
Đông Á có 4 đại diện vào top 5
Times Higher Education đã công bố bảng xếp hạng hàng năm “100 Under 50” lần thứ tư, nhằm vinh danh những trường Đại học tốt nhất thế giới. Điều đặc biệt của bảng xếp hạng này là những trường được tham gia bình chọn chỉ mới được thành lập trong vòng 50 năm trở lại đây.
Mục đích của bảng xếp hạng là nhằm tìm ra những “Oxford” và “Cambridge” tiềm năng thống trị Bảng xếp hạng các trường Đại học hàng đầu thế giới (Times Higher Education World University Rankings) trong vài thập kỷ tới, cũng như chỉ ra được những điểm đến du học chất lượng cho sinh viên quốc tế.
Ở xếp hạng năm nay, dẫn đầu bảng là trường École Polytechnique Federale de Lausanne (Thụy Sĩ), “chiếm ngôi” của Pohang University of Science and Technology – Postech (Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (Hàn Quốc) vốn xếp ở vị trí số 1 hồi năm ngoái (hiện ở hạng 2). Về 3 cũng là một trường của Hàn Quốc, Korea Advanced Institute of Science and Technology (KAIST).
Hai vị trí còn lại trong top 5 tiếp tục thuộc về Hong Kong và Singapore (Nanyang Technological University), chứng tỏ chất lượng vượt bậc của nền giáo dục Đông Á trong bảng xếp hạng toàn cầu!
Tổng cộng, có 28 đất nước và vùng lãnh thổ được lọt vào trong top 100 và 8 quốc gia khác nhau có mặt trong top 10. Ngoài những vị trí cao nhất trao cho Úc và các nước Đông Á, những vị trí còn lại trong top 10 thuộc về Thụy Sĩ, Hà Lan, Pháp, Anhvà Mỹ.
Những bất ngờ ở bảng xếp hạng 2015
Năm nay, Úc là quốc gia có nhiều trường đại học lọt vào top 100 nhất, với 16 trường, và tiêu biểu nhất trong số đó là University of Konstanz (Đại học Konstanz), hạng 19. Như vậy, Úc đã vượt qua Anh để trở thành đất nước dẫn đầu về số lượng trường có mặt trong “100 Under 50”. Ông Phil Baty, biên tập viên bảng xếp hạng của Times Higher Education, lí giải: “Vương quốc Anh đã đánh mất vị trí quốc gia có nhiều đại diện nhất trong top 100 cho Úc, một quốc gia với nhiều trường Đại học đậm bản sắc hơn, phong phú hơn. Chỉ có 4 trên 15 các đại diện của Vương quốc Anh là được thành lập sau những năm 1960, còn Úc lại có các cơ sở ra đời vào những năm 60, 70, 80 và 90, và những trường này đều nằm trong danh sách 16 đại diện của Úc”.
Tạm gác lại cuộc đối đầu của Anh và Úc, việc hai mươi tám quốc gia/ vùng lãnh thổ có đại diện nằm trong bảng “vàng” giáo dục đại học toàn cầu cũng đã đặt ra một thách thức mới cho “sự thống trị truyền thống” của hai nền giáo dục Anh-Mỹ trong giáo dục.
Cũng trong năm nay, Mỹ đồng hạng với Đức với 7 trường xuất hiện trong 100. Những đất nước có nhiều đại diện khác là Tây Ban Nha (6 trường), Pháp (5) và Canada (4). Phần Lan, Hong Kong, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Thụy Điển, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ có 3 đại diện vào danh sách. Trong khi đó, Ma-rốc, Iran, Macau và Hy Lạp cũng có mặt trong “bảng vàng”.
Hai sự thay đổi rất lớn nữa của năm nay đến từ hai quốc gia Ireland và Thụy Điển.
Dublin City University (chủ nhà của THE Young Universities Summit, Hội nghị các trường Đại học “trẻ tuổi” THE) đã có bước tiến vượt bậc, từ hạng 92 hồi năm ngoái lên hạng 75.
Ngược lại, một số cơ sở đào tạo đến từ Bắc Âu đang mất dần phong độ. Thụy Điển vẫn có ba trường trụ lại trong danh sách, nhưng tất cả đều bị trượt hạng. Swedish University of Agriculture bị trượt đến 10 hạng (hiện ở vị trí 34), trong khi đóUmeå University và Linköping University đều không còn được nằm trong top 50.
Năm cuối của Warwick, ngôi trường “trẻ tuổi” tốt nhất Vương quốc Anh
Ngôi trường có thành tích cao nhất Vương quốc Anh trong xếp hạng năm nay làUniversity of Warwick (hạng 9), kế đó là University of Dundee (hạng 19). Tuy nhiên, đây cũng là năm cuối cùng mà Warwick được quyền tham gia đề cử. Ra đời vào năm 1965, ngôi trường này sẽ vượt qua “mốc” 50 tuổi vào năm tới, vì thế sẽ không còn hợp lệ cho các kỳ xếp hạng sau. Tương tự, Dundee cũng chỉ còn 2 năm để “phấn đấu”.
Trường Đại học Warwick, sếp thứ 9 toàn cầu, chính là đại diện có thành tích cao nhất của Vương quốc Anh, vượt trước Dundee, Brunel và Plymouth.
Dưới đây là danh sách so sánh xếp hạng hai kỳ xếp hạng gần nhất của “100 Under 50”.
Xếp hạng 2015 | Xếp hạng 2014 | Năm thành lập | Cơ sở giáo dục | Quốc gia / Khu vực |
1 | 2 | 1969 | École Polytechnique Fédérale de Lausanne | Thụy Sĩ |
2 | 1 | 1986 | Pohang University of Science and Technology | Hàn Quốc |
3 | 3 | 1971 | Korea Advanced Institute of Science and Technology (KAIST) | Hàn Quốc |
4 | 4 | 1991 | Hong Kong University of Science and Technology | Hong Kong |
5 | 5 | 1991 | Nanyang Technological University | Singapore |
6 | 6 | 1976 | Maastricht University | Hà Lan |
7 | 7 | 1965 | University of California, Irvine | Hoa Kỳ |
8 | 11 | 1965 | University of California, Santa Cruz | Hoa Kỳ |
9 | 12 | 1965 | University of Warwick | Vương quốc Anh |
10 | 8 | 1971 | Paris-Sud University | Pháp |
11 | 9 | 1971 | Pierre and Marie Curie University | Pháp |
12 | =13 | 1990 | Pompeu Fabra University | Tây Ban Nha |
13 | – | 1996 | Sabancı University | Thổ Nhĩ Kỳ |
14 | =17 | 1984 | City University of Hong Kong | Hong Kong |
Để kết bài, Hotcourses sẽ dẫn thêm một nhận định khác của ông Phil Baty: “Các trường đại học trong bảng xếp hạng độc đáo và đầy tiên phong này đang phá vỡ những trật tự cũ. Các trường đã chứng minh rằng chất lượng giảng dạy và nghiên cứu đẳng cấp thế giới không chỉ có ở những trường lâu đời. Qua “THE 100 Under 50”, ta nhận ra rằng chỉ trong một vài thập kỉ, một số trường đã đạt được những thành tích mà nhiều trường khác phải phấn đấu trong nhiều thế kỷ”.
Còn bạn thì sao? Bạn muốn trở thành sinh viên của nhóm trường nào? Nhóm những trường Đại học hàng đầu thế giới dưới 50 tuổi, hay nhóm những trường có bề dày truyền thống?
Theo hotcourses
Xem bài gốc tại đây