• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • July
  • 2
  • Quan chức có cần giỏi ngoại ngữ?

Quan chức có cần giỏi ngoại ngữ?

Kap Thanh Long
02/07/2014 Comments Off on Quan chức có cần giỏi ngoại ngữ?

“Biết ngoại ngữ dù chỉ chút ít sẽ giúp ta phát âm tên đối tác chính xác hơn, tránh được chuyện làm họ phật lòng khi thấy tên mình bị biến tướng quá đáng.

Tháng trước, công chúng được phen  xôn xao vì bản dự thảo quy chế của cơ quan nọ, có yêu cầu về “chuẩn ngoại ngữ”. Chuyện khiến tôi không khỏi nhớ đến một câu chuyên cười phổ biến trong giới sinh viên khối kinh tế vài năm về trước.

Một vị khách bước vào gian hàng bán chim cảnh, thấy có rất nhiều lồng vẹt với đủ màu sắc, giống loài, tư thế… vui mắt. Ông chủ ra chào, thông báo cửa hàng của ông có đủ mọi loại vẹt rất thông thái. Khách chỉ vào một con vẹt trông nghiêm trang, sạch sẽ, hỏi: “Thế con này biết làm gì? Giá bao nhiêu?” Ông chủ trả lời: “Con này tốt nghiệp ĐH A, biết kế toán và vi tính, có thể lên kế hoạch kinh doanh bài bản, giá 5tr”.

Khách lại chỉ vào một con vẹt khác trông màu mè, cảnh vè hơn đôi chút, hỏi “Thế con này thì sao?”. Ông chủ nói: “Ấy con này có bằng ĐH B, không những biết biết kế toán và vi tính mà còn có thể chào khách bằng tiếng Anh đấy. Giá những 10tr cơ”. 

ngoại ngữ, thứ trưởng, chuyên môn, tư duy
“Người lãnh đạo cần biết ngoại ngữ, tiếng Anh là tốt nhấtvì đó là ngôn ngữ giao tiếp phổ biến nhất trên thế giới. Nếu không thì ít nhấtcũng nên biết 1 trong 5 ngoại ngữ Bộ quy định vì ngoại ngữ không chỉ là chìakhóa mở cửa vào một nền văn hóa khác mà còn dạy ta một cách tư duy khác”

Học chữ thánh hiền để làm quan

Chuyện “ngụ ngôn hiện đại” là như vậy. Nhưng lật lại câu chuyện học ngoại ngữ của cán bộ, công chức nhà nước ta thì phải nói là lúc nào, ở đâu học thứ tiếng gì thì mỗi thời lại mỗi khác. Xin điểm qua dưới đây.

Trước khi người Pháp vào VN, ngoại ngữ bắt buộc là chữ Nho. Trong thứ bậc xã hội là “Sĩ, Nông, Công, Thương”, “Sĩ” luôn đứng hàng đầu với tiêu chuẩn phải am hiểu chữ thánh hiền là chữ Hán để còn thi đỗ làm quan.

Nhưng đến đầu những năm 1930, khi người Pháp chính thức đô hộ Việt nam thì các ông đồ phải “Vứt bút lông đi, giắt bút chì”, chuyển sang học tiếng Pháp. Nhà văn Nguyễn Công Hoan từng kể, bà nội ông nghe ông ê a học tiếng Pháp đã cấm tiệt học cái thứ tiếng vô học, thô tục ấy, chữ thánh hiền không học mà toàn những “bố cu” (beaucoup – rất) với “đít cua (discours – diễn văn). Nhưng tiếng Pháp thời ấy là con đường để học sinh sau khi tốt nghiệp được làm thấy ký, thông ngôn, ông phán… với thu nhập khá hơn. Với trí thức, tiếng Pháp cũng là ngôn ngữ không thể thiếu để tiếp thu những kiến thức khoa học mới mẻ theo làn sóng Âu hóa tràn vào Việt Nam. Vì vậy quan chức và trí thức thời đó đều thành thạo tiếng Pháp.

Nhờ đó họ đã tiếp thu được thành tựu văn minh phương Tây và đã có một số công trình đáng kể để lại cho con cháu đời sau. Những cái tên như Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Tôn Thất Tùng, Nguyễn tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Khái Hưng, Thạch Lam… đều là những trí thức trưởng thành trong thời gian này và đều đã có những đóng góp đáng kể cho kho tàng tri thức Việt Nam.

Sau năm 1954, tiếng Nga trở thành ngoại ngữ phổ biến nhất ở Việt Nam. Hàng năm có hàng ngàn người được cử đi đào tạo tại các nước XHCN, mà chủ yếu là đi Nga.

Các kỹ sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ được đào tạo trong thời gian này đã là nòng cốt trong các trường Đại học, các Viện Nghiên cứu và cả các cơ quan bộ ngành từ Trung ương đến địa phương.

Tiếng Nga đã trở thành ngôn ngữ của khoa học đối với người dân Việt lúc ấy, như một câu châm ngôn vui của giới lưu học sinh: “Tiếng Nga là ngôn ngữ của KH, tiếng Pháp là ngôn ngữ ngoại giao, tiếng Italia là ngôn ngữ của âm nhạc, tiếng Anh là ngôn ngữ của thương mại còn tiếng Đức là tiếng để nói với kẻ thù”. Do mối quan hệ về ý thức hệ với « anh cả trong khối XHCN » việc biết tiếng Nga đã trở thành bắt buộc.

Sau tiếng Anh là gì?

Kể từ khi Nhà nước tiến hành chính sách mở cửa thì tiếng Anh trở nên đắt hàng, người biết tiếng Nga lại sa vào hoàn cảnh ế ẩm như các ông đồ thời xưa. Lý do là vì sau Đổi mới, các ngành khoa học tự nhiên (là những ngành Liên Xô cũ và Nga sau này có chút thế mạnh) ít người theo học mà sinh viên chỉ đổ xô vào các ngành kinh tế, tài chính… là những ngành thuộc thế mạnh của phương Tây. Người Việt luôn quá tả, thành ra với các bậc bố mẹ, tiếng Anh trở thành chìa khóa mở cửa thiên đường cho con cái họ.

Phụ huynh sẵn sàng đầu tư hàng triệu đồng/tháng để cho những đứa trẻ còn chưa sõi tiếng Việt đi học tiếng Anh. Vốn không hiểu hệ thống thi cử của nước ngoài, họ yên trí những chứng chỉ TOEFL hay IELTS là bằng chứng tối thượng về khả năng của con cái họ mà không biết với hầu hết nghề nghiệp, ngoại ngữ chỉ là phương tiện, không phải là chuyên môn. Hơn nữa, những chứng chỉ ấy chỉ chứng mình sự lưu loát tương đối của người thi, không  bảo đảm khả năng viết hay tư duy của con cái họ.

Nguy hại hơn nữa là trẻ con cứ tưởng mình có cái chứng chỉ ấy là nhất rồi nên nếu điểm học các môn khác mà kém là tại giáo viên chứ không phải tại mình. Thành ra làm người Việt, sống trên đất Việt mà một bộ phận không nhỏ người Việt chỉ biết đánh giá người khác qua khả năng sử dụng tiếng Anh!

Chắc cũng vì ý thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ nên mới có chuyện đưa ra tiêu chuẩn phải biết ngoại ngữ, bên cạnh những tiêu chuẩn như Yêu nước, không tham nhũng…

Theo quan điểm của tôi, thế kỷ 21 là thế kỷ của hội nhập, của kinh tế tri thức nên người lãnh đạo cần biết ngoại ngữ, tiếng Anh là tốt nhất vì đó là ngôn ngữ giao tiếp phổ biến nhất trên thế giới. Nếu không thì ít nhất cũng nên biết 1 trong 5 ngoại ngữ Bộ quy định vì ngoại ngữ không chỉ là chìa khóa mở cửa vào một nền văn hóa khác mà còn dạy ta một cách tư duy khác. Ví dụ biết tiếng Anh ta sẽ thấy họ tư duy bình đẳng hơn các nước khác, không cần quá cầu kỳ trong cách xưng hô; tiếng Trung Quốc lại cho thấy tư duy tượng hình về đời sống… Biết ngoại ngữ dù chỉ chút ít sẽ giúp ta phát âm tên đối tác chính xác hơn, tránh được chuyện làm họ phật lòng khi thấy tên mình bị biến tướng quá đáng.

Như Phó TT Vũ Khoan đã nói, “phiên dịch là cầu nối với các nước khác. Nếu cái cầu ấy ọp ẹp, bấp bênh, ván lát rơi ra thì quan hệ quốc tế có thể “thụt chân” chứ chẳng chơi“[1]. Vì vậy, người học ngoại ngữ sẽ có tư duy cởi mở, dễ thông cảm và hợp tác với người khác tốt hơn. Chưa kể việc biết ngoại ngữ sẽ giúp ta bớt phụ thuộc vào người phiên dịch.

Từ kinh nghiệm bản thân, 100% những trường hợp phải dùng phiên dịch đều tìm thấy có sự khác biệt giữa ý của tác giả và bản dịch. Vì vậy, đã có câu “Dịch là diệt”, muốn chất lượng công việc đảm bảo lãnh đạo có thể dùng phiên dịch nhưng cần có khả năng kiểm tra lại trình độ và tính chuyên nghiệp của phiên dịch đó, tức là cần có kiến thức ngoại ngữ nhất định.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh Việt Nam mới hội nhập và việc dạy ngoại ngữ của nhà trường còn khá hạn chế. Hệ quả là học sinh (HS) học hết phổ thông không nói được, người khác nói cũng… không hiểu gì.

Các quan chức lại trưởng thành từ thời bao cấp nên cần có một lộ trình tái đào tạo và bổ nhiệm phù hợp. Bộ Nội vụ có thể  buộc cán bộ muốn được bổ nhiệm phải có TOEIC đạt trình độ tương ứng với cấp bậc (nên theo chuẩn của quốc tế vì sẽ khách quan hơn và nên theo chuẩn TOEIC hơn là TOEFL hay IELTs vì đây là chuẩn ngoại ngữ cho người làm việc). Nếu được như vậy, tương lai các quan chức VN có thể đàng hoàng giao tiếp với quan chức năm châu không còn xa nữa và góp phần nâng cao vị thế VN trên trường quốc tế.

Theo Vietnamnet

Post navigation

Đối mặt với ‘’sốc văn hoá’’ khi đi du học
Giáo dục đẳng cấp thế giới

Related Articles

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments

Phụ nữ có đang tự giới hạn bản thân mình?

Khanh Ly
10/03/202210/03/2022 No Comments

Chống ‘Côvy’, du học sinh Việt hoạt động, kết nối nhộn nhịp trên mạng

Phương Uyên
29/01/202229/01/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

July 2014
M T W T F S S
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031  
« Jun   Aug »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes