• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • May
  • 17
  • Tại sao du học cứ phải học bổng và trường top?

Tại sao du học cứ phải học bổng và trường top?

Luyen Nguyen
17/05/201518/05/2015 No Comments

Quan niệm phải có học bổng mới đi du học đã ăn sâu vào tâm thức của các bố mẹ Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc. Trong Nam, suy nghĩ này thoáng hơn.

Đây là một chủ đề tôi đã định viết từ lâu mà cứ lần lữa mãi. Phần vì bận phần vì ngại sẽ đụng chạm.

Hôm nay thì hạ quyết tâm viết sau một cuộc trao đổi với 1 phụ huynh qua facebook chat. Chị là phụ huynh có con đang học ở Mỹ và có cách tiếp cận vấn đề du học , theo tôi, cực kỳ chuẩn mực.

Tôi đến với công việc luyện thi du học được 18 năm nay, suốt từ năm 1996 khi học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi học bổng trung học phổ thông Singapore với tên gọi học bổng Asean.

Từ Singapore, tôi chuyển sang dạy cho các học sinh đi Anh , Mỹ, Úc và có số học sinh ra nước ngoài lên tới con số hàng ngàn em. Từ vào Harvard, MIT, Yale, Princeton, Stanford, Cambridge, Oxford… cho tới những trường bình thường.

Cả nghìn em là cả nghìn câu chuyện, cả nghìn lối đi và ngã rẽ. Không có câu chuyện nào giống câu chuyện nào và không có lối đi nào giống lối đi nào cả.

Quan niệm phải có học bổng mới đi du học ăn sâu vào tâm thức của các bố mẹ Việt, đặc biệt ở miền Bắc. Ở miền Nam thì thoáng hơn. Kể cả khi đi học không bằng học bổng, các cha mẹ vẫn phải nói ra là con tôi đi học bằng học bổng.

Với họ, việc đi du học tự túc là điều hổ thẹn đáng phải che giấu. Đáng nhẽ ra, họ cần phải thấy rằng, việc chi tiền cho con cái du học nghiêm túc là điều đáng tự hào chứ. Bạn tiêu tiền của mình, cho con mình, cho một việc tốt cơ mà.

Tại sao lại phải xấu hổ? Và đây mới là chuyện đáng nói nhất: Phải có được học bổng mới cho con đi du học là tư tưởng của rất nhiều gia đình, kể cả các gia đình giàu có. Họ thấy việc chi tiền cho con học tự túc là không đáng và phải bằng mọi cách tìm học bổng, hỗ trợ tài chính.

Giáo dục là một trong vài thứ mà chúng ta cần đầu tư nhất. Nếu con bạn có năng lực học tập và bạn có khả năng tài chính, hãy mạnh dạn và cảm thấy thoải mái, tự hào khi bạn đóng tiền học cho con. Hãy dành cơ hội học bổng cho các bạn khác xuất sắc nhưng không được may mắn như con bạn. Đó không chỉ là việc bạn đang đầu tư xứng đáng và hiệu quả cho tương lai con mình, mà đó còn là hành động tử tế mang tính nhân văn giản dị.

Ở Anh , các trường hàng đầu gần như không bao giờ có học bổng hay hỗ trợ tài chính, vì họ cho rằng, các bạn vào được trường và được học tại đó đã là một sự may mắn rồi. Bạn còn muốn chi nữa? Họ khuyên bạn nên đầu tư cho con và đừng tham lam.

Ở Mỹ, hầu hết các gia đình trung lưu (chiếm số đông dân số) không bao giờ có cơ hội học bổng (HB) và hỗ trợ tài chính (FA), cho dù học sinh giỏi đến mấy.

Hai thứ này là dành cho số ít bạn nghèo nhưng xuất sắc và số cực ít các bạn giàu và cực xuất sắc. Đó là chúng ta đang nói đến học bổng lớn, còn với số ít các bạn đến từ gia đình trung lưu mà có đươc FA thì khoản này chỉ là con số khích lệ tượng trưng ở mức vài ngàn USD/năm.

Với các trường tốt có mức học phí lên tới quanh mức 60 ngàn USD/năm, chưa kể các khoản khác, thì hầu hết các gia đình trung lưu Mỹ không thể kham nổi. Họ sẽ chọn con đường vào học các trường top dưới có mức học phí vừa phải. Đó là một tính toán rất thực tế và hợp lý. Rất nhiều học sinh Mỹ áp dụng tư duy thực tế vào việc chọn trường. Không chỉ là tiền bạc mà còn là vấn đề học tập.

Nếu cố sống cố chết vào bằng được các trường top đầu thì việc học sẽ rất vất vả, tiêu tốn sức lực và thời gian mà không còn thời gian cho việc rèn luyện kỹ năng và… đi chơi. Và như thế cho dù có tốt nghiệp với tấm bằng (kể cả hạng honors hay distinction) của một trường hàng đầu, bạn vẫn có thể thất nghiệp như thường. Hoặc giả có tìm được việc thì cũng khó thành công về mặt nghề nghiệp khi bạn chỉ giỏi về học mà yếu các kỹ năng xã hội.

Thế là phân luồng học sinh vào trường top như Ivies hay tương tự rơi vào 2 nhóm: Học sinh giàu có hoặc học sinh nghèo có học bổng. Tỷ lệ giữa 2 nhóm này ra sao thì chắc các bạn đều có thể đoán được.

Quay lại vấn đề học trả tiền thì nên nói là trả tiền và phải tự hào về điều đó và cả việc nên trả tiền học nếu bạn có điều kiện kinh tế, tôi xin phép kể ra đây một vài ví dụ : Năm 2004, tôi có học sinh vào Williams và vì rất giỏi nên bạn ý được full scholarship dạng merit – based. Bố bạn là chỗ thân thiết nên tôi có nói chuyện dân châu Âu sang Mỹ đóng donation rất nhiều cho nhà trường khi con họ được học bổng. Kết quả là trong 4 năm con trai học ở đó, gia đình con đã donate cho nhà trường 1 khoản tiền lớn hơn rất nhiều so với tiền học bổng của con.

Đó là một nghĩa cử đẹp. Nó rất văn minh và nhân văn. Có 1 gia đình học trò của tôi rất đặc biệt. Cả 3 anh em đều là học sinh của tôi và được học bổng trung học. Khi vào đại học thì bạn út không được học bổng như anh và chị của mình và bố mẹ con cực kỳ lo lắng.

Tôi bảo: “Em mà như anh chị thì em bán ngôi nhà gần 1 triệu USD ở mặt phố như thế này đi và mua 1 chỗ khác vẫn rất ổn và chi trả tiền học cho con, thay vì làm việc cật lực đến quên mình như anh chị”. Chỉ vì phải trả tiền cho 1 bạn học đại học, trong khi 2 bạn lớn nhà anh chị được học bổng cả trung học và đại học rồi. Và bản thân bạn út cũng được học bổng toàn phần lúc học trung học.

Các học sinh Việt nam khi đăng ký vào Mỹ đều cố gắng luyện thi nhiều năm để tìm cách vào được trường top. Đây là con đường không đúng đắn. Nếu bạn không luyện thi kiểu cày cuốc và gà chọi mà vào được trường top theo cách “an toàn” thì tôi vẫn khuyên bạn vào trường top (nếu bạn học trung học ở nước ngoài thì càng tốt). Bằng không hãy nghĩ lại.

Thế nào là ” an toàn “? Đó là khi : 1. Bạn giỏi thật sự mà không phải do học cày cuốc và luyện gà. 2. Bạn học trung học ở nước ngoài. 3. Bạn nằm ở nửa trên của số học sinh vào trường. Nếu khác đi thì tôi khuyên bạn nên vào trường tốt nhưng không phải là top, vì vào đó bạn sẽ phải bơi trong đại đương toàn cá mập to và khỏe hơn mình.

Cho dù có sống sót đi chăng nữa, bạn sẽ phải đánh đổi: Dành quá nhiều thời gian và công sức cho việc học mà không thể phát triển các kỹ năng khác. Bạn vẫn có thể thất nghiệp như thường.

Lời khuyên của tôi là bạn hãy chọn các trường tốt. Và thật may là ở Mỹ có vô số các trường tốt, khoảng cách giữa các trường tốt (8 điểm) so với trường cực tốt (9 điểm) và siêu tốt (10 điểm: Ivies hoặc tương tự ) là rất ít. Đừng cố vào top nếu bạn ở top cuối những học sinh của trường. Hãy chọn ngành rồi hãy chọn trường chứ đừng vì 1 cái tên nào đó mà bạn chọn những ngành rất vớ vẩn để chỉ được cái tiếng vỏ ngoài mà thôi.

Hãy cứ học Undergrad cho tốt và sau đó bạn hãy vào trường top học Graduate khi đã thành thục phương pháp học và nghiên cứu. Đấy là còn chưa nói tới chuyện ngoài Mỹ và Anh ra thì còn rất nhiều con đường đi cho bạn.

Hãy chọn con đường đi phù hợp với mình nhất bạn nhé.

Nguyễn Tuấn Hải

Nhà sáng lập Eton Grammar School

Theo Zing

Xem bài gốc tại đây

Post navigation

Cách Trả Lời Câu Hỏi: “Tại Sao Bạn Muốn Làm Việc Cho Chúng Tôi?”
Kĩ năng viết hồ sơ dự án cộng đồng dành cho giới trẻ

Related Articles

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments

Hoài niệm về Concordia University Chicago

Dante Luong
21/04/202229/05/2022 No Comments
du học mỹ du học sinh mỹ

Trải lòng của du học sinh: ‘Đi xa để trưởng thành’

Dante Luong
17/04/202229/05/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

May 2015
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
« Apr   Jun »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes