TS Trần Hữu Lộc (31 tuổi) – giảng viên, nghiên cứu trẻ của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM – từng nhận cùng lúc 3 suất học bổng tiến sĩ toàn phần của Mỹ, đồng thời là người phát hiện ra bệnh EMS/AHPNS trên tôm, đưa lại cho người nông dân hàng tỉ đồng vì khống chế được dịch bệnh này.
“Tôi là một Robinson”
Lộc sống ở thành phố nhưng đam mê những thứ liên quan tới…sản vật nước. Cơ duyên đến với nghiên cứu về tôm của anh từ nhỏ, khi gia đình đã sống cạnh Trường ĐH Nông lâm TP.HCM.
Sau khi tốt nghiệp THPT, anh quyết tâm thi vào ngôi trường này, đồng thời được giữ lại để giảng dạy, nghiên cứu.
Năm 2010, Trần Hữu Lộc nhận được nhiều học bổng toàn phần tiến sĩ của Mỹ, trong đó có học bổng chuyên ngành khoa học môi trường, vi sinh và bệnh học chuyên sâu về bệnh tôm tại Trường ĐH Tổng hợpArizona.
Trong thời gian học tiến sĩ tại Mỹ, ngành nuôi tôm của Việt Nam và các nước Đông Nam Á xuất hiện một dịch bệnh lạ chưa hề được ghi nhận, gây hậu quả rất nặng nề cho nghề nuôi.
Tại Mỹ, trong luận án nghiên cứu tiến sĩ của mình, Lộc, quyết định thực hiện đề tài tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục dịch bệnh này.
Để nghiên cứu, anh tự bỏ kinh phí đi khắp các vùng nuôi tôm ở Việt Nam và nhiều nước để lấy mẫu thí nghiệm, nghiên cứu.
“Tôi cảm giác mình như Robinson trên đảo hoang, phải xây dựng mọi thứ từ con số 0. Trước đó, biết ở Mỹ có giáo sư Don Ligntner nổi tiếng nghiên cứu về tôm, tôi mong ước rồi làm mọi cách được theo ông học bằng việc cố gắng chọn đúng trường, đúng thầy” – Lộc chia sẻ.
Sau gần 3 năm nghiên cứu (2013) Trần Hữu Lộc đã xác định được nguyên nhân gây cho tôm chết hàng loạt là do mắc phải bệnhEMS/AHPNS.
Nghiên cứu này sau đó được giả công bố chính thức trên tạp chí chuyên ngành hàng đầu về lĩnh vực bệnh học Diseasis of Aquatic Organisms và được cả thế giới công nhận. Đây được xem là nghiên cứu táo bạo, có đóng góp rất lớn cho ngành nuôi tôm thế giới.
Cũng trong năm này, anh đồng thời bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Mỹ và tham gia giảng dạy tại Trường ĐH Tổnghợp Arizona.
Người tiến sĩ trẻ lúc này còn thamgia các khóa huấn luyện và tổ chức các hội thảo chuyên môn tại Mỹ, Mexico, Đức,Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Ecuador, Panama, Áo, Pháp, Nhật viết các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc về chuyên môn, tham gia phát biểu tại các hội nghị, hội thảo chuyên môn tiêu biểu trên thế giới… đồng thời là cố vấn quốc tế của các tổ chức như: FAO, NACA, GAA.
Một quyết định bất ngờ xảy ra, từ chối cơ hội làm việc ở Mỹ, cuối năm 2013, Trần Hữu Lộc về nước, công tác tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM và tiếp tục thực hiện các dự án nghiên cứu về bệnh tôm với sự phối hợp cùng các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm thức đẩy sự phát triển của ngành khoa học về bệnh tôm cho Việt Nam.
“Tôi gặp không ít khó khăn vì ngoài kiến thức, khivề nước chỉ có valivà mấy bộ quần áo. Để có khuôn viên con nghiên cứu, mẹ tôi đã phải nhường vùng đất bà đang ở cho con. Khi bắt đầu xây phòng thí nghiệm do hệ thống lúc đầu chưa đồng bộ, cứ đổ nước vào, thả tôm vào là chúng bị chết ngay”.
Người tiến sĩ trẻ kể về việc ươm lứa tôm kháng bệnh đầu tiên thành công như từ con tôm bố mẹ, tìm ra thức ăn của chúng, cho con tôm ấu trùng ăn gì để khỏe mạnh, quá trình ươm con ấu trùng ra sao để được con tôm giống, kháng bệnh cho tôm.
Cùng với việc giảng dạy, nghiên cứu,Lộc sử dụng mỗi quan hệ vận động các doanh nghiệp, tự đúng ra tổ chức hội thảo truyền đạt kinh nghiệm cho người nuôi tôm tránh khỏi bệnh dịch.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, Lộc đã phối hợp với các tỉnh, thành thực hiện hơn 20 hội thảo nông dân, hàng chục chương trình truyền hình thực tế cho hàng ngàn lượt nông dân nuôi tôm, tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bà con về nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm bền vững để khốngchế dịch bệnh trên tôm.
“Nghề nghiệp của tôi đòi hỏi phải đi tận nơi, tìm hiểu vấn đề đúng sai chỗ nào để chỉ mọi người làm việc cho đúng. Tôi học được nhiều cái từ người nông dân của mình, họ rất siêng năng, chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu, động não, tìm tòi, xông xáo” – người được nông dân đặt cho cái tên trìu mến“tiến sĩ Tôm” chia sẻ.
Trăn trở của người tiến sĩ trẻ
Bảo vệ thành công luận án tiến sĩở nước ngoài khi tuổi đời còn trẻ, có nghiên cứu xuất sắc về bệnh tôm được thế giới công nhận, tự tay gây dựng cho mình một trung tâm nghiên cứu riêng ở Việt Nam, tiến sĩ Lộc bộc bạch anh không muốn nổi tiếng, ganh đua, chức tước vì rất sợ bị so sánh và cho rằng những việc đã làm được là do “ăn may”.
“Mỗi khi nghe người ta nói “Việt Nam có hàng chục ngàn tiến sĩ”, tôi thấy tội nghiệp cho giới anh em trí thức khi luôn bị so sánh là không làm được chuyện gì, còn những nghiên cứu phát minh đều do nông dân làm ra” -Lộc bộc bạch.
“Khi trình độ phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật ở Việt Nam còn bước chậm và chập chững, mong mọi người đừng nghĩ tiến sĩ nghĩa là “biết tất cả”. Ở một góc độ nào đó trong giới khoa học, có bằng tiến sĩ chỉ là xóa mù chữ thôi” – anh chia sẻ.
“Tiến sĩ Tôm” cho rằng, người làm nghiên cứu khoa học cũng phải ngẫm lại mình.
Trong điều kiện hiện nay, không nên quan niệm “có bằng tiến sĩ thì nhà nước phải tạo điều kiện”, mà phải chịu khó, xông xáo, tiếp xúc với thực tế, gắn với thực tế, liên kết nhiều bên để xã hội hóa, tìm nguồn lực cho nghiên cứu. Nghiên cứu phải phục vụ sản xuất để người dân nghiên cứu khoa học là có ích. Khi đó, xã hội sẽ đổ nguồn lực cho nghiên cứu khoa học.
Người giảng viên cũng trăn trở trước chuyện “nở rộ” đại học, nhiều trường chạy đủ số lượng giảng viên, phải tuyển những người thầy đứng lớp hẹp kiến thức, gây hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến giới làm nghiên cứu khoa học.
“Xã hội không cần nhiều bằng đại học mà cần những người thợ giỏi, lành nghề, làm đúng việc, được việc” – anh kết luận.
Theo Việt Nam Net
Xem bài gốc tại đây