• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
    • Vòng Tay Nước Mỹ 11 – Los Angeles Metropolitan Area
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • June
  • 21
  • Lương Hoài Nam-Visa và tầm nhìn

Lương Hoài Nam-Visa và tầm nhìn

Luyen Nguyen
21/06/2015 No Comments
“Lo mất 11 triệu USD thu phí visa một năm là rất thiển cận. Chúng tôi tính rằng nếu Việt Nam bỏ cấp visa với một số nước như Thái Lan, Singapore đã làm, chỉ với lượng khách tăng 160.000 người mỗi năm thôi thì đã giúp Việt Nam tăng thu khoảng 200 triệu USD mỗi năm”.

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) vừa tổ chức hôm 9/6, ông Ken Atkinson, Trưởng nhóm công tác du lịch, đã phát biểu như vậy.

Chỉ một ngày trước, hôm 8/6, tại phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Văn hoá – Thể thao – Du lịch Hoàng Tuấn Anh làm phép so sánh cụ thể hơn, khi cho biết Thái Lan đã miễn thị thực cho 61 nước, trong đó 40 nước được miễn đơn phương, Singapore đã miễn thị thực cho 180 nước, trong đó 80 nước được miễn đơn phương. Rồi ông kết thúc bài phát biểu của mình với câu hỏi buông lửng: “Việt Nam đứng thứ sáu trong 20 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới, có nhiều bãi biển thuộc hạng đẹp nhất thế giới. Sơn Đoòng là một trong 12 hang động kỳ thú nhất thế giới. Vịnh Hạ Long là một trong những kỳ quan ấn tượng nhất thế giới…Vậy, điều gì làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng khách du lịch?”. Tôi cảm nhận có sự ấm ức trong từng câu phát biểu của Bộ trưởng tại nghị trường.

Những người không ủng hộ việc nới lỏng visa du lịch thường nêu điều kiện:miễn visa song phương, trên cơ sở có đi có lại. Đôi khi họ cũng lợi dụng tâm lý tự tôn, cho rằng người ta coi thường mình, người ta có miễn visa cho mình đâu mà mình lại miễn visa cho người ta? Theo tôi đó là một cách suy nghĩ thiển cận.

Khoảng 20 năm trước, một cán bộ ngoại giao Tây Âu trao đổi với tôi: “Visa du lịch chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là nguyên tắc song phương. Mỗi nước có những ưu tiên riêng và những vấn đề xã hội riêng. Các nước miễn visa du lịch cho công dân nước tôi vì họ muốn nhiều công dân nước tôi đến tham quan, nghỉ dưỡng và mang nhiều ngoại tệ vào nước họ. Du lịch là một kiểu xuất khẩu tại chỗ. Du khách nước tôi cũng không gây ra hệ lụy gì đáng kể cho nước họ. Nhưng chúng tôi lại có những ưu tiên, vấn đề rất khác, chúng tôi không thể quá thoáng với khách du lịch đến từ nước họ, để công dân của họ đến nước chúng tôi quá dễ, quá đông”. Khi đọc tin tức về một số người Việt trồng “cỏ” (cần sa), lao động chui, trốn thuế ở một số nước, tôi có thể hiểu được những ẩn ý sau lời giải thích của nhà ngoại giao. Chính sách miễn visa du lịch đơn phương của Thái Lan, Singapore cũng là minh chứng thuyết phục cho những gì ông giải thích cho tôi. Chúng ta cần cải thiện thương hiệu người Việt trong con mắt thiên hạ, để người ta yên tâm mở cửa chào đón chúng ta.

Cũng có người cho rằng việc siết chặt visa là vì an ninh, quốc phòng. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có ý kiến như vậy. Việc miễn visa không đồng nghĩa với việc bất kỳ công dân nào của nước được miễn visa cũng mặc nhiên có quyền vào nước ta. Cho vào hay không cho người nào đó vào là quyền của mỗi quốc gia. Không ai có quyền yêu cầu lời giải thích. Ngay cả khi tôi có visa vào Mỹ, cơ quan cửa khẩu của Mỹ vẫn có quyền không cho tôi nhập cảnh mà không cần giải thích lý do. Mặc dù các nước ASEAN đã miễn thị thực du lịch cho nhau, nhưng người thường xuyên có thái độ thù địch, kích động hận thù với Việt Nam có thể bị từ chối nhập cảnh và chẳng có quyền gì yêu cầu các cơ quan nước ta giải thích lý do từ chối. Không ai có quyền khiếu nại những quyền bất khả xâm phạm của quốc gia khác, kể cả quyền cho hay không cho phép nhập cảnh. Người nào cũng có thể đến gõ cửa nhà tôi, không cần có thư mời, nhưng mở cửa mời người đó vào hay không lại là quyền của tôi.

Giá trị của việc miễn visa du lịch không nằm ở tiền. Khách du lịch vào Việt Nam mỗi người chi tiêu 1.000-1.500 USD, tương đương với việc của ta mua mấy tấn gạo, họ không tiếc mấy chục USD lệ phí visa. Nhưng tờ visa tạo ra cho họ nhiều thủ tục nhiêu khê, nhiều mối bận tâm khó chịu. Có ít khách du lịch nào được trả đúng mức lệ phí visa như Bộ Tài chính công bố. Hầu hết khách du lịch phải xin visa qua các công ty dịch vụ và phải trả cao hơn nhiều.

Việt Nam không có đại sứ quán, lãnh sự quán ở nhiều nơi trên thế giới để khách du lịch dễ tiếp cận xin visa. Việt Nam cũng không có chính sách uỷ quyền cho nước khác cấp visa (như Latvia ủy quyền cho Hungary, Lithunia ủy quyền cho Đan Mạch nhận hồ sơ và cấp visa ở Việt Nam).

Theo tôi, những hạn chế về chính sách visa du lịch và bất cập trong hoạt động quảng bá du lịch là hai “nút thắt cổ chai” chính cho sự phát triển du lịch.

Việt Nam cần có chính sách cởi mở hơn về visa du lịch, bao gồm tăng danh sách nước được miễn visa, triển khai visa điện tử (e-visa), hoàn thiện chính sách visa tại cửa khẩu (visa-on-arrival), áp dụng visa trung chuyển (transit visa). Đối với hoạt động quảng bá du lịch, cần nhanh chóng hình thành Quỹ phát triển du lịch và Cơ quan quảng bá du lịch Việt Nam trên cơ sở áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn tốt của khu vực và thế giới.

Theo Vnexpress.

Xem bài gốc tại đây.

Post navigation

5 dòng mở đầu bạn nên tránh khi viết một lá thư xin việc
Bí quyết học tiếng Anh của nam sinh đạt 110/120 điểm TOEFL

Related Articles

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments

Phụ nữ có đang tự giới hạn bản thân mình?

Khanh Ly
10/03/202210/03/2022 No Comments

Chống ‘Côvy’, du học sinh Việt hoạt động, kết nối nhộn nhịp trên mạng

Phương Uyên
29/01/202229/01/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • HỘI TNSVVN TẠI CALIFORNIA CHÍNH THỨC ĐĂNG CAI TỔ CHỨC VÒNG TAY NƯỚC MỸ 11
  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

June 2015
M T W T F S S
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  
« May   Jul »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes