• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
    • Vòng Tay Nước Mỹ 11 – Los Angeles Metropolitan Area
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • January
  • 15
  • Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa

Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa

Kap Thanh Long
15/01/2015 Comments Off on Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa

Ngày 19.1.1974, Trung Quốc xua quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (bấy giờ đang thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa). 40 năm sau, tháng 5.2014, Trung Quốc bất ngờ đưa giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép ở vùng biển Tri Tôn, Hoàng Sa. Sự xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của ngoại bang một lần nữa lại thổi bùng ngọn lửa yêu nước của toàn dân tộc, với lời hứa sắt son: Dù có bao nhiêu đời cũng quyết lấy lại Hoàng Sa.

Kỳ 1: Ước nguyện cuối cùng

Thế hệ trai tráng người Việt một thời chinh phục sóng gió và giữ Hoàng Sa trước ngày 19.1.1974 nay tuổi đa phần đã ngoài “thất thập”, già nua và ốm đau theo quy luật thời gian. Thế nhưng trong mỗi người vẫn chưa nguôi day dứt nỗi đau mất đảo và vẫn bùng cháy khát vọng trở lại Hoàng Sa.

Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm vùng biển VN và hung hăng uy hiếp tàu chấp pháp của VN vào tháng 5.2014 – Ảnh: Lê Quân chụp lại từ clip
Các tàu hộ tống Trung Quốc co cụm quanh giàn khoan Hải Dương-981 – Ảnh: Độc Lập
Đạn bắn hơn bão biển
Năm 2015, ông Nguyễn Văn Tấn bước sang tuổi 82 và tịnh dưỡng tại quê nhà làng Vĩnh Xương, xã Điền Môn (Thừa Thiên-Huế). Tuổi thanh xuân, ông đến với Hoàng Sa tình cờ khi cùng gia đình vào Đà Nẵng và được một đồng hương ở Nha khí tượng giới thiệu vào làm nhân viên tại đây.
Lúc ông Văn Tấn 39 tuổi thì ông có chuyến “thử sóng” đầu tiên. Tạm biệt vợ và 5 người con, ông cùng 3 đồng nghiệp khí tượng khác lên đường đi Hoàng Sa. Từ năm 1972 đến ngày 19.1.1974, khi Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo, tổng cộng ông đi Hoàng Sa 4 chuyến, mỗi chuyến 3 tháng làm việc.
Cùng ra Hoàng Sa chuyến cuối cùng với ông Văn Tấn là ông Tạ Hồng Tấn (81 tuổi, ngụ Sơn Trà, TP.Đà Nẵng). Ông Hồng Tấn cũng là người quen của Hoàng Sa vì từ năm 1963 ông đã thường xuyên vào ra nơi này.
Công việc của ông Hồng Tấn có phần phức tạp hơn khi mỗi ngày quan trắc 3 giờ/lần, lấy thông số sức gió, lượng mưa, độ ẩm rồi chuyển về đất liền. Còn ông Văn Tấn, giờ rảnh rỗi thì chăm sóc những luống rau để cải thiện bữa ăn.
“Sáng 19.1.1974, Trung Quốc đưa tàu chiến qua nhiều lắm, tôi chạy ra trên lầu thì thấy chúng rất đông. Trước đó một tuần, Trung Quốc cũng đã đưa tàu bè tác chiến rảo vô rảo ra, với ý dọa địa phương quân. Chúng tôi báo về đất liền, Nha khí tượng báo vào trong Sài Gòn, sau đó họ động viên chúng tôi yên tâm, cứ chuẩn bị sẽ cho tàu hoặc máy bay ra đón vô”, ông Văn Tấn kể lại.
Nhưng tàu và máy bay chưa thấy đâu thì sáng sớm 19.1.1974 – ông Văn Tấn nhớ rõ đó là ngày thứ bảy cuối cùng của năm cũ – mọi người đã nghe những tiếng pháo long trời lở đất từ tàu chiến của Trung Quốc bắn theo đường vòng cung trút xuống đảo.
“Tàu Trung Quốc bắn chặn trước và chặn sau đảo để bộ binh đổ bộ, hình như không cho chúng tôi chạy, nhưng đảo nhỏ thì chạy đường mô cho thấu, 4 anh em Nha khí tượng tay không nên chạy vô rừng bụi phía sau dãy nhà. Pháo bắn rát, chúng tôi tưởng cú này chết chắc rồi chứ sống chi nổi”, ông Văn Tấn nhớ lại.
Từ phải qua: Ông Tạ Hồng Tấn, ông Ngô Tấn Phát, ông Võ Như Dân (những nhân viên Nha khí tượng cũ từng ra Hoàng Sa) thăm phòng trưng bày các tư liệu lịch sử của UBND huyện đảo Hoàng Sa – Ảnh: Nguyễn Tú
Ông Hồng Tấn thì nhớ đạn pháo của Trung Quốc còn ghê gớm hơn trận bão biển kinh hoàng năm 1964 với những con sóng cao cả chục mét tưởng vùi lấp cả Hoàng Sa mà ông và đồng nghiệp đã từng trải qua.
Bất ngờ, mọi người nghe lính Trung Quốc phóng loa nói tiếng Việt lơ lớ, đọc vanh vách tên từng người còn trốn, dọa nếu không ra đầu hàng thì sẽ cho quân đi càn quét, châm xăng đốt trụi dãy rừng.
“Chúng vào dãy đồn trú địa phương quân và nhà khí tượng lấy tài liệu, hồ sơ của chúng tôi nên biết số lượng người trên đảo, nắm danh tính nên dễ dàng lùng bắt. Chúng còn cẩn thận kiểm đếm nhiều lần từ sáng đến tối cho đủ người rồi mới áp tải mọi người xuống tàu đưa về đảo Hải Nam. Sáng hôm sau, chúng tôi ngủ được 4 tiếng thì tiếp tục bị đưa đi suốt 1 ngày đến Quảng Đông và tống vào trại giam”, ông Văn Tấn ngậm ngùi.
Theo ông Hồng Tấn, sau khi bị bắt giam, nhiều lần cán bộ Trung Quốc qua phiên dịch nói với những người bị bắt rằng Hoàng Sa là của Trung Quốc nhưng bị Việt Nam chiếm, nay Trung Quốc lấy lại. Tuy nhiên, tất cả người Việt bị bắt đều cực lực phản đối việc này.
Lúc này ở nhà, vợ con ông Văn Tấn đều tưởng chồng, cha đã chết nên lập bàn thờ nghi ngút khói hương. Mãi 28 ngày sau ông Tấn được trao trả, Nha khí tượng bảo lãnh ông về Đà Nẵng thì cả gia đình mới gặp lại nhau trong ngậm ngùi.
“Cướp biển” lần nữa
Những ngày này, sức khỏe ông Văn Tấn không được tốt bởi cái lạnh thấu xương ở quê nhà. “Tiếc quá, năm này tôi yếu rồi nên không vào Đà Nẵng tham dự buổi gặp gỡ nhân chứng do UBND huyện đảo Hoàng Sa tổ chức thường niên vào ngày 19.1 tới đây”, giọng ông thoáng buồn.
Mỗi khi nhắc đến Hoàng Sa, ông già 82 tuổi này vẫn run giọng bởi chưa nguôi nỗi uất ức năm xưa. Điều ông đau xót nhất là Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch này khi ngay trong ngày mọi người bị bắt, Trung Quốc đã đưa người lên đảo cất nhà cửa, đưa tàu cá và ngư dân cùng ngư lưới cụ vào đảo sinh hoạt, ngụy tạo việc cư dân Trung Quốc đã sinh sống ở đây, trong khi mới vài tiếng trước, người Việt Nam vẫn đang quyết liệt bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa.
Đối với ông, sự kiện tháng 5.2014 Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, cách nam Tri Tôn 17 hải lý là hành động tính “cướp biển nước ta một lần nữa”.
“Họ lại âm mưu chiếm biển của ta trong khi món nợ cướp đảo năm xưa còn chưa trả, qua đó để thấy sự lộng hành của Trung Quốc trên biển Đông, tuy nhiên nước ta đã kiên trì đấu tranh, buộc giàn khoan phải rút về nước”, ông Văn Tấn nói.
“Tôi già rồi, cũng còn sống không bao lâu nữa, nhưng vẫn muốn kể những câu chuyện cho con cháu biết Hoàng Sa luôn luôn là của Việt Nam, để mong thế hệ trẻ giữ lửa rồi một ngày nào đó tụi nó sẽ lấy lại Hoàng Sa”, ông Văn Tấn tin tưởng.
Ông Nguyễn Văn Tấn kể lại câu chuyện Hoàng Sa với ông Dương Trung Quốc (phải) – Ảnh: Nguyễn Tú
Ông Trần Văn Sơn mong muốn được trở lại Hoàng Sa – Ảnh: Nguyễn Tú
Cùng bước qua tuổi “bát thập” như ông Văn Tấn, ông Hồng Tấn cũng đã già yếu, nhưng trí nhớ vẫn in đậm hình ảnh Hoàng Sa bởi 11 năm thường xuyên ra đây công tác. Ông còn nhớ rõ chuyến ra Hoàng Sa đầu tiên vào năm 1963, sau một đêm nghỉ ngơi, sáng hôm sau ông đã chạy ra hòn đá lớn trước đảo và khắc lên đó dòng chữ Tạ Hồng Tấn – Nha khí tượng – 1963 bên cạnh chằng chịt tên của những người Việt khác từng làm nhiệm vụ tại đó với niềm tự hào.
Ông Hồng Tấn chỉ có một ước nguyện, đó là được một lần nhìn lại tên mình đã khắc trên hòn đá ở đảo Hoàng Sa, như minh chứng của một thời tuổi trẻ cống hiến cho biển trời Tổ quốc. (còn tiếp)
Theo http://www.thanhnien.com.vn/
Xem bài gốc tại đây

 

 

Post navigation

7 công việc có lương từ 40 triệu đồng ở Việt Nam năm 2014
Doanh nghiệp Mỹ muốn đầu tư vào cảng Hòn Khoai ở Cà Mau

Related Articles

HỘI TNSVVN TẠI CALIFORNIA CHÍNH THỨC ĐĂNG CAI TỔ CHỨC VÒNG TAY NƯỚC MỸ 11

Tien Nguyen
29/05/202329/05/2023 No Comments
tieudiemnoibat

GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”

Ngân Anh
04/01/202304/01/2023 No Comments
Hội thảo trực tuyến

[Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”

Khanh Ly
26/10/202226/10/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • HỘI TNSVVN TẠI CALIFORNIA CHÍNH THỨC ĐĂNG CAI TỔ CHỨC VÒNG TAY NƯỚC MỸ 11
  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

January 2015
M T W T F S S
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031  
« Dec   Feb »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes