Đã bao giờ bạn đứng trước khán giả nhưng không biết đã kết nối được với họ hay chưa?
Đã bao giờ bạn nói chuyện với ai đó để họ nắm được thông điệp của bạn – nhưng sau đó hành động của họ lại nói lên một câu chuyện khác?
Đã bao giờ bạn nghĩ rằng: Truyền tải suy nghĩ và thông tin của bạn một cách nhanh chóng, chính xác và mọi người sẽ hiểu?!
Các mối quan hệ trong xã hội đã ràng buộc con người với con người và kết nối chúng ta lại với nhau. Chúng ta kết nối với nhau bằng cảm xúc chứ không phải bằng suy nghĩ. Bởi vì các cấu trúc trong não cho phép mọi người trải nghiệm hoàn cảnh của người khác như thể của chính họ. Những cấu trúc được gọi là tế bào thần kinh “phản chiếu” này còn được gọi là tế bào thần kinh cảm thông.
Những sự kiện và số liệu thống kê có thể nói lên một số thứ, nhưng nếu bạn thực sự muốn thay đổi hiệu quả và ảnh hưởng đến cách người nghe suy nghĩ và cảm nhận, bạn sẽ cần làm nhiều việc hơn là chỉ giao tiếp một cách ngắn gọn. Chìa khóa để khiến người khác thật sự lắng nghe và hành động theo bạn đó là: Chạm vào họ ở chế độ cảm xúc.
Cảm xúc ngày càng được công nhận như một chìa khóa để rung động trái tim và khối óc. Nhiều nhà lãnh đạo cho rằng các dữ kiện mới là điều quan trọng, như thể nếu chúng ta để cho các sự kiện nói chuyện với mọi người, thì người nghe sẽ hiểu và đồng ý với chúng ta. Khi các nhà lãnh đạo biết rằng họ không thực sự kết nối, họ có xu hướng tăng gấp đôi và đẩy nhiều dữ liệu và sự kiện thay vì cố gắng một cách tiếp cận mới. Đó là khi mọi thứ trở nên nguy hiểm. Dưới đây là năm chiến lược từ tạp chí INC có thể giúp bạn ngăn chặn việc đọc thuộc lòng các dữ kiện – thay vào đó là bắt đầu tạo nên một kết nối thật sự.
1. Im lặng – trong một vài khoảnh khắc
Đừng nói bất cứ điều gì cho đến khi bạn đã kết nối với khán giả. Lưu ý rằng ấn tượng đầu tiên của họ là hình ảnh, chứ không phải lời nói. Bạn, người nói, cho dù đang đứng trước một nhóm khán giả lớn hoặc một nhân viên, một nhà đầu tư hứa hẹn, hoặc một khách hàng tiềm năng, bạn phải nằm toàn quyền điều khiển. Bạn có thể đạt được sự làm chủ đó bằng cách bạn thể hiện bản thân, thậm chí trước khi bạn mở miệng. Cơ thể bạn nói chuyện trước cả khi miệng bạn mở. Tránh đong đưa, nhìn xuống, hay bồn chồn. Hãy đứng và bước đi với sự tự tin.
2. Mời khán giả tham gia
Hãy để ánh mắt của mọi người ngước nhìn bạn trước khi bạn nói bất cứ điều gì. Di chuyển với sự tự tin và nụ cười giản dị, mời mọi người nhìn lên và chú ý. Bạn có thể mời khán giả tham gia với bạn ở cấp độ tình cảm bằng một lời chào nồng nhiệt. Bạn thậm chí có thể hỏi họ một câu hỏi để họ phản ứng, đơn giản như: “Hôm nay mọi người như thế nào?”’
3. Thu hút sự chú ý của khán giả để khiến bài nói của bạn đáng nhớ
Mọi người nhớ đến nội dung đầu tiên mà bạn nói. Một khi bạn đã có được sự chú ý của họ, hãy nhảy ngay vào điều quan trọng nhất mà bạn phải nói. Sự khởi đầu mạnh mẽ này sẽ gắn bó với khán giả của bạn, tạo ra những tác động mà bạn mong muốn.
4. Sử dụng các tín hiệu bằng lời
Sử dụng các tín hiệu gợi ý khi bạn đi từ một phần này đến phần kế tiếp của bài phát biểu. Ví dụ, bạn có thể đánh số bằng lời các điểm chính của bạn hoặc sử dụng các tín hiệu khác như nói “Chúng ta hãy chuyển đến phần…” hoặc “Chủ đề tiếp theo của tôi là …” Luôn luôn cung cấp cho khán giả những dấu hiệu bằng lời để họ chú ý đến bạn.
5. Tóm tắt những vấn đề quan trọng
Hãy tổng hợp các điểm quan trọng từ bài nói của bạn vào phần cuối của bài trình bày. Hãy nhớ các tín hiệu gợi ý và nói điều gì đó như, “Tóm lại,” sau đó tóm tắt lại tất cả mọi thứ quan trọng nhất trong bài nói của bạn. “Tóm lại,” khán giả của bạn phải có khả năng cảm nhận và trải nghiệm những tin tức truyền đạt của bạn, hoặc bạn chỉ đơn giản là không có được tác động mà bạn đã nhắm đến.
Vậy làm thế nào để trở thành một người biết lắng nghe?
Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng và kĩ thuật nhất định. Dưới đây là một vài mẹo vặt và những phương pháp bạn có thể áp dụng để trở thành một người biết lắng nghe thực sự, một người mà người khác luôn muốn trò chuyện.
Lắng nghe một cách chủ động: Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói. Tập trung bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết. Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình.
Đặt câu hỏi: Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe. Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. Khi người nói bỗng dưng đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn. Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói.
Hưởng ứng người nói: Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục, hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: “Vậy ý của bạn là…” hay “Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không…” Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Hãy cởi mở với người nói. Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.
Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày: Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt.
Im lặng: Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người biết lắng nghe phải thật sự thoải mái khi ở trong môi trường đó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công. Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết lắng nghe thực sự. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng. Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, tiếp thu ý kiến đánh giá của người khác- một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn và phức tạp.
Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại. Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.
Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong giao tiếp hàng ngày.
Theo Ybox.
Xem bài gốc tại đây.