hơn bởi nhiều khi bản thân các phòng thí nghiệm đó cũng không chắc được đến thời điểm đó họ có còn cần người không. Trong trường hợp này thì họ sẽ bảo bạn liên lạc lại sau khi còn 6 tháng nữa thì tốt nghiệp.

 

2. Bắt đầu từ đâu?

Đối với ngành sinh học thì có 2 trang web rất có uy tín trong lĩnh vực này là:

  • Nature Job (www.naturejobs.com)
  • Science Career (http://sciencecareers.sciencemag.org/)

Hai trang web này chủ yếu đăng tải những cơ hội từ Mỹ, một ít ở Anh, và Canada và Úc. Với 2 trang web này bạn chỉ cần đăng ký tài khoản (account) và đưa từ khóa vào rồi lựa chọn nhận cập nhật hàng tuần hoặc hàng ngày. Mỗi khi có cơ hội nào đáp ứng tiêu chuẩn từ khóa bạn đưa ra thì máy chủ sẽ gửi mail cho bạn kèm theo đường link đến thông báo đó.

Nếu bạn muốn tìm cơ hội ở Châu âu thì nên ghé qua diễn đàn (HUM-MOLGEN, Human Molecular Genetics forum, http://hum–molgen.org/positions/), trang này chủ yếu đăng các cơ hội từ Đức và vài nước châu âu. Ngoài những vị trí thực tập sinh sau Tiến sỹ trang này cũng đăng tải các suất học bổng để làm nghiên cứu sinh (http://hum–molgen.org/positions/predoctoral/).

Một địa điểm tìm kiếm nữa là trang chủ của các trường ĐH/Viện sẽ dẫn bạn đến trang web của các phòng thí nghiệm, bạn có thể tìm hiểu và liên lạc với họ thông qua trang này. Bạn đừng ngại liên lạc với họ ngay cả khi họ không thông báo cơ hội trên trang web của Lab. Thường với các Lab lớn, họ liên tục tìm kiếm các ứng cử viên phù hợp.

Một cách khác để bạn tìm những Lab phù hợp là bạn vào trang web Pubmed (trang chuyên đăng tải các bài bảo vệ sinh học, y dược) và tìm kiếm theo vấn đề bạn quan tâm từ đó sẽ ra những bài báo mà trên đó bạn có thể tìm hiểu chi tiết vấn đề họ đang làm cũng như địa chỉ liên lạc. Cách này đặc biệt phát huy tác dụng khi bạn tìm hiểu cơ hội đến từ các nước không nói tiếng Anh như Nhật bản và Hàn quốc.

Một vài trang web khác cũng cung cấp cho bạn dịch vụ tìm kiếm cơ hội miễn phí nhưwww.scientistjobs.com, www.newscientist.com và trang chủ của các hiệp hội khoa học, bạn hãy thử tìm kiếm với google để tìm hiểu thêm.

 

3. Bắt đầu như thế nào?

Lý lịch khoa học: Song song với việc tìm hiểu về các trang web trên, bạn chuẩn bị lý lịch khoa học của mình (CV) cẩn thận. Có nhiều trang web đưa ra những gợi ý hữu ích khi viết CV, bạn có thể googling với từ khóa “CV preparation tips”(hướng dẫn viết lý lịch khoa học). Cố gắng nhấn mạnh những điểm bạn cho là quan trọng. Những điểm nhấn mạnh này có thế khác nhau khi CV được gửi cho những GS khác nhau.

Cover letter (thư xin việc): Theo mình thư xin việc không nên dài quá 1 trang, cần làm nổi bật lý do vì sao bạn muốn dự tuyển vào Lab của GS đó. Trong thư xin việc cũng nên nói rõ “mục tiêu sự nghiệp” (career objective) của bạn và làm thế nào bạn có thể đạt được mục tiêu đó khi được nhận vào làm việc trong nhóm. Không nên viết thư xin việc ở dạng khuyết danh người nhận (Dear Sir, hay To whom it may concern), với mỗi một cơ hội bạn cần phải nghiên cứu kỹ về Lab đó, vấn đề đó, để viết cho phù hợp vì mình không chỉ nói họ là nơi đến lý tưởng của mình mà còn phải viết cho họ thấy là mình có thể đáp ứng yêu cầu của họ.

Các bài báo khoa học: Hầu hết những nơi bạn tìm cơ hội đều có thể tải về các bài báo của bạn từ nhà xuất bản, tuy nhiên với họ thời gian không có nhiều đồng thời mỗi ngày họ có thể nhận hàng chục e-mail tìm kiếm cơ hội như thế này, vậy nên cách tốt nhất là bạn nên đính kèm theo e-mail của bạn những bài báo quan trọng của mình.

Thư giới thiệu: Hiện nay chỉ một số ít yêu cầu bạn gửi thư giới thiệu, còn lại người ta chỉ yêu cầu tên, địa chỉ liên lạc (e-mail, số điện thoại) của các người giới thiệu cho bạn. Thư giới thiệu là yếu tố khá quyết định đến thành công của bạn, vì vậy cần nghiên cứu kỹ xem ai sẽ là người viết thư giới thiệu cho mình. Có một vài tiêu chí như sau:

  • Người đó phải biết mình về chuyên môn (cái này thể hiện trong CV thông qua đăng bài chung hay là phần kinh nghiệm làm việc, học tập).
  • Người đó nổi tiếng càng tốt nhưng phải thật sự biết bạn về chuyên môn, một thư giới thiệu viết rất hay/tốt, nhưng nếu người ta không tìm thấy mối liên hệ về chuyên môn giữa người viết thư và người được viết thì họ sẽ không đánh giá cao vì họ cho rằng mối quan hệ giữa bạn và người viết thư giới thiệu chỉ là mối quan hệ cá nhân.
  • Người đó phải có thiện chí với bạn. Với văn hóa phương đông, mặc dù bạn tốt/giỏi nhưng người viết thư giới thiệu không có cảm tình với bạn họ có thể không viết đúng cái mạnh của bạn.

Người viết thư giới thiệu nên là những người sau đây:

  • GS hướng dẫn hiện tại của bạn
  • Một GS cùng khoa có dạy bạn
  • Một GS mà có hợp tác trong nghiên cứu (nên là người có tên trong bài báo của bạn)
  • GS hướng dẫn bạn trước đó

Trong mọi trường hợp, nên nói chuyện trực tiếp (qua điện thoại hoặc e-mail nếu ở xa) với những GS bạn dự định đưa vào trong danh sách người viết thư giới thiệu, có người bận họ sẽ từ chối, như thế còn hay hơn khi họ không trả lời hoặc trả lời chậm e-mail yêu cầu thư giới thiệu của người quan tâm.

Bây giờ thấy cơ hội nào phù hợp bạn có thể e-mail trưc tiếp cho họ và chờ đợi sự may mắn.

Bạn không nên hạn chế cơ hội bằng cách chỉ tìm những cơ hội trùng khớp với vấn đề bạn đang nghiên cứu hiện tại. Khi bạn chọn vấn đề khác đi, bạn có cơ hội để mở rộng kiến thức hơn. Tuy nhiên bạn cũng không thể chọn vấn đề khác quá nhiều, vì hầu hết người tuyển dụng cũng muốn nhận người có kinh nghiệm trong lĩnh vực họ nghiên cứu. Thường thì người ta chỉ chú trọng bạn có kinh nghiệm về phương pháp mà người ta đang/sẽ sử dụng.

 

4. Chấp nhận một cơ hội

Sau khi bạn gửi mail đi, khi có GS nào quan tâm việc đầu tiên là họ sẽ gửi mail hoặc điện thoại cho những người viết thư giới thiệu của bạn để lấy ý kiến, trong trường hợp bạn chưa tốt nghiệp họ sẽ hỏi GS hướng dẫn bạn là khi nào sẽ được tốt nghiệp. Cùng là GS nên họ hiểu, đôi khi bạn nói bạn sẽ tốt nghiệp vào 1 thời điểm, nhưng họ cần khẳng định từ chính GS hướng dẫn.

Khi bạn vượt qua ngưỡng cửa này, thì bạn sẽ nhận được e-mail của người muốn tuyển dụng thông báo rằng họ quan tâm đến việc bạn gia nhập nhóm nghiên cứu của họ. Họ cũng sẽ thông báo chi tiết về cơ hội này (lương bổng, bảo hiểm, điều kiện làm việc, loại VISA họ có thể xin được v.v.). Nếu bạn chấp nhận thì lúc đó người ta sẽ gửi cho bạn cái “thư mời” (Offer letter hay Letter of Acceptance).

Trước khi quyết định có chấp nhận lời mời này hay không, bạn nên thảo luận với GS hướng dẫn hiện tại, là những người đi trước họ sẽ dành cho bạn những lời khuyên bổ ích. Ngoài ra nên liên lạc với một vài người đang làm việc ở Lab đó để biết cách thức cũng như không khí làm việc trong Lab đó có phù hợp với phong cách làm việc của bạn không? Cái này cũng khá quan trọng, có Lab nhận bạn vào rồi thả bạn vào một dự án nào đó, bạn được tự phát triển ý tưởng để nghiên cứu, trong khi cũng có Lab chỉ sử dụng bạn như một kỹ thuật viên. Cũng nên hỏi họ về điều kiện sinh hoạt, khí hậu tại thành phố đó, liệu có cộng đồng người Việt hay không? bạn có thể mua đồ ăn việt nam ở đó không.

Mức lương

Lương bổng cũng là một trong những tiêu chí cần phải quan tâm xem có nên chấp nhận hay không? liệu có thể thương lượng để có mực lương cao hơn không? Với các cơ hội ở các Trường Đại học tại Mỹ bạn nên so sánh với bảng lương của NIH (Viện sức khoẻ quốc gia Mỹ) để tham khảo (xem bảng).

Mức tiền lương khác nhau với các bang khác nhau, đồng thời còn tùy vào khả năng và kinh nghiệm của bạn mà họ sẽ đưa ra một mức thích hợp. Hơn nữa mức lương còn tùy vào nguồn tiền dự án. Mỗi nguồn đều có những quy định riêng và người tuyển dụng bạn còn phải quyết định dựa trên những qui định của Trường/Viện.

 

Năm sau khi có bằng TS Lương (USD/năm)
0 31.092
1 32.820
2 38.712
3 40.692
4 42.648
5 44.616
6 46.580
7 48.852

 

Bảo hiểm

Bảo hiểm y tế cũng là một vấn đề cần phải quan tâm. Ở các nước phát triển chi phí y tế rất đắt và bảo hiểm y tế cũng không rẻ. Những Trường có uy tín thông thường họ sẽ đóng cho bạn một phần tiền bảo hiểm bạn chỉ phải đóng 1 phần nhỏ. Tuy nhiên cũng đã có những trường hợp Trường không trả tiền bảo hiểm y tế cho bạn. Nếu bạn gặp phải trường hợp này bạn nên từ chối bởi lẽ nếu bạn tự đóng số tiền đó có thể lên tới 400USD/tháng hoặc hơn.

Sau khi xem xét các vấn đề liên quan thì bạn tự đưa ra quyết định của mình và báo cho phía người tuyển dụng biết để có những bước đi phù hợp. Trong trường hợp ban chấp nhận offer đó, bước tiếp theo là tiến hành các thủ tục làm VISA.

 

5. Loại VISA nào thì phù hợp với bạn? (US VISA)

Thường thì ngay khi thông báo là họ chấp nhận bạn họ báo cho bạn biết họ có thể xin VISA nào cho bạn. Có những chương trình chỉ có thể cấp VISA J1 (trao đổi chuyên gia), tuy nhiên phần lớn đều cho bạn 2 lựa chọn hoặc J1 hoặc H1 (VISA làm việc). Cả hai loại VISA này đều có những ưu và nhược điểm, để lựa chọn bạn phải dựa vào kế hoạch dài hạn của mình. Thông tin về 2 loại VISA này có thể tìm thêm với google hoặc vào trang web của Sứ Quán Mỹ.

Chúc các bạn may mắn

 

Lê Tiến Dũng

Post navigation

Xóa bỏ ‘mặc cảm’ khi tiếp cận với thế giới
Lợi thế tích tụ

Related Articles

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments
Cộng đồng công nghệ Mentorship program nhân vật Việt Project X Thực tập hè

Nguyễn Quang Bin – Chàng Trai Nhận Học Bổng 6 Tỷ Từ Đại Học Top 6 Của Mỹ và con đường trở thành leader của PROJECT X để xây dựng cộng đồng công nghệ tại Việt Nam

Minh Như
14/05/202214/05/2022 No Comments

Hoài niệm về Concordia University Chicago

Dante Luong
21/04/202229/05/2022 No Comments

One thought on “Tìm Học Bổng Sau Tiến Sỹ”

  1. Chien Nguyen says:
    02/06/2013 at 7:19 pm

    Bảng lương của NIH bạn đưa ra không đúng. Lương năm 0 thấp nhất là $44000 và cao nhất năm 7 là $70000. Tùy vào ngành của bạn lương cũng có thể khác một chút.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • BV-02 Bài dự thi HTNM10 “Đi để trở về”
  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá
  • VENUSA CUP 2022 – Giải thưởng lên đến hơn $1200!
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10: “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”
  • Cuộc thi “Hành trình nước Mỹ” đã trở lại với chủ đề “Cảm ơn, bước tiếp!”
  • “Big Tech đang ngừng tuyển, Startups sa thải nhân viên”: Lời đồn hay sự thật?
  • Quy trình phỏng vấn tại Facebook

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

March 2013
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
« Jan   Apr »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes