Fulbright – một trong những học bổng vô cùng danh giá của chính phủ Hoa Kỳ dành cho sinh viên quốc tế trong đó có Việt Nam. Trong tháng 1 tới đây, học bổng toàn phần Fulbright sẽ chính thức tiếp nhận hồ sơ ứng viên để sang Mỹ du học thạc sĩ vào năm 2016.
Hãy tự tạo cho mình cơ hội trở thành một Fulbrighter vì những lý do dưới đây:
1. Đây chính là thời điểm. Chương trình Học bổng Fulbright cho sinh viên Việt Nam cho năm học 2016 – 2017 đã chính thức lên sóng và sẵn sàng nhận ứng viên.
2. Fulbright là học bổng danh giá mà chỉ cần có “mác” Fulbrighter trong CV thôi thì cũng đủ oách trước mặt nhà tuyển dụng sau này rồi (trừ khi bạn có thiên hướng khởi nghiệp hoặc trở thành freelancer).
3. Trong tình hình mà người người đi du học, nhà nhà đi du học và đều trở về với một tấm bằng Thạc sĩ của nước ngoài, thì đi Mỹ học Thạc sĩ miễn phí chẳng phải là một con đường không quá tồi?
4. Từ 1992 trở lại đây, đã có hơn 500 sinh viên Việt Nam đi Mỹ học với chương trình này, và trở thành thành viên của mạng lưới cựu Fulbrighter có thể sẽ giúp ích bạn sau này.
5. Có từ 20 đến 25 học bổng toàn phần được cấp mỗi năm, tức là chuyến đi này sẽ không “đơn độc” lắm đâu. Bi, đừng sợ!
6. Đây là một chương trình học bổng toàn phần, tức là trong quãng thời gian đi học bạn không phải đi làm thêm, chẳng phải xin tiền gia đình mà vẫn được vào học ở một trường nào đó siêu đắt đỏ ở Mỹ (với học phí 0 đồng – không thể oách hơn). Bạn thậm chí còn không phải băn khoăn cho vé máy bay đến và rời Mỹ. Dĩ nhiên là bảo hiểm sức khỏe cũng đã được bao gồm.
7. Điều kiện ứng tuyển chỉ có một vài dòng thôi, và mới đọc qua thì có vẻ cũng chẳng ghê gớm lắm. Này nhé: công dân Việt Nam, đã tốt nghiệp Đại học (thậm chí còn không ghi rõ yêu cầu xếp loại tốt nghiệp), đã có kinh nghiệm đi làm trong ít nhất hai năm ở thời điểm nộp đơn, và có TOEFL iBT 79 hoặc IELTS 6.5.
8. Các ngành học đã được gạch đầu dòng rõ ràng (đa số là các ngành trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn), cụ thể:
- Văn chương Mỹ (American Literature)
- Giáo dục (Education)
- Quản lý dự án/chương trình (Project/Program Management)
- Hoa Kỳ học (American Studies)
- Môi trường học (Environmental Studies)
- Tâm lý học (Psychology)
- Kinh tế nông nghiệp (Agricultural Economics)
- Quản lý công nghệ thông tin/ Hệ thống thông tin (Management of IT/Information system)
- Hành chính công (Public Administration)
- Nhân loại học (Anthropology)
- Báo chí (Journalism)
- Chính sách công (Public Policy)
- Kiến trúc (Arrchitecture)
- Ngôn ngữ/văn chương (ngoài Mỹ) (Language/Literature (non-U.S)
- Y tế công (Public Health)
- Nghệ thuật/Điện ảnh học (Art/Film Studies)
- Luật (Law)
- Social Work (Công tác Xã hội)
- Thương mại (mọi lĩnh vực) (Business (all fields)
- Library Science (Khoa học về Thư viện)
- Xã hội học (Sociology)
- Truyền thông (Communications)
- Đào tạo Ngôn ngữ (Linguistics/Language Teaching)
- Đô thị/ Quy hoạch (Urban/Community Planning)
- Phát triển học (Development Studies)
- Triết học (Philosophy)
- Phụ nữ/giới tính học (Women/Gender Studies)
- Kinh tế học (Economics)
- Khoa học chính trị (Political Science)
Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về từng lĩnh vực kể trên thì vẫn có thể đọc kỹ hơn tại đây. Và hãy liên hệ với văn phòng Fulbrigth nếu ngành bạn muốn học vắng mặt trong danh sách ưu tiên.
9. Bạn thậm chí còn chẳng tốn tiền phí bưu điện để nộp hồ sơ. Mọi ứng viên đều phải ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN ở đây. Và một “gói” hồ sơ ứng tuyển đầy đủ sẽ phải có:
- Đơn đăng ký
- Hai bài luận (mục đích học tập và bài tự luận cá nhân)
- Ba lá thư tiến cử
- Bảng điểm và bằng cấp
- TOEFL iBT và/hoặc là điểm IELTS
- CV (sơ yếu lí lịch)
10. Bởi vì Fulbright không giới hạn độ tuổi như một số chương trình học bổng khác. Và họ công bố (lý thuyết nhé) rằng các ứng viên sẽ được đánh giá dựa trên trình độ và tay nghề làm việc chứ không qua chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, xuất xứ, “đẳng cấp” Xã hội hay kể cả… định hướng giới tính của bạn. Tóm lại là họ không có chuyện bạn bị loại chỉ vì… quá đẹp trai!
11. Fulbright không hề giấu diếm công thức làm nên một ứng viên thành công. Trong thông báo chính thức của chương trình, họ ghi rõ rằng bạn chỉ cần rành mạch về định hướng tương lai, chi tiết về mục tiêu học tập và nhất là thể hiện được sự liên kết giữa hai điều trên. Tiềm năng lãnh đạo, nguyện vọng đóng góp những ảnh hưởng tích cực khi về nước, tỏ ra hào hứng với các hoạt động giáo dục và văn hóa Mỹ – Việt và sẵn sàng làm “đại sứ văn hóa Việt” trong quá trình du học sẽ giúp bạn thu phục được thiện cảm của người chấm tuyển. À, tất nhiên là bảng điểm cũng đừng bôi bác quá và phải thạo tiếng Anh nữa nhé!
12. Quan trọng nè – bạn có đến 4 tháng để chuẩn bị hồ sơ. Nhớ đừng gửi hồ sơ sau 5 giờ chiều, 15 tháng 4 năm 2015 (hôm đó rơi vào thứ sáu!) là được.
13. Hướng dẫn hồ sơ ứng tuyển đều nằm cả trong Fulbright Booklet.Hoặc nếu có lười biếng không muốn đọc hướng dẫn thì bạn vẫn có một lời chúc may mắn từ Hotcourses! Mạnh dạn ứng tuyển nhé! (Vì đằng nào thì bạn cũng không tốn tiền gửi hồ sơ mà!)
Thông tin liên lạc
- Những câu hỏi thường gặp
- Liên hệ Ms. Nguyen Thi Hanh, Trợ lý chương trình, ở số điện thoại (04) 3850-5089 hoặc email: nguyenHT4@state.gov.
- Các buổi hướng dẫn, giải đáp thắc mắc thông tin chương trình tại các tỉnh tại đây
Theo http://www.hotcourses.vn/
Xem bài gốc tại đây