Trong thế giới công nghệ, thành công đồng nghĩa với khả năng tạo ra đổi mới đột phá mang lại giá trị cho khách hàng. Chụp ảnh hóa học đã được thay thế bởi nhiếp ảnh kỹ thuật số; Thư gửi bưu điện bằng thư điện tử; Máy fax bằng máy scan; CD -ROM bằng USB; Máy tính để bàn bằng máy tính xách tay; Máy tính xách tay bằng máy tính bảng; Bóng đèn bằng LED; Điện thoại cố định bằng điện thoại di động; Và danh sách liệt kê này vẫn chưa hết.
Nhiều trong số các công ty công nghệ cao này – Apple, Microsoft , Dell, etc – đã được sáng lập trong gara ô tô hoặc ký túc xá đại học. Và khi đã trở thành các tập đoàn khổng lồ, một trong những mối quan tâm chính quản lý hàng đầu của họ là làm thế nào để tránh rơi vào cái bẫy quan liêu, và làm thế nào để tiếp tục nuôi dưỡng văn hóa cho đổi mới, thay đổi và hiệu quả.
Trong tờ báo New York Times ra ngày hôm nay, Jim Wilson đã viết mô tả cách những công ty công nghệ cao khổng lồ làm việc với kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất để duy trì tinh thần của sự thay đổi. Tác giả cho biết các công ty với một mục tiêu đầy tham vọng thay đổi thế giới không chỉ xây dựng một chỗ làm việc cho nhân viên. Thay vào đó, họ đang xây dựng “những công trình” để khuyến khích nhân viên luôn sáng tạo. Apple gọi trụ sở chính là một khu học xá, mô phỏng môi trường nghiên cứu và học tập trong trường đại học hàng đầu. Facebook thay đổi văn phòng hình chữ nhật truyền thống sang một không gian mở rộng lớn với các bàn hình tròn để nhắc nhở các kỹ sư của mình rằng tất cả mọi thứ họ thiết kế cần liên tục sáng tạo. Nội thất văn phòng, bao gồm bàn ghế với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau, có thể dễ dàng di chuyển xung quanh để nhắc nhở nhân viên rằng mọi thứ có xu hướng phải thay đổi. Công ty cũng luân chuyển 1.000 trong số 6.000 nhân viên khắp các tòa nhà mỗi tháng, và nhân viên được phép ở lại làm việc ban đêm nếu họ muốn.
Tương tự Facebook, thực phẩm tại căn tin Google được biết đến với chất lượng cao và miễn phí. Ý tưởng là để khuyến khích nhân viên sử dụng thời gian ăn trưa để gặp gỡ đồng nghiệp và trao đổi ý tưởng. Công ty công nghệ cao này cũng có một hồ bơi, một sân bóng chuyền và sân tennis cho phép tất cả các nhân viên tham gia.
Twitter có khái niệm tương tự nhưng với thay đổi một chút để phản ánh triết lý sản phẩm của mình – trao đổi thông tin. Văn phòng có trần kính cho nhân viên chiêm ngưỡng bầu trời và những cửa sổ lớn để tạo cảm giác như đang làm việc trong vườn. Bàn và tủ hồ sơ có bánh xe để nhân viên có thể di chuyển khi họ được điều sang một bộ phận mới .
Cách suy nghĩ thông thường muốn xây dựng các cao ốc văn phòng với rất nhiều tiêu chuẩn để đáp ứng tất cả các nhu cầu kinh doanh, và nếu có thể, trường tồn cùng với thời gian. Với những công ty mà thúc đẩy đổi mới là tương lai phát triển, họ muốn tạo ra một không gian để nhắc nhở quản lý và nhân viên: không có gì đã được hoàn thành, và chỉ có thay đổi là vĩnh viễn trong cuộc sống.
Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể trong việc phát triển các tòa nhà văn phòng, nhưng thị trường bất động sản những năm gần đây cũng đang trải qua một trong những thời kỳ khó khăn nhất của thế giới. Mặc dù khủng hoảng bất động sản, Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản (AFIRE) có trụ sở tại Washington DC vẫn xếp Việt Nam ở hạng 4 vào năm 2012, trong số các thị trường mới nổi hấp dẫn nhất đối với đầu tư nước ngoài, dự kiến sẽ phục hồi sớm.
Một số tòa tháp của Việt Nam đã trở thành địa danh nổi tiếng như Bitexco Financial Tower tại TP Hồ Chí Minh, tháp HEI và Trung tâm ngân hàng VietinBank tại Hà Nội. Nhiều kiến trúc sư Việt Nam đã đoạt giải thưởng thiết kế đang tìm kiếm tạo ra một phong cách “Việt Nam”.
Nếu một vài công ty công nghệ cao nói trên đang sử dụng thiết kế kiến trúc để nhấn mạnh sự thay đổi vĩnh viễn, các doanh nghiệp Việt Nam sở hữu những tòa nhà địa danh này muốn truyền tải thông điệp gì tới thế giới? Chi phí thấp? Chất lượng cao? Dịch vụ xuất sắc? Độ tin cậy của Việt Nam? Câu nói mở đầu của William Shakepeare trong tác phẩm Hamlet, ” Tồn tại hay không tồn tại, đó là câu hỏi” có vẻ hợp dành cho những công ty cần phải biết làm thế nào để thiết kế không gian làm việc phản ánh tầm nhìn tương lai của tổ chức.
GS. Tùng Bùi
Giám đốc Chương trình Vietnam EMBA, Đại học Hawaii
http://www.shidler.hawaii.edu/
NEWS BRIEF & COMMENT
MARCH 3, 2014
Architectural Design for Innovation and Change
In the technology world, being successful equals being able to create disruptive innovation that brings values to the customers. Chemical photography has been replaced by digital photography. Postal mail by email. Fax machines by scanners. CD-ROM by USB. Desktop by laptop. Laptop by tablet. Light bulbs by LED. Land-based phones by mobile phones. And the list goes on.
Many of these high-tech companies—Apple, Microsoft, Dell, etc.— came out from the garage or the university dorm. As they have become giant corporations, one of their top management key concerns is how to avoid falling into the bureaucracy trap, and how to keep nurturing a culture for innovation, change and productivity.
In today’s New York Times, Jim Wilson wrote a documentary on how high-tech giants work with architects and interior designers to keep the spirit of change alive. He reports that companies with an ambitious goal to change the world do not just build an workplace for their employees. Instead, they are building “monuments” to keep reminding their workers to stay innovative. Apple calls its headquarters a campus—mimicking the research and learning ambiance in top universities. Facebook converted regular rectangular-shaped offices into a huge open space with round-shape desks to remind its engineers that everything they design should constantly evolve. Office furniture, including couches and benches of different colors and shapes, can be easily moved around to remind workers that things are bound to change. The company also moves as many as 1,000 employees out of 6,000 around the buildings every month, and employees are allowed to stay at work at night time if they want to work on their projects.
Like Facebook, food at Google’s cafeteria is known for its high quality and free. The idea is to keep employees to use lunchtime to meet with their co-workers to exchange ideas. The high-tech company also provides a swimming pool, a volleyball court and tennis tables to allows staffs of all ranks to interact.
Twitter has similar concepts but with a slightly different twist to reflect the philosophy of its product — tweeting information. Offices have skylights in the ceilings for employee to contemplate the ever-changing skyscape and large windows to bring the garden in the workplace. Desks and file cabinets have wheels so that employees can move them along when they are assigned to a new department.
Conventional wisdom wants office buildings to be built with lots of standardization to meet all types of business needs, and if possible, to last for generations. Companies that bet the future of their business in promoting innovation — affectionately known by software developers as “product under construction” — want a physical world that reminds management and staff alike that nothing is finished yet, and change is the only constant in life.
Vietnam has had a remarkable growth in development of office buildings, but its property market in recent years is also recording one of the worst performances in the world. Despite the real estate crisis, the Association of Foreign Investors in Real Estate (AFIRE) based in Washington DC still ranks Vietnam fourth in 2012 among the most attractive emerging markets to foreign investors, expected a recovery in the horizon.
Some of Vietnam’s towers have become landmarks such as the Bitexco Financial Tower in HCMC, the HEI Tower and the VietTin Bank Center in Hanoi, and the Vertical Forest Office in Danang. Many award-winning local architects are looking for the “Vietnamese” style.
If the few high-tech companies mentioned above are using architectural design to underscore perpetual change, what is the message that Vietnamese companies that occupy these landmarks want to convey to the world? Low cost? High quality? Excellent service? Vietnamese dependability? Etc.? William Shakepeare’s infamous opening phrase in Hamlet, “To be or not to be, that is the question” seems fitting for companies who need to know how to design their workplace to reflect their organization’s vision of the future.