• Covid-19
Thanh niên, Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online
  • VietChallenge
    • VietChallenge năm 2016
    • VietChallenge năm 2017
    • VietChallenge năm 2018
    • VietChallenge năm 2019
    • VietChallenge năm 2020
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • April
  • 14
  • Suy nghĩ trong một khung cảnh cụ thể

Suy nghĩ trong một khung cảnh cụ thể

Nguyen Hien
14/04/2014 Comments Off on Suy nghĩ trong một khung cảnh cụ thể
kinh nghiệm

Chào các bạn,

Suy nghĩ trong một khung cảnh cụ thể (thinking within a context) là một kỹ năng phân tích (analytical thinking) mà chỉ một ít người thuần thục, một số nhỏ khác thì làng nhàng, và rất đông có vẻ như không hề biết đến. Nhưng đây là kỹ năng quan trọng nhất cho suy tư chính xác và sắn bén. Suy tư trong một khung cảnh cụ thể không những giúp ta thấy vấn đề chính xác và rõ ràng, mà còn giữ tâm trí kỹ luật trong vấn đề đang được khảo sát, không bị “scattered brain” (bộ óc rời rã, chạy lung tung từ quả cam, đến bom nguyên tử, đến Thái Bình Dương, đến sa mạc Sahara… chẳng đâu vào đâu cả).

Dùng một tai nạn đụng xe giản dị làm thí dụ. Xe vận tải cán chết một nữ sinh đi xe đạp. Khách bàng quan thẩm bình:

1. “Mấy thằng tài xế xe vận tải chạy ẩu lắm.” Đây là “suy nghĩ theo nhãn hiệu” (labelism), chẳng ăn nhập gì tới khung cảnh cụ thể hiện tại. Đại đa số người trên thế giới suy nghĩ kiểu này. Đại đa số dân Việt, kể cả “trí thức” Việt, suy nghĩ kiểu này.

Cứ đọc các tài liệu có mùi chính trị do dân Việt ta, kể cả người “trí thức”, chuyển đến inbox của bạn hàng ngày thì biết ngay. Các thông tin mạ lị Trung quốc vừa vô lý vừa dốt, các thông tin chống nhà nước vừa giả vừa dốt… cứ được các “trí thức” chuyền tay nhau hàng ngày, không cả chớp mắt trước khi ấn nút forward. (Mình không nói về các thông tin chính xác và hợp l‎ý về các vấn đề này. Hiện tại ta đang nói đến thông tin rác mà thôi. Và lấy thí dụ liên hệ đến chính trị vì nó nhiều nhất và rõ nhất mỗi ngày, dễ thấy nhất. Thật ra ta có đủ loại rác, chứ không chỉ là rác chính trị.).

2. “Lái xe lớn tới chỗ đông người thì phải cẩn thận chớ!” Câu này bắt đầu sờ nhẹ đến khung cảnh một tí, nhưng chẳng ăn nhập gì vào chi tiết của vụ việc cả.

3. “Trời, con người ta còn nhỏ đẹp như vầy mà nó giết!” Chẳng ăn nhập đâu vào đâu hết.

4. “Tuần trước ở Ngã Bãy cũng một thằng tài xế vận tải y chang loại vận tải này cán chết một ông già đi xe ôm!” Chẳng ăn nhập gì tới chuyện này hết.

5. “Thằng tài xế có lỗi 100%. Tui thấy nó quỳ xuống bên cạnh con nhỏ lảm nhảm ‘Cho anh xin lỗi, cho anh xin lỗi.’”

Nói như vậy là “lấy câu này ra khỏi khung cảnh cụ thể” (taking the statement out of context). “Cho anh xin lỗi” chưa chắc vì người ta có lỗi, mà có thể chỉ vì người ta buồn.

Suy nghĩ trong khung cảnh cụ thể là phải biết xe vận tải đang đi thế nào, từ hướng nào về hướng nào, vận tốc bao nhiêu, có vượt đèn đỏ không, tài xế có say không… một lô câu hỏi tương tự cũng có cho người xe đạp… rồi hai xe làm sao mà va nhau, phản ứng của tài xế lúc đó thế nào… sau tai nạn anh ta làm gì, nói gì…. Tất cả những chi tiết của khung cảnh cụ thể phải được nắm vững, rồi các câu nói như câu xin lỗi của người tài xế, phải được hiểu trong khung cảnh đó, mới có thể đến kết luận cuối cùng là ai phải ai trái ra sao.

Vấn đề chỉ giản dị thế thôi, nhưng ít ra là 80 phần trăm số người trên thế giới không nắm được. Đọc các tranh luận trên Internet hay báo chí thì thấy, một người viết về một vấn đề, người kia tranh cãi bằng cách lấy một câu nói ra khỏi bài, để diễn giải nó “bên ngoài khung cảnh” (hoặc “bên ngoài ngữ cảnh” vì đây là từ ngữ), cho nên ông nói gà bà hiểu vịt, tất cả mọi bàn luận đều chết cứng và trở thành hỗn độn ngay lập tức. Và đương nhiên những người tranh luận thường xuyên trên Internet, đa số là “trí thức”.

Ta phải dùng từ “trí thức” trong ngoặc ở đây, không phải là châm biếm, mà là nhắc nhở rằng “Đã là trí thức thì ta cần học cách suy nghĩ nói năng chính xác một tí. Nếu các kỹ năng suy tư căn bản mà ta còn không nắm vững được, thì làm sao có thể là trí thức được? Võ sư mà không biết đấm, sao gọi là võ sư?”

Nếu chúng ta tập giữ kỹ luật suy nghĩ trong khung cảnh thực tế thì đương nhiên là ta sẽ:

1. Nhìn mỗi vấn đề rất rõ ràng (không bị thành kiến chi phối),

2. Không suy tư theo kiểu nhãn hiệu “Công giáo là tồi, Phật giáo là dốt, Trung quốc là tồi, Đảng ta là đúng, phản động là sai, Hàn thì tốt, Nhật thì kiêu….” Suy tư theo kiểu nhãn hiệu thì không cần phải đi học. Cứ lấy một câu như câu trong ngoặc kép trên, cho mấy đứa con nít học thuộc lòng, chúng nó sẽ áp dụng tư duy nhãn hiệu không thua gì các tiến sĩ mà tư duy kiểu nhãn hiệu. (Đó là tại sao trẻ em là thành phần chủ lực trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông, và Cách Mạng Đỏ của Polpot và Khmer Rouge. Các đại đồ tể của thế giới thích mọi người tư duy theo kiểu nhãn hiệu).

3. Không có nhãn hiệu cho chính mình. Ví dụ: Hôm qua anh nói nhà nước quản lý thành công tốt, hôm nay anh chê nhà nước quản l‎ý tồi, vậy anh chống nhà nước hay ủng hộ nhà nước? Anh ba phải hay bốn phải?

À…à… hôm qua tôi nói chuyện nhà nước giữ được kinh tế phát triển với tỉ số cao liên tục trong hơn một thập niên, đó là quản l‎ý tốt. Hôm nay tôi nói nhà nước không làm giảm tham nhũng “một cách thấy được” trong hơn một thập niên, đó là quản l‎ý tồi. Tôi chẳng chống nhà nước, chẳng ủng hộ nhà nước. Tùy chuyện mà nói tốt hay xấu, đúng hay sai, mà thôi. Và như vậy thì chắc là “trăm nghìn phải” chứ chẳng là ba bốn phải.

Các bạn ạ, suy tư trong một khung cảnh cụ thể (thinking within the context) là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, nếu không là kỹ năng duy nhất, của tư duy phân tích (analytical thinking). Và dân Annamít ta cực kỳ, cực kỳ, cực kỳ yếu môn này. Cũng chính vì đó mà kỹ năng phân tích của sinh viên và trí thức Việt rất yếu. Điều này hệ trọng đến tương lai đất nước. Trí thức mà yếu khả năng tư duy thì lấy ai hướng dẫn nước nhà?

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,
Hoành

Bài liên hệ: Chủ nghĩa nhãn hiệu, “Thuộc về” nhóm nào?

© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Post navigation

Ảnh dự thi “Hoa Anh Đào – DC 2014”- P4
Nữ sinh được nhận vào 9 đại học lớn ở Mỹ

Related Articles

HỘI THANH NIÊN SINH VIÊN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG

Minh Uong
08/12/2020 No Comments
tieudiemnoibat VTNM8

Tổng Kết Chương Trình Vòng Tay Nước Mỹ 8 – “Sát Cánh Bay Cao”

Minh Uong
12/10/202013/10/2020 No Comments
tieudiemnoibat vietchallenge

Sáu (6) công ty khởi nghiệp xuất sắc đã sẵn sàng cho Chung kết VietChallenge 2020

Minh Uong
30/09/202001/10/2020 No Comments

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • HỘI THANH NIÊN SINH VIÊN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG
  • Tổng Kết Chương Trình Vòng Tay Nước Mỹ 8 – “Sát Cánh Bay Cao”
  • Thông báo kết quả cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ 8
  • BV-04 Bài dự thi HTNM8 “21 năm tuổi Việt + 10 năm tuổi Mỹ và 13 người sống chung một nhà.”
  • TV-01 Bài dự thi HTNM8 “One Earth – One Effort”
  • BV-03 Bài dự thi HTNM8 “Hạnh phúc đáng giá bao nhiêu?”
  • Sáu (6) công ty khởi nghiệp xuất sắc đã sẵn sàng cho Chung kết VietChallenge 2020
  • GS. TRƯƠNG NGUYỆN THÀNH chia sẻ Công trình nghiên cứu khoa học về Covid-19 cùng VIETNAMESE CHEMICAL ASSOCIATION
  • BV-02 Bài dự thi HTNM8
  • BV-01 Bài dự thi HTNM8 “Đi tìm nỗi cô đơn”

Vòng Tay Nước Mỹ 8 năm 2020

Tổng Kết Chương Trình Vòng Tay Nước Mỹ 8 – “Sát Cánh Bay Cao” tieudiemnoibat VTNM8

Tổng Kết Chương Trình Vòng Tay Nước Mỹ 8 – “Sát Cánh Bay Cao”

Minh Uong
12/10/202013/10/2020 No Comments

Bài viết: Minh Phương, Quân Diệu, Thu Uyên, Minh Hạnh, Hồng NhungHình ảnh: Bảo Bảo, Cảnh Toàn, Hồng Phú Sau...

Thông báo kết quả cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ 8

Thông báo kết quả cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ 8

11/10/202011/10/2020
BV-04 Bài dự thi HTNM8 “21 năm tuổi Việt + 10 năm tuổi Mỹ và 13 người sống chung một nhà.”

BV-04 Bài dự thi HTNM8 “21 năm tuổi Việt + 10 năm tuổi Mỹ và 13 người sống chung một nhà.”

04/10/202011/10/2020
TV-01 Bài dự thi HTNM8 “One Earth – One Effort”

TV-01 Bài dự thi HTNM8 “One Earth – One Effort”

03/10/202004/10/2020

Hành trình Nước Mỹ 8 năm 2020

Thông báo kết quả cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ 8 HTNM8 tieudiemnoibat

Thông báo kết quả cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ 8

Minh Uong
11/10/202011/10/2020 No Comments

Thân gửi các anh/chị và các bạn, Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ lần thứ 8 năm 2020, chủ đề...

BV-04 Bài dự thi HTNM8 “21 năm tuổi Việt + 10 năm tuổi Mỹ và 13 người sống chung một nhà.”

BV-04 Bài dự thi HTNM8 “21 năm tuổi Việt + 10 năm tuổi Mỹ và 13 người sống chung một nhà.”

04/10/202011/10/2020
TV-01 Bài dự thi HTNM8 “One Earth – One Effort”

TV-01 Bài dự thi HTNM8 “One Earth – One Effort”

03/10/202004/10/2020
BV-03 Bài dự thi HTNM8 “Hạnh phúc đáng giá bao nhiêu?”

BV-03 Bài dự thi HTNM8 “Hạnh phúc đáng giá bao nhiêu?”

02/10/202011/10/2020

Calendar

April 2014
M T W T F S S
« Mar   May »
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930  

Quảng cáo Cuối bài viết

VietnamAirlines

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes