• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2013
  • November
  • 15
  • Chia sẻ cách học ở đại học Mỹ

Chia sẻ cách học ở đại học Mỹ

duhtvn
15/11/201316/11/2013 2 Comments

Trong bài viết này tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của mình về cách chọn môn học, cách tham gia thảo luận trên lớp và chia sẻ cùng người khác.

Chọn môn học

Cũng có người cho rằng điểm số không quan trọng, quan trọng là mình học được gì. Điều này có thể đúng.

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm vừa là sinh viên, vừa là giảng viên của mình, tôi cho rằng điểm số là quan trọng.

Nếu chỉ xét về khía cạnh học được những gì thì động lực là rất quan trọng. Nếu môn nào mình học tốt được điểm cao thì thích lại càng học tốt hơn.

Ngược lại, những môn mà mình học điểm số chẳng ra sao  thì cũng chán nhiều khi chỉ muốn cho xong nên thu lại được rất ít.

Với cách tiếp cận như trên, tôi đã dựa vào hai tiêu chí để chọn các môn học:

Thứ nhất, ban đầu tôi chọn phần lớn những môn là thế mạnh của mình, thậm chí là những môn đã học rồi, trong khi chỉ chọn những vấn đề mới ở một mức độ nhất định.

Điều này giúp tôi có thể lường đoán được khối lượng công việc là bao nhiêu.

Việc học lại những gì đã học tôi học được từ ông thầy dạy võ thời đại học (bây giờ tôi đã quên hết võ rồi nhưng bài học này thì vẫn nhớ).

Thầy nói rằng, để có thể trở thành tuyệt đỉnh võ công có thể chọn những chiêu thức rất công phu và phức tạp hoặc là chọn chiêu thức đơn giản nhưng luyện tập thật công phu.

Ví dụ, chỉ cần tập một cú đấm thẳng mãi rồi có người có thể đấm vỡ đầu con bò mộng (một con bò đực rất to khỏe).

Áp dụng vào việc học, học lại những môn tưởng chừng mình đã biết kỳ rồi thực ra là vẫn rất tốt vì nó giúp tôi hiểu sâu vấn đề hơn.

Thứ hai, tôi chỉ chọn số môn đúng yêu cầu của chương trương trình mà không học nhiều hơn vì các môn có sự liên quan và chồng lấn với nhau.

Nếu chương trình chỉ yêu cầu 4 môn một học kỳ mà chọn 5 môn thì khối lượng công việc đã tăng 25% so với yêu cầu.

Trừ một số ngoại lệ không nhiều, trong phần lớn trường hợp, kết quả trung bình của 4 môn sẽ tốt hơn kết quả trung bình của 5 môn nếu cùng học trong một học kỳ.

Về kiến thức, chưa chắc học 5 môn đã tốt hơn 4 môn vì có sự chồng lấn giữa các môn. Nếu tập trung vào những điểm chồng lấn thì có thể 4 môn còn học được nhiều hơn 5 môn vì tôi có thời gian hiểu vấn đề sâu hơn.

Tham gia thảo luận trên lớp

Ngôn ngữ có lẽ  là rào cản đang kể đối với rất nhiều du học sinh (ít nhất là trong giai đoạn đầu).

Với một người có “broken English” (nói bình thường đã chẳng ai hiểu gì rồi) như tôi thì còn nan giải hơn nhiều.

Tuy nhiên, ngay những ngày học ban đầu tôi đã phát hiện ra bốn điều quan trọng và từ đó tôi đã mạnh dạn tham gia thảo luận trên lớp.

Thứ nhất, thực ra rất nhiều phát biểu của các bạn  trong lớp mà người khác nghe cũng chẳng hiểu gì cả chứ không riêng gì mình.

Những ngày đầu tôi đã rất ngưỡng một những người cứ thao thao bất tuyệt mà mình chẳng hiểu gì cả mà thầy cứ gật gù. Sao mà các bạn ấy giỏi thế không biết.

Vào Harvard gặp toàn những hảo thủ như vậy chắc mình tiêu rồi!

Tuy nhiên, sau khi nói chuyện với những người khác trong  lớp thì tôi phát hiện ra rất nhiều người cũng giống mình, cũng chẳng hiểu các bạn khác nói gì.

Thứ hai, có một người có thể hiểu được các sinh viên đang nói gì dù chữ được chữ mất, nhất là các sinh viên quốc tế không được sử dụng tiếng mẹ đẻ.

Người đó chính là giảng viên và đơn giản vì thầy hiểu rất kỹ vấn đề nên những gì sinh viên nêu ra là thầy có thể biết ngay.

Thứ ba và là điều quan trọng nhất, thầy mới là người có vai trò quyết định đánh giá kết quả học của chúng ta chứ không phải các bạn cùng lớp.

Do vậy, việc những người ngồi xung quanh mình hiểu mình đang nói gì hay không là không quan trọng lắm, quan trọng là thầy – người chấm điểm mình hiểu mình nói gì là được.

Thứ tư,  việc thảo luận trên lớp chẳng ai bắt bẻ đúng sai cả mà thảo luận chỉ để mọi người cũng nghĩ và cùng tư duy thôi.

Chia sẻ cùng người khác

Việc chọn những môn mà tôi biết rồi có cái lợi là tôi hiểu khá kỹ hơn một số người trong lớp. Khi các bạn trong lớp nhờ tôi giải thích là tôi sẵn sàng.

Điều đáng ngạc nhiên là khi giải thích cho các bạn cùng lớp thì tôi lại phát hiện ra những điều mình chưa hiểu kỹ thậm chí là hiểu sai.

Nhờ đó, các bài tập hay bài thi cũng như kết quả chung cuộc của tôi đã tốt hơn hẳn.

Về mặt ngôn ngữ, các bạn đừng ngại vì khi đó điểm TOELF của tôi chỉ có 86 thôi chứ không được trên 100 như hầu hết các bạn đâu. Nhiều bạn chắc chắn có thể làm tốt hơn tôi nhiều.

Trong bài tiếp theo tôi sẽ kể về điểm B xương máu trong môn học sở trường của tôi.

Đây là những kinh nghiệm thực tế của tôi viết ra để chia sẻ. Nếu có góp ý và chia sẻ thì nhờ các bạn tham gia vào các comment ở dưới bài viết này và rất mong các bạn chia sẻ những kinh nghiệm của mình.

Huỳnh Thế Du

 

Post navigation

Học bổng Hoa Kỳ dành cho học giả và chuyên viên giáo dục năm 2014
Cử nhân chăn vịt, thạc sĩ gia sư

Related Articles

Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-02 Bài dự thi HTNM10 “Đi để trở về”

Dante Luong
06/07/202206/07/2022 No Comments
Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”

Dante Luong
01/07/202206/07/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ AVSPUS nhân vật Việt VFS Vũ Trần

Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng

Phương Uyên
30/06/202230/06/2022 No Comments

2 thoughts on “Chia sẻ cách học ở đại học Mỹ”

  1. Tusen says:
    15/11/2013 at 10:36 pm

    Hi ,

    Em xin đóng góp một ít ý kiến của mình , nhưng ý kiến này có hơi thẳng,mong mọi người bỏ qua 🙂

    Về việc chọn môn : Thật sự mà nói, đối với em, một trong số sinh viên học dở/rất mới với môn học, việc học một môn bất kỳ thì không thể nào có thể tiếp thu sâu or không thể biết được môn nào vừa tầm với mình. Nếu như anh/chị kêu em nhờ advisor để giúp thì cũng chẳng ăn thua, vì có advisor chẳng biết tý gì về cái ngành mà họ tư vấn. Còn hỏi bạn? Cái này còn tệ hại hơn vì mỗi đứa trình độ khác nhau , cách suy nghĩ và cảm nhận cũng khác nhau, khó lòng mà biết được đâu là môn học vừa tầm với mình.

    Và em đồng ý với anh/chị rằng , việc học 5 môn/khóa học là điều không dám thực hiện. Vì thực sự mà nói , lượng bài vở ôn và học , với lượng bài tập và dự án của mỗi giáo viên đưa ra là hoàn toàn khác nhau. Thêm nữa , có lớp tưởng chừng như là rất thấp , vd như lớp 2000 chẳng hạn , nhưng thật sự ra công việc lại rất nhiều or học bài rất nhiều.

    Về việc tham gia thảo luận : điều này em nên nói về người giảng dạy. Nếu một người giảng dạy nói không ai hiểu vì ngôn ngữ và accent , thì khi vấn đáp sinh viên không tài nào hiểu được huống chi là một sinh viên nói chuyện mình không thể hiểu.
    Còn về việc chấm điểm, em đồng ý với anh/chị là chỉ có giáo viên mới có quyền ghi điểm sinh viên. Nhưng trên thực tế , có một số trường hợp, giáo viên lại yêu cầu bạn cùng lớp chấm điểm mình , vd như là một dự án và một bài thuyết trình chẳng hạn. Thât là buồn cười!!

    Thông tin rất hữu ích, em cám ơn rât nhiều

  2. duhtvn says:
    19/11/2013 at 2:42 pm

    Cảm ơn bạn rất nhiều. Việc học của du học sinh chúng ta có rất nhiều điều hay, điều thú vị cũng như những chuyện dở khóc dở cười để cùng chia sẻ. Nếu có thể, bạn viết về vấn đề này để đăng lên trang web này nha bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • BV-02 Bài dự thi HTNM10 “Đi để trở về”
  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá
  • VENUSA CUP 2022 – Giải thưởng lên đến hơn $1200!
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10: “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”
  • Cuộc thi “Hành trình nước Mỹ” đã trở lại với chủ đề “Cảm ơn, bước tiếp!”
  • “Big Tech đang ngừng tuyển, Startups sa thải nhân viên”: Lời đồn hay sự thật?
  • Quy trình phỏng vấn tại Facebook

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

November 2013
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  
« Oct   Dec »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes