Julie Miller Vick vừa nghỉ hưu từ vị trí giám đốc dịch vụ hướng nghiệp tại trường Đại học Pennsylvia và Jennifer S. Furlong là giám đốc văn phòng hoạch định nghề nghiệp và phát triển chuyên sâu tại trường cao học Trung tâm thành phố Đại học New York. Họ là tác giả của bài “The Academic Job Search Handbook” (Báo của trường Đại học Pennsylvania).
Julie: Valentine sắp đến rồi, chúng tôi xin được viết về một trong những quan niệm phổ biến ở Mỹ: tầm quan trọng của việc yêu công việc. Có nhiều những cuốn sách hướng nghiệp vô cùng tận tâm với ý tưởng rằng để tìm được một công việc mãn nguyện, bạn phải tìm được niềm đam mê, khám phá ra bản thân và sau đó Làm Những Gì Bạn Muốn Và Tiền Bạc Sẽ Theo Sau, như quyển sách của Marsha Sinetar đã gợi ý.
Dù nghe hấp dẫn đến thế nào, ý tưởng đó không phải là không có vấn đề.
Jenny: Với những người là tiến sĩ, ý tưởng này thực sự có vấn đề. Nhiều học giả đang trên đường tìm kiếm đề bạt đang làm những việc họ thực sự yêu thích nhưng tiền bạc vẫn không theo sau họ (thậm chí họ còn mất thêm tiền để trả nợ cho sinh viên).
Những Tiến sĩ mới hiểu rằng họ cần phải mở rộng lựa chọn nghề nghiệp, nhưng cũng sợ rằng theo đuổi một ngành nghề không hàn lâm có thể sẽ phản bội đam mê nghiên cứu và phí công những năm học đằng đẵng.
Lựa chọn giữa việc theo đuổi ngành hàn lâm hoặc làm một công việc gì đó khác thường như một lựa chọn nhị phân: Làm những gì bạn yêu thích hay là làm một công việc Ngớ Ngẩn, như David Graeber đã viết hè năm ngoái trên tạp chí Strike!.
Julie: Sau nhiều năm nói chuyện với sinh viên cao học và tiến sĩ, chúng tôi gặp rất nhiều người yêu thích những việc họ đang làm, nhiều người không thích những gì họ đang làm, và nhiều người thì ở giữa hai trạng thái đó. William Pannapacker từng viết “tình yêu” đã thúc đẩy sinh viên tốt nghiệp như thế nào, đặc biệt với những ngành nhân văn. Và chắc chắn, sinh viên cao học cần phải rất đam mê lĩnh vực của họ để có được động cơ cần thiết mà hoàn thành bậc học đó.
Nhưng toàn bộ quan niệm về “bước theo tiếng gọi trái tim”, sự phổ biến của quan niệm này, đối với học giả nghiên cứu bí ẩn của xã hội Mỹ đương đại Joseph Campbell, đang chơi khăm sinh viên Mỹ và đặc biệt là các nghiên cứu sinh bằng Tiến sĩ. Niềm tin rằng nếu bạn được làm những gì bạn yêu thích thì tất cả mọi thứ khác – bao gồm một công việc hoàn hảo – sẽ có hiệu quả theo là niềm tin mà nhiều sinh viên đang theo đuổi, ngay cả khi lĩnh vực nghiên cứu của họ chẳng cho thấy một viễn cảnh gì trong tương lai. Và các trường đại học, cố tình hay vô ý, đang là đồng loã với họ.
Jenny: Để trả lời câu hỏi bạn có thực sự phù hợp không, bạn phải thoát được khỏi những kì vọng của người khác về tương lai của bạn và bắt đầu định nghĩa về thành công đối với bạn. Học thuật là một trò chơi uy tín, và cũng dễ bị mắc bẫy trong trò chơi đó, kể cả khi bạn có những ý định tốt nhất. Rất khó để có thể rạch ròi giữa kì vọng của nhà cố vấn với những kì vọng của riêng bạn, và thậm chí càng khó hơn để thông báo với họ rằng con được bạn chọn không cùng hướng với quan điểm của họ.
Một số nhà cố vấn, khi biết rằng bạn dự định theo đuổi một nghề nghiệp không hàn lâm, có thể sẽ động viên và muốn giúp đỡ. Những người khác sẽ không như thế. Bạn bè và đồng nghiệp của bạn cũng sẽ không ủng hộ. Bạn vẫn phải bước tiếp thôi, giữ liên lạc với những người ủng họ bạn và để lại sau lưng những người không giúp bạn. (Quên dần đi câu khẳng định “những sinh viên giỏi nhất sẽ kiếm được việc”, vì ý nghĩ đó chẳng giúp ích gì đâu, như bài báo xuất sắc, “Bằng Tiến sĩ và sự Thất Bại”, đã chỉ ra.)
Julie: Nhiều chương trình tiến sĩ cho phép sinh viên tìm hiểu xem ngoài công việc hiện giờ họ có thể yêu thích một việc gì khác không. Các chương trình tiến sĩ đã thay đổi như thế nào – và liệu họ có nên thế hay không – nằm ngoài tầm của bài báo này. Nhưng chúng tôi cũng từng đưa ra lời khuyên cho các khoa và các chủ nhiệm khoa để giúp Tiến sĩ tìm một công việc không hàn lâm.
Jenny: Chúng tôi cũng đã đưa ra nhiều lời khuyên về những bước mà sinh viên cao học có thể thực hiện để chuẩn bị cho một cuộc tìm việc sắp tới. Bạn có thể đọc những bài báo trước đây về việc xây dựng mạng lưới công việc năng động (bao gồm cả những liên lạc không học thuật). Nếu bạn đang nghĩ, “đúng vậy, tôi cần phải làm việc đó”, vậy thì bắt đầu ngay đi. Truyền thông xã hội đang khiến cho việc này dễ dàng hơn trong quá khứ rất nhiều. Một bước quan trọng nữa mà chúng tôi khuyên là hãy tham dự các buổi phỏng vấn có tính thông tin để biết thêm về những ngành nghề khác.
Julie: Có thể bạn nghĩ rằng bạn bè của bạn, những người không làm các công việc học thuật, thì đã có công việc và sự nghiệp mà họ yêu thích rồi, họ thậm chí đã có gia đình, những sở thích cá nhân, một ngôi nhà và cả tiền trợ cấp. Có thể không phải tất cả trong số họ thấy đam mê khi làm những công việc đó, nhưng họ hạnh phúc vì công việc đó cho họ một cuộc sống họ yêu thích.
Nhưng rất nhiều học giả, đặc biệt là những Tiến sĩ gần đây, cảm thấy rằng thích thú với công việc của họ là không đủ. Họ phải yêu nó, phải coi nó như một mối quan hệ – đã được minh chứng bởi những bài viết gần đây như “Chắc chúng tôi không quay lại với nhau đâu (dễ vậy lắm)”, “Dập máy một cuộc gọi” hay “Cẩn trọng với con đường đam mê”.
Jenny: Thực ra thì, không yêu thích công việc mình đang làm thì có sao không, đặc biệt là sau khi bạn đã dành nhiều tâm huyết như vậy để có bằng Tiến sĩ?
Tất nhiên. Ngay cả những Tiến sĩ ở các công việc không học thuật đã từng viết về cảm giác này, như bài luận 2013, “Tôi ghét Công việc Không Học Thuật”. Nhưng tôi chắc chắn rằng nhiều tiến sĩ làm việc ngoài ngành học thuật đang cảm thấy rất hài lòng. (Bạn có thể tìm đọc về những câu chuyện thành công như thế tại Where Are All the Ph.D.’s? và Ph.D.’s at Work.)
Nếu bạn đang cảm thấy không hài lòng với công việc ngoài học thuật khi bước chân ra khỏi trường cao học, hãy giữ vững niềm tin. Công việc đầu tiên chứ đâu phải công việc cuối cùng của bạn. Tập trung học hỏi tất cả những gì bạn có thể từ vị trí đó.
Hãy nhớ rằng nhiều Tiến sĩ đang trên đà được đề bạt cũng không thấy họ cần phải quá yêu thích công việc của mình, và nhất là không phải yêu thích nó ngay lập tức. Có thể họ bị quá tải, cô đơn ở nơi làm việc mới hoặc bị hoang mang trước khối lượng công việc phải làm để được đề bạt. Những người này dần thích nghi, học cách làm việc tốt và hiệu quả hơn, và sớm muộn gì đó cũng trở thành công việc họ yêu thích. Nếu nó vẫn không phải là công việc họ yêu thích, họ sẽ bước tiếp, hoặc là tìm một công việc ở một cơ sở khác hoặc bỏ hẳn công việc học thuật đó đi, đôi khi lại hài lòng hơn.
Julie: Một trong những phản hồi của tôi khi sinh viên hỏi về tìm việc đó là: “Cũng còn tuỳ.” Tôi biết hầu hết mọi người mong muốn một câu trả lời tuyệt đối, nhưng thực sự không thể trả lời tuyệt đối được với một câu hỏi như “Một công việc đầy đủ thì như thế nào?” Điều là đầy đủ với người này thì có khi lại chẳng có nghĩa lý gì với người khác. Công việc mà cá nhân tôi định nghĩa là đầy đủ bao gồm: giúp đỡ được những người quan tâm tới công việc của họ, xử lí những thách thức đa chiều và đôi khi rất cấp tiến, có khả năng hoàn thiện những công việc cụ thể và trừu tượng đáng kể. Nhưng người khác có thể nghĩ về một công việc đầy đủ là: một cơ hội để kiếm được nhiều tiền, một hình thức tiến thân nhanh chóng, chịu trách nhiệm cả một dự án và quản lí toàn bộ dự án đó hay một lựa chọn để kết hợp du lịch.
Jenny: Vậy nên câu hỏi thực sự là: Bạn tự định nghĩa một công việc đầy đủ là như thế nào? Đối với tôi, cũng như những tiến sĩ khác, vấn đề địa lí trở thành một gánh nặng đè lên những lựa chọn nghề nghiệp của tôi. Tôi muốn tự do chọn lựa nơi tôi sẽ sống, tôi muốn có thể di chuyển dễ dàng nếu có công việc gì cấp bách của gia đình xảy đến. Tất nhiên tôi biết về những hạn chế địa lí này ngay khi rời trường cao học. Tuy nhiên, khi câu hỏi này trở thành hiện thực hơn là một giả thuyết, tôi bắt đầu nghĩ khác đi – làm sao để công việc của tôi phù hợp với cuộc sống của tôi.
Julie: Ý cuả Jenny đó là đôi khi những công việc tưởng rất đầy đủ nhưng thực tế lại không hài lòng lắm một khi bạn bắt tay vào làm nó, như nhiều nghiên cứu sinh phát hiện ra. Đây là một trong những lí do tại sao chúng tôi luôn thúc giục người đọc cũng như sinh viên của mình phải nói chuyện với người khác về công việc của họ và tìm ra tại sao họ lại thích hay không thích công việc đó.
Jenny: Một nhân tố khác có thể làm tăng sự hài lòng hay cảm giác đầy đủ với công việc là sự trân trọng. Khi bạn được tuyển dụng, nó bắt đầu có hiệu lực. Khi bạn được đánh giá tích cực, nó bắt đầu có hiệu lực. Những nghi thức đời thường thể hiện sự trân trọng cũng giúp bạn cảm thấy công việc trở nên đầy đủ hơn.
Học thuật không phải một văn hoá mà những kiểu hiệu lực như vậy đóng vai trò lớn lắm. Điểm rơi thành công thì ở xa nhau (có bằng tiến sĩ sau 8 năm, được đề bạt sau 6 năm), đây là lí do nhiều người thấy văn hoá này như một sự trừng phạt.
Julie: Chuyện bạn không thích công việc của mình là rất bình thường. Cũng rất bình thường nếu bạn chỉ thích (hoặc yêu thích) vài mảng trong công việc của bạn. Vậy thì hãy tập trung vào những mảng đó. Đối với những đọc hiện đang quờ quạng giữa công cuộc tìm việc không-học-thuật đầu tiên, hãy biết rằng lần đầu tiên này sẽ giúp bạn tìm ra nhiều điều mà sau này bạn sẽ yêu thích. Và hãy nhớ kĩ rằng đây không phải công việc cuối cùng của bạn.
Jenny: Chúng tôi không bảo bạn rằng hãy “bán mình”, bỏ cuộc với giấc mơ học của bạn, và trở thành con mồi trong guồng quay của cơ chế tư bản toàn cầu. Thay vào đó, chúng tôi khuyến khích bạn đặt câu hỏi cho bản thân liệu bạn có thể làm gì khác ngoài là một giáo sư không.
Mở rộng mạng lưới quan hệ của mình. Giữ một danh sách những người bạn đã gặp và những câu chuyện các bạn nói với nhau. Hỏi những người bạn đã nói chuyện cùng giới thiệu một người khác để bạn nói chuyện cùng nữa. Hãy làm công việc căn bản đó khi bạn còn đang học cao học sẽ giúp bạn kiểm soat được ngành nghề của mình khi bạn tốt nghiệp.
Julie: Hãy nắm bắt các cơ hội. Khi người khác nói về nghề nghiệp của họ, họ hay sử dụng những mẫu câu như “đó thực sự là do may mắn” hay “tôi đã đến được đúng nơi vào đúng lúc”. Nghe có vẻ tuyệt vọng cho bạn vì bạn đang đi thêm những đường khác. Tuy nhiên, hãy biết rằng những người nói câu đó đã bắt được sự may mắn chỉ bằng cách phát triển một mạng lưới rộng và mạnh mẽ đồng thời luôn sẵn sàng thử những công việc mới. Thiết lập bản thân phù hợp với vận may bao gồm kết nối với mọi người và các cơ hội. Và làm việc đó cũng giúp bạn tìm ra công việc bạn sẽ thích – thậm chí một công việc bạn sẽ yêu.
.