• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • April
  • 23
  • Những người trẻ bạc nhược, ốc Mượn Thân

Những người trẻ bạc nhược, ốc Mượn Thân

sinhvienusa2013
23/04/201422/04/2014 Comments Off on Những người trẻ bạc nhược, ốc Mượn Thân

Khi con ốc nói: “Tôi đã cố để mình không còn là người Việt nữa, giờ tôi đã toại nguyện.” Đồng cảm và chia sẻ sự xấu hổ của bạn với những sự kiện gần đây nhưng đến mức “muốn từ bỏ gốc gác, phủ nhận cội nguồn của chính mình” thì không khác một con tôm đang đi tìm một vỏ tạm khác để sống ký sinh. Bạn có quyền rời bỏ đất nước và cả quốc tịch để tìm đến nơi bạn cho rằng tốt hơn nhưng không bao giờ có thể từ bỏ được dòng máu của mình. Câu nói trên thể hiện bi kịch chung của những người trẻ non nớt vừa bước ra khỏi quê hương đang xuống cấp về kinh tế và văn hóa của mình đến một nơi dễ chịu hơn. Nó thể hiện sự thất bại của bạn và bạn thất bại ngay trong việc thoát ra khỏi… sự thất bại, tóm lại theo ngôn ngữ triết học thì bạn… kém. Bạn chưa được toại nguyện đâu.

 

Tôi lại liên tưởng tới câu chuyện những người tự chặt ngón trỏ hay bắn vào chân để khỏi đi lính thời chiến, rất có thể nếu bạn sinh vào thời chiến, bạn sẽ ngồi góc phòng kêu gọi hòa bình và nguyền rủa cuộc chiến chống ngoại xâm. Có thể dễ hiểu hơn, là một thanh niên chưa chịu cai sữa, và ngay lập tức tìm đến bầu sữa khác ngay khi mẹ mình hết sữa.

Tôi cũng như bạn và nhiều người khác, thấy xấu hổ trước những gì diễn ra quanh đây đó nhưng nếu ước mong “cố để không còn là người Việt” thì tôi chia buồn với bạn, câu nói đó thể hiện bạn vẫn mang một tính xấu cố hữu của chúng ta “sự bạc nhược”.

Vì chiến tranh, loạn lạc, công việc hoặc đơn giản sở thích, nhiều người đã phải cư ngụ nước ngoài, có người còn chưa từng một lần trở về Việt Nam, họ có quyền tự hào mình là một công dân nước khác, nhưng họ luôn giữ chữ “gốc Việt” ngay bên cạnh khi nói về mình, dù có quá khứ đau thương hay căm ghét, họ không bỏ nó vì chưa nói đến đạo đức, bỏ nó là vô minh.

Đừng bao giờ nhầm lẫn giữa quốc tịch với gốc gác giống như nhiều người đã và đang vô tình nhầm lẫn giữa đảng phái và tổ quốc (hoặc cố tình). Bức tường đã mục thì nên nhìn thấy những chỗ gãy nứt và trám lại nó bằng những gì có thể, đừng ngồi nguyền rủa cho nó sụp xuống đầu thằng khác và cảm thấy may là mình ở xa.

Nước Nhật Cũng Từng

Nước Nhật mà chúng ta khâm phục cũng có khoảng thời gian đầy cơ cực, tủi hổ vì mang tiếng phát động chiến tranh và thất bại cay đắng, kinh tế xuống cấp, tệ nạn tràn lan, họ cũng từng xấu hổ. Nhưng họ không từ bỏ gốc gác “người Nhật” đi mà họ hành động để lấy lại danh dự bằng cách khác.

Sau hai quả bom nguyên tử, dù Nhật đã tuyên bố đầu hàng và giải giáp vũ khí, họ bất lực nhìn quân đội Liên Xô chớp nhoáng đổ bộ đảo, dẫn giải theo hàng vạn thanh niên trai tráng của mình lên vùng Siberi, đến nay nhiều người đã chết, có người sống trong nghèo khổ và chưa từng biết là nước Nhật giờ đã lột xác đến vầy. Khi gặp những phóng viên trẻ từ Nhật, cụ già khóc nấc thừa nhận đã quên hầu hết tiếng Nhật, hai đồng bào đã cần người phiên dịch cho những câu chuyện thời nước Nhật đau thương. Để thấy mỗi đất nước có một vị trí địa lý, một thời kỳ lịch sử của riêng mình, đều có niềm tủi hổ và tự hào của họ. Họ có thể bỏ xứ ra đi nhưng họ không thể thay dòng máu chảy trong mình. Bạn không thể được chấp nhận ở một cộng đồng khác nếu bạn đã phủ nhận cộng đồng nơi bạn sinh ra. Nếu muốn học gì ở họ, hãy học cách họ đã lấy lại danh dự.

Chọn Bạn Mà Chơi, Cái Hay Thì Học

Bạn nói nhục nhã khi bị bạn bè Hàn Quốc, Đài Loan cười hô hố khi nói về sự rẻ rúng của cô dâu Việt, tôi cũng thấy nhục như bạn với tư cách đàn ông Việt, nhưng nếu họ cười hô hố vào sự “hèn thấp của phụ nữ Việt” thì tôi nghĩ bạn phải biết cách dạy lại cho họ bài học về đạo đức”. Họ đã cưới những cô gái, không cần biết bằng cách nào, bản chất ra sao thì họ phải có đủ văn minh để chấp nhận những người ấy hòa nhập vào cộng đồng, những người không thể nghĩ như vậy, không cần để tâm.

Nếu bạn làm kinh doanh thì bạn sẽ thiệt thòi vì cái gốc Việt Nam, nhưng bạn là sinh viên, bạn bỏ tiền ra để học và hòa nhập, bạn có quyền chọn bạn trên tiêu chuẩn đạo đức.

Tôi có nhiều bạn người Nhật, Hàn, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Brazil, chúng tôi đôi khi cũng nói về những vấn đề tương tự nhưng họ chưa bao giờ dám cười khốn nạn, dù đôi khi tôi vẫn ghi nhận quan điểm thẳng thắn của họ về xã hội Việt Nam. Vì tôi chọn bạn trên tiêu chuẩn khác và tôi chơi đẹp với những người chơi đẹp với tôi. Ngày tôi bỏ việc làm thêm ở một cửa hàng nhỏ trong ga tàu điện, có người Nhật mừng vì điều đó và có những người rơm rớm nước mắt. Để thấy người tốt họ sẽ nhìn nhận công tâm. Ở một mức độ, họ căm ghét hay yêu thương tôi vì tôi cư xử với họ ra sao, tôi là ai, chứ không phải tôi đến từ đâu.

Tôi không định viết về những việc mà báo chí và dư luận đã lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng vì chính bạn nói “bạn cần phản biện từ những người đang ở nước ngoài”, với tư cách một người cũng ở Nhật tôi viết vì bạn vẫn biết lo lắng cho cái chung và đáng thương hơn. Tôi cũng đã không định viết theo cách này vì chúng ta sống trong một xã hội đơn nguyên và dư luận chạy theo tâm lý đám đông, không suy nghĩ đa chiều, luôn thái quá, đả kích đến cùng triệt, hoặc tự ái đến mù quáng. Đứng trên góc độ nào cũng là thầy bói xem voi cả.

Có nhiều điều bạn viết ở trên tôi đồng tình, nhất là ở điểm chúng ta luôn tự ái và vỗ ngực tự hào với những thứ rỗng tuếch tẻ nhạt, hay nổi đóa lên khi người ta góp ý về cái xấu của mình.

Tôi cũng nhắn gửi tới những bạn đã từng vào Facebook của Bill Gates hay những bạn kéo nhau tràn ngập diễn đàn mạng để thể hiện “tôi tự hào khi là người Việt”, các bạn không cần phải nói ra đâu, “con trâu nó biết tự hào về cái chuồng của nó”. Hãy nghĩ xem nên làm gì để họ tôn trọng bạn. Hãy ở tư thế để người nước ngoài nói rằng: “Tôi tự hào khi có một người bạn Việt Nam”

Chúng ta đều thấy xấu hổ với những gì đã diễn ra nhưng phải sửa nó chứ không phải chối bỏ nó theo cách ấy, ngẩng cao đầu làm những việc ngay thẳng. Người cho mình hèn kém thì sẽ làm những việc hèn kém, và sẽ chẳng thể thành trong chuyện gì. Sửa ngay từ cái sự “bạc nhược” trong tâm lý. Dù vẫn biết chúng ta sẽ cần thời gian dài để thay đổi điều đó.

Lỗi Không Phải Ở Hai Chữ “Người Việt”

Liệu chúng ta có bao giờ nghĩ bởi cái gì, cơ chế nào khiến những đồng bào hậu duệ của tướng Giáp lại bị trở nên hèn kém trong mắt người nước ngoài? Con cháu của O du kích nhỏ tự hào đánh bại những cường quốc mạnh nhất, lại bị nhốt trong xà lim vì vài cái đồ lặt vặt? Một dân tộc tự hào bốn ngàn năm văn hiến có những đứa con đi làm trò khỉ trong siêu thị người ta? Một đất nước tự hào với lòng bác ái, hiếu khách, ưa chuộng hòa bình mà chặt chém, cướp bóc khách du lịch? Lỗi không phải vì chúng ta sinh ra là người Việt, lỗi liệu có phải ở cái hệ thống chúng ta đang loay hoay lắp ghép, sửa chữa?

Nếu có người nước ngoài hỏi tôi về dịch sởi hay về trật tự xã hội, tôi sẽ cảm thấy mình bạc nhược hơn, vì tôi là một thành viên của một xã hội mà người ta có thể xử tử tại chỗ những kẻ ăn trộm chó nhưng bất lực, thậm chí coi nhẹ cái chết hàng vạn người mỗi tháng trên đường, hàng trăm trẻ em chết vì một căn bệnh mà ở họ không thể chấp nhận con số đó, ở một xã hội mà chúng ta không thể hạ xuống một người chúng ta đã gián tiếp bầu lên.

 

(bài viết phản biện về bài viết “Nổi khổ khi là người Việt” của Yamano)

Tác giả : Hải Kin / VNStatus

Post navigation

Photocopy tài liệu học tập có vi phạm bản quyền?
Thông báo từ BTC Cuộc Thi Hoa Anh Đào 2014.

Related Articles

tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

Ngân Anh
01/02/202301/02/2023 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

April 2014
M T W T F S S
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930  
« Mar   May »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes