• Covid-19
Thanh niên, Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online
  • VietChallenge
    • VietChallenge năm 2016
    • VietChallenge năm 2017
    • VietChallenge năm 2018
    • VietChallenge năm 2019
    • VietChallenge năm 2020
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • March
  • 11
  • Phi thuyền Việt Nam thử nghiệm thành công vào không gian: Sánh ngang các nước phát triển

Phi thuyền Việt Nam thử nghiệm thành công vào không gian: Sánh ngang các nước phát triển

Luyen Nguyen
11/03/2015 No Comments

Các chuyên gia đầu ngành đánh giá, với thiết bị bay vào cận không gian của Phạm Gia Vinh, Việt Nam có thể sánh ngang các nước phát triển công nghệ này.

Đột phá trong nghiên cứu khoa học hàng không vũ trụ

Thông tin chàng trai Việt Phạm Gia Vinh chế tạo thành công phi thuyền bay vào không gian đã làm chấn động dư luận và giới khoa học Việt.

TS Vũ Quốc Huy, Phó trưởng Bộ môn Kỹ thuật Hàng không & Vũ trụ, Viện Cơ khí Động lực, ĐH Bách khoa Hà Nội đánh giá đây sẽ là một bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong nghiên cứu khoa học hàng không vũ trụ.

Theo TS Huy, trong 5 năm gần đây, việc nghiên cứu các thiết bị bay không người lái ở Việt Nam phát triển tương đối mạnh. Các sản phẩm trong nước đã có các tính năng kỹ thuật tiên tiến tiếp cận với trình độ khoa học của thế giới như khả năng bay hoàn toàn tự động theo định vị GPS, khả năng tránh vật cản, khả năng nhận diện và xử lý hình ảnh từ trên cao….

Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa có các khí cụ bay dân sự có thể đạt đến trần bay 30km. Nếu có thể sản xuất các khí cụ bay không người lái ở độ cao trên 30km, khoa học Việt Nam sẽ có đột phá trong nghiên cứu an ninh, quốc phòng.

Phạm Gia Vinh thường xuyên cập nhật những công nghệ mới của thế giới về máy bay không người lái

Độ cao 30km – 50km, thuộc tầng bình lưu, là tầng khí quyển rất ổn định và là điều kiện lý tưởng để có thể nghiên cứu được các hiện tượng khí tượng, biến đổi khí hậu cũng như nghiên cứu vũ trụ.

Hiện tại, để nghiên cứu khí tượng, Việt Nam thường dùng bóng thám không, tuy nhiên dạng bóng thám không này chỉ có kích thước nhỏ, đường kính khoảng vài mét, mang được tải trọng một vài kg.

“Như vậy, nếu có thể mang được khối lượng tới hàng trăm kg lên tới độ cao 30km, thiết bị của anh Vinh sẽ là một thành công đáng ghi nhận. Khả năng mang tải lớn như vậy sẽ cho phép thử nghiệm được các thiết bị cỡ lớn, ví dụ như các vệ tinh, ở môi trường cận vũ trụ”, TS Huy nói thêm.

Về mặt kỹ thuật, việc chế tạo và vận hành thiết bị bay không người lái đạt tới độ cao 30 km là một công nghệ không đơn giản. Trước hết là về công nghệ vật liệu, để lên được độ cao 30 km thì thiết bị bay phải bay qua tầng đối lưu của khí quyển, trong tầng khí quyển này nhiệt độ sẽ giảm dần đến mức thấp nhất là từ -50 0C đến -80 0C, phụ thuộc theo vĩ độ.

Thách thức lớn nhất nằm ở việc điều khiển thiết bị bay. Bài toán cần giải quyết ở đây là việc thiết bị liên tục tăng độ cao và phát nổ giống như bóng thám không. Để tránh hiện tượng này, cần có một thuật toán điều khiển phức tạp, nhất là khi việc điều khiển thiết bị thực hiện hoàn toàn ở dưới mặt đất, cách xa thiết bị hàng chục km.

Sản phẩm của Phạm Gia Vinh trưng bày tại Singapore có công nghệ hàng đầu thế giới

Hiện trên thế giới mới chỉ có một số quốc gia sở hữu công nghệ phát triển các khí cụ bay có trần bay trên 30km là Mỹ, Pháp, Nhật, Tây Ban Nha, Ấn Độ…

Lợi thế về giá thành sản phẩm

TS Huy đánh giá: “Việc có thể sản xuất các thiết bị bay không người lái có trần bay trên 30km sẽ là một bước tiến không nhỏ trong nghiên cứu về khoa học hàng không vũ trụ.

Về mặt kinh tế, nếu sản xuất được trong nước, thiết bị này chắc chắn sẽ có giá thành thấp hơn so với sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Việt Nam nếu sở hữu được công trình này sẽ cạnh tranh được với nhiều nước có nền công nghệ hàng đầu thế giới”.

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vũ trụ (Chương trình Khoa học Công nghệ về Công nghệ Vũ trụ được bắt đầu từ năm 2008). Khí cụ bay có trần bay trên 30 km sẽ là một thiết bị hỗ trợ hữu hiệu cho các nghiên cứu liên quan đến công nghệ vũ trụ của Việt Nam.

Một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không – vũ trụ cho biết, dù tác giả công trình chưa công bố những số liệu cần thiết để giới chuyên gia có thể đánh giá toàn diện nhưng những kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận.

TS Phạm Ngọc Lãng, Phó Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao đổi với VTC News rằng, ông đã đọc thông tin về công trình của Phạm Gia Vinh trên báo chí. Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam rất vui khi những thành công của công trình của Vinh được quốc tế công nhận và đơn vị này sẵn sàng hỗ trợ để công trình ngày càng phát triển.

TS Lãng mong muốn Phạm Gia Vinh thời gian tới sẽ làm việc cụ thể với các chuyên gia của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để có thể phát triển và ứng dụng các sản phẩm rộng rãi hơn.

Phạm Gia Vinh thường xuyên tham dự các hội chợ công nghệ quốc tế

Trò chuyện với PV, Phạm Gia Vinh khẳng định, thiết bị này có chi phí rẻ hơn nhiều máy bay và vệ tinh nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.

“Công nghệ này, tôi nghĩ chúng ta cần phải có. Đó cũng là lý do, tôi quyết tâm về nước. Nếu được triển khai trong thực tế thì Việt Nam sẽ là nước đầu tiên ở Đông Nam Á áp dụng công nghệ này”.

Vị giám đốc trẻ tài năng cũng bày tỏ mong muốn sẵn sàng hợp tác với các cơ quan chức năng, các tập đoàn công nghệ ở Việt Nam để phát triển các sản phẩm bay phục vụ cho quân sự và dân sinh.

Theo VTC news

Xem bài gốc tại đây

 

Post navigation

15 trường đại học tại Mỹ xứng đáng để bạn đầu tư
Những nữ du học sinh Việt gặp tổng thống Mỹ

Related Articles

HỘI THANH NIÊN SINH VIÊN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG

Minh Uong
08/12/2020 No Comments
tieudiemnoibat VTNM8

Tổng Kết Chương Trình Vòng Tay Nước Mỹ 8 – “Sát Cánh Bay Cao”

Minh Uong
12/10/202013/10/2020 No Comments
tieudiemnoibat vietchallenge

Sáu (6) công ty khởi nghiệp xuất sắc đã sẵn sàng cho Chung kết VietChallenge 2020

Minh Uong
30/09/202001/10/2020 No Comments

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • HỘI THANH NIÊN SINH VIÊN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG
  • Tổng Kết Chương Trình Vòng Tay Nước Mỹ 8 – “Sát Cánh Bay Cao”
  • Thông báo kết quả cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ 8
  • BV-04 Bài dự thi HTNM8 “21 năm tuổi Việt + 10 năm tuổi Mỹ và 13 người sống chung một nhà.”
  • TV-01 Bài dự thi HTNM8 “One Earth – One Effort”
  • BV-03 Bài dự thi HTNM8 “Hạnh phúc đáng giá bao nhiêu?”
  • Sáu (6) công ty khởi nghiệp xuất sắc đã sẵn sàng cho Chung kết VietChallenge 2020
  • GS. TRƯƠNG NGUYỆN THÀNH chia sẻ Công trình nghiên cứu khoa học về Covid-19 cùng VIETNAMESE CHEMICAL ASSOCIATION
  • BV-02 Bài dự thi HTNM8
  • BV-01 Bài dự thi HTNM8 “Đi tìm nỗi cô đơn”

Vòng Tay Nước Mỹ 8 năm 2020

Tổng Kết Chương Trình Vòng Tay Nước Mỹ 8 – “Sát Cánh Bay Cao” tieudiemnoibat VTNM8

Tổng Kết Chương Trình Vòng Tay Nước Mỹ 8 – “Sát Cánh Bay Cao”

Minh Uong
12/10/202013/10/2020 No Comments

Bài viết: Minh Phương, Quân Diệu, Thu Uyên, Minh Hạnh, Hồng NhungHình ảnh: Bảo Bảo, Cảnh Toàn, Hồng Phú Sau...

Thông báo kết quả cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ 8

Thông báo kết quả cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ 8

11/10/202011/10/2020
BV-04 Bài dự thi HTNM8 “21 năm tuổi Việt + 10 năm tuổi Mỹ và 13 người sống chung một nhà.”

BV-04 Bài dự thi HTNM8 “21 năm tuổi Việt + 10 năm tuổi Mỹ và 13 người sống chung một nhà.”

04/10/202011/10/2020
TV-01 Bài dự thi HTNM8 “One Earth – One Effort”

TV-01 Bài dự thi HTNM8 “One Earth – One Effort”

03/10/202004/10/2020

Hành trình Nước Mỹ 8 năm 2020

Thông báo kết quả cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ 8 HTNM8 tieudiemnoibat

Thông báo kết quả cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ 8

Minh Uong
11/10/202011/10/2020 No Comments

Thân gửi các anh/chị và các bạn, Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ lần thứ 8 năm 2020, chủ đề...

BV-04 Bài dự thi HTNM8 “21 năm tuổi Việt + 10 năm tuổi Mỹ và 13 người sống chung một nhà.”

BV-04 Bài dự thi HTNM8 “21 năm tuổi Việt + 10 năm tuổi Mỹ và 13 người sống chung một nhà.”

04/10/202011/10/2020
TV-01 Bài dự thi HTNM8 “One Earth – One Effort”

TV-01 Bài dự thi HTNM8 “One Earth – One Effort”

03/10/202004/10/2020
BV-03 Bài dự thi HTNM8 “Hạnh phúc đáng giá bao nhiêu?”

BV-03 Bài dự thi HTNM8 “Hạnh phúc đáng giá bao nhiêu?”

02/10/202011/10/2020

Calendar

March 2015
M T W T F S S
« Feb   Apr »
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031  

Quảng cáo Cuối bài viết

VietnamAirlines

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes