Du học sinh con nhà nghèo tiêu tiền như thế nào. cách nhà nửa vòng trái đất thì ngửa tay ra cách nào đây? Làm sao để luôn có tiền chi tiêu cho những việc cần thiết hay những hoạt động ưa thích mà mọi việc vẫn ổn.
Nếu sống ở nhà và đi học cuối phố, cứ hết tiền ta lại xin phụ huynh. Nhưng ở cách nhà nửa vòng trái đất thì ngửa tay ra cách nào đây? Làm sao để luôn có tiền chi tiêu cho những việc cần thiết hay những hoạt động ưa thích mà mọi việc vẫn ổn? Tất cả sinh viên đi du học đều phải đối diện với câu hỏi này nhưng cách cân đối túi tiền của từng người là rất khác nhau.
Khéo co thì ấm…
Bạn Hương, du học sinh ở SUNY(State University of New York, US) chia sẻ “Mình dù rằng được học bổng ở trường, nhưng tính mình thích đi du lịch và thăm thú để học hỏi nên cũng phải ‘khéo co thì mới ấm…”. Cách quản lý tiền của Hương rất đơn giản, tài khoản còn bao nhiêu tiền, cộng với số tiền kiếm được từ làm thêm, trừ hết đi các loại chi phí sinh hoạt ăn ở, còn lại là tiền dành cho du lịch. “Hồi mình sang Pennsylvania (US) đi thăm một người bạn, mình chỉ có lo chi phí đi lại thôi; đến nhà bạn thì ở nhờ, ăn cũng ăn chung, đâu mất nhiều tiền, hì hì…” Hương chia sẻ.
Tổng tiền chia thời gian
Nguyên, du học sinh ở Pune, Ấn Độ, có cách quản lý tiền chi tiết hơn. Vì phí ký túc xá trường yêu cầu nộp một lần/ năm, Nguyên xin tiền bố mẹ một năm/ lần và lấy tổng số tiền được cung cấp chia cho số ngày ra một số trung bình. Một ngày chi tiêu nhiều hơn mức trung bình là một ngày lo, một ngày chi ít hơn là một ngày vui. Với Nguyên, một vài buổi chi tiêu chặt chẽ thì số tiền dư ra có thể đủ đi xem một bộ phim cùng bạn bè ở rạp. Và nhiều tháng liền như vậy giúp cho cậu sinh viên Việt Nam đủ tiền sắm một chiếc xe máy nhỏ để đi lại giữa trường và nhà; thỉnh thoảng đi thăm những người bạn trong thành phố.
Cứ thoải mái
Đến với Mỹ- thiên đường của những giấc mơ, là nền giáo dục đứng hàng đầu thế giới, thật không phải dễ dàng. Trong khi các tờ rơi, băng rôn quảng cáo ghi rõ là bạn có thể đạt Visa 100%, thì thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Không ít người từng hơn chục lần đi xin Visa du học Mỹ. Để tránh nguồn người nhập cư trái phép và định cư lâu dài, chính phủ Mỹ đã ra những quy định hết sức khắt khe trong việc xét cấp Visa cho người nước ngoài đến sinh sống và làm việc, học tập tại Mỹ, nên khi đi phỏng vấn tại đại sứ quán Mỹ, họ có hàng trăm lý do để từ chối cấp Visa cho bạn.
Xin Visa khó, nhiều khi làm bạn “nản”, nhưng mức chi phí phải nộp vào còn làm cho bạn “chóng mặt” hơn. Mỗi lần xin Visa, bạn phải đóng mức phí là 140 USD, và 210 USD phí bảo đảm an ninh cho lần đầu xin Visa. Chi phí này cao gấp gần 10 lần so với phí xin Visa đi du học Nhật Bản.
Do đó, đi du học Mỹ không hề đơn giản. Nếu bạn “không giàu” và “không giỏi” thì ước mơ trau dồi kiến thức tại “ kinh đô ánh sáng” này sẽ còn rất xa vời.
Anh là nước có nền giáo dục đứng thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, đất nước này lại chưa có nhiều chế độ khuyến khích sinh viên nước ngoài tới theo học. Điển hình là quy định về số giờ làm thêm. Họ chỉ cho phép sinh viên làm thêm khoảng 20 tiếng 1 tuần trong thời gian đi học, và làm toàn thời gian khi được nghỉ. Những học sinh học dưới bậc đại học chỉ được làm việc không quá 10 tiếng 1 tuần. Đặc biệt, những việc làm thêm đó hoàn toàn do sinh viên tự tìm kiếm mà không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào từ phía nhà trường. So với du học tại Nhật Bản, thì hoàn toàn khác biệt. Chính phủ Nhật Bản cho phép du học sinh làm thêm tới 28 tiếng/ tuần, không phân biệt ở các bậc học, đồng thời, nhà trường tại Nhật có trách nhiệm giới thiệu việc làm cho sinh viên cho tới khi họ kiếm được công việc ưng ý, với mức lương tương đối cao, đủ để sinh viên có thể tự nuôi sống bản thân, và đóng tiền học phí cho chính mình.
Nếu như thời gian làm việc của bạn tại Nhật Bản là không giới hạn, thì tại Anh, sẽ có hẳn một Cục biên giới, chuyên xét duyệt về bằng cấp cũng như kỹ năng tiếng anh, khả năng tài chính của bạn. Nên hy vọng được sống và làm việc tại Anh sau khi tốt nghiệp ra trường cũng thực sự rất… mong manh.
Nhắc đến Úc, người ta nghĩ ngay tới một đất nước thanh bình, với môi trường sống an toàn, con người thân thiện, và mức chi phí không quá đắt đỏ, thủ tục xin Visa lại khá dễ dàng. Tuy nhiên, những điều đó sẽ chỉ còn là “ấn tượng tốt đẹp” về Úc trong con mắt của những người đi trước. Bởi từ năm 2010, chính phủ Úc đã thắt chặt hơn các quy định, nên sang Úc đã không còn đơn giản với nhiều người. Để học tại các trường học nghề tại Úc, bạn phải đạt trình độ tiếng anh tối thiểu là IELTS 4.5. Nếu đăng ký học tại các trường đại học, cao đẳng, thì mức điểm còn phải cao hơn rất nhiều.
Nếu như ở Nhật, bạn chỉ cần chứng minh tài chính đủ chi tiêu cho 12 tháng, thì đi du học ở Úc cần tới 18 tháng, tương đương với gần 27.000 đôla Úc, thay vì 12.000 Đôla Úc như trước đây. Tỷ giá Đôla Úc cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2009, 1 đôla Úc có giá 11.000 Đồng, nhưng đến năm 2011, con số đó đã lên đến 22.000 Đồng. Gánh nặng này đè lên vai những vị phụ huynh theo cấp số nhân qua mỗi năm.
Cũng giống như ở Anh, du học sinh chỉ được làm thêm 20h/ tuần, và phải tự kiếm việc cho mình. Điều này gây áp lực cho gia đình ở Việt Nam và chính bản thân các du học sinh khi các em phải sống hết sức tiết kiệm ở nơi đất khách quê người.
Cách đây vài năm, Singapore cũng nổi lên như một điểm đến của giáo dục châu Á, bởi đất nước này có vị trí địa lý tương đối gần với Việt Nam, lại có môi trường sạch sẽ, chi phí sinh hoạt cũng không quá đắt đỏ. Các trường đại học công lập ở Singapore là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ, bởi chất lượng giáo dục tốt và sinh viên được trợ cấp tới 80% tiền học phí từ chính phủ Singapore. Nhưng điều này đã nảy sinh ra một khó khăn, kỳ thi tuyển tại những trường công lập đó hết sức khắc nghiệt. Có thể nói là khó gấp 10 lần so với thi đại học tại Việt Nam. Do đó, nếu bạn có lực học khá, mà chưa phải giỏi, thì cũng khó có thể vượt qua ngưỡng cửa để bước chân vào trường đại học công lập tại Singapore.
Các trường tư thục ở đây thì có đầu vào dễ dàng hơn rất nhiều, thậm chí, không cần có bằng cấp, chứng chỉ tiếng Anh, bạn vẫn hoàn toàn có thể nhập học tại đây, thời gian nhập học là quanh năm. Nhưng nếu bạn quan tâm đến du học Singpore, có thể dễ dàng cập nhật các thông tin trên báo chí, tivi về thống kê các trường tư thục ở nước này. Theo đó, có tới 95% trong số gần 400 trường tại nước này được đánh giá là “kém chất lượng”.
Hoàng, một du học sinh ở New York tâm sự rằng lúc nào bạn thích và rảnh là có thể rủ bạn bè đi ăn uống nhà hàng; đôi khi cao hứng thì đi bar hoặc lên sàn. Thoạt nhiên ai nghe như vậy đều nghĩ rằng gia đình Hoàng có điều kiện để chu cấp cho những cuộc chơi như vậy.
Nhưng thực ra, Hoàng có cách làm riêng để tự cung cấp: “Có gì mà lạ. Cuối tuần, tớ mở house-party (tiệc uống đêm ở nhà). Có rượu và nhạc, bọn sinh viên đến đông. Mỗi đứa vào cửa thu ít tiền. Sau một buổi tối là kiếm được khối rồi”.
Tôi thoát hiểm thế nào?Thiết nghĩ ai cũng có cách sống riêng của mình nhưng theo tôi, nếu muốn ăn và chơi thì đâu cần phải ra nước ngoài mới đi ăn và đi chơi được. Tuổi trẻ và sự thiếu suy nghĩ có thể làm cho một người vui thích khi kiếm được những đồng tiền nhỏ lẻ, dùng cho những mục đích nhỏ lẻ, ngắn hạn.
Trong trường hợp Hoàng, party thì vui, và bạn kiếm được tiền để chi trả cho event bạn tự tổ chức, dư tiền ra để ăn chơi thêm, nhưng thử hỏi những người hàng xóm ở gần phàn nàn và báo cảnh sát về tiếng ồn thì sao đây? Những thanh niên say rượu đập phá gây thiệt hại thì ai sẽ là người chịu? Và sau một đêm muộn tiệc tùng, ngày hôm sau dọn dẹp mệt mỏi, ai còn sức sẽ là người lo học bài? “Ôi xào, rủi ro kinh doanh mà. Loại hình kinh doanh nào chả phải chịu rủi ro….” là câu trả lời của Hoàng, và có lẽ không chỉ của Hoàng…
Tôi tự coi là mình đã “thoát hiểm”, khi mà du học hơn 6 năm tại Mỹ ở độ tuổi dễ sa đà vào ăn chơi hơn là học, tự quản lý “nguồn vốn” có hạn cha mẹ là công chức nhà nước cung cấp mà không bị đói ngày nào, không phải nhờ vả bạn bè một bữa nào, tham gia được nhiều hoạt động yêu thích, học thành công và lấy được tấm bằng tử tế, về làm việc cho E&Y lấy kinh nghiệm và bây giờ đang chọn làm việc mình cảm thấy muốn được thử thách. Có vài bí quyết nhỏ share với các bạn:
– Ăn, chơi có kế hoạch và trong phạm vi tiền cho phép- điều này cần có chí mới làm được, nhưng không bắt đầu thì không biết mình là người có chí;
-Trau dồi các kỹ năng cần thiết để có thể có cơ hội được tuyển vào làm part time tại đâu đó, 10-15h/ tuần- việc này không phải ai cũng thành công, nhưng cần thử;
– Săn hàng giá rẻ, mua sắm online, du lịch rẻ, giao thông rẻ, movie miễn phí hoặc dành cho sinh viên, dùng đồ secondhand…các trang web giá rẻ rất hữu ích- việc này không khó, chỉ cần chịu khó và giảm bớt sỹ diện. Nói vậy là vì đa số sinh viên du học tự coi mình, gia đình là khá giả, nhưng đến nước bạn mới thấy mình chỉ rất bình thường, mình giàu tiền đồng…;
– Sử dụng dịch vụ miễn phí của trường và cộng đồng, thực ra nghe có vẻ vất vả, nhưng chỉ cần chịu khó tìm hiểu và lên lịch/ đăng kí tham gia, thì vừa đỡ mất thời gian, vừa đỡ tốn tiền;
– Học miễn phí từ việc tham gia các hoạt động từ thiện, hoạt động cộng đồng, hoạt động tại trường. Tham gia các hoạt động trên, bạn không chỉ có kiến thức, mà còn có thêm quan hệ, cơ hội; và thời gian của bạn trở nên hữu ích hơn, nhu cầu ăn chơi của bạn cũng sẽ giảm hơn và tất nhiên, tiền của bạn được tiêu vào những việc mang tính thực tế hơn.
Theo báo du học
Xem bài gốc tại đây