Ông chủ McDonald’s – Ray Kroc chỉ giàu lên khi đã 52 tuổi, còn Momofuku Ando sáng tạo ra mỳ gói ở tuổi 48.
Chúng ta thường có suy nghĩ tiêu cực rằng sinh nhật chỉ là lời nhắc nhở cho thấy một năm nữa đã qua và hoài bão của ta đã phai dần theo năm tháng. Tuy nhiên, có rất nhiều ví dụ khẳng định rằng thành công không phải lúc nào cũng đến trước năm 40 tuổi. Như Henry Ford chế tạo ra mẫu xe hơi Model T năm 1908 khi ông đã 45 tuổi.
Ray Kroc từng là nhân viên kinh doanh máy lắc sữa trước khi mua lại McDonald’s ở tuổi 52 vào năm 1954. Sau đó ông đã biến thương hiệu này trở thành chuỗi cửa hàng ăn nhanh lớn nhất thế giới.
Harland Sander (Colonel Sander) đã 62 tuổi khi ông bắt đầu nhượng quyền cửa hàng đồ ăn nhanh KFC vào năm 1952. 12 năm sau, ông bán KFC với giá 2 triệu USD.
Sam Walton đã có sự nghiệp quản lý bán lẻ khá thành công khi mới 20, 30 tuổi. Nhưng thời kỳ hoàng kim của ông chỉ thực sự đến khi ông thành lập Wal-mart năm 1962, khi đã 44 tuổi.
Momofuku Ando đã chính thức ghi tên mình vào lịch sử đồ ăn đóng gói thế giới khi phát minh ra mỳ ăn liền năm 1958 ở độ tuổi 48.
45 tuổi, Jack Weil thành lập thương hiệu thời trang cao bồi đình đám Rockmount Ranch Wear. Ông vẫn giữ chức CEO cho đến khi qua đời năm 2008 ở tuổi 107.
Taikichiro Mori là một học giả trước khi trở thành nhà đầu tư bất động sản ở tuổi 51 và lập hãng xây dựng Mori. Những khoản đầu tư khôn ngoan sau đó đã đưa ông trở thành người giàu nhất thế giới vào năm 1992 với khối tài sản trị giá 13 tỷ USD.
Wally Blume đã gắn bó rất lâu với ngành công nghiệp sữa trước khi thành lập hãng kem Denali Flavors năm 1995 ở tuổi 57. Doanh thu năm 2009 của Denali Flavors là 80 triệu USD.
Gary Heavin đã 40 tuổi khi mở trung tâm thể dục thẩm mỹ Curves đầu tiên năm 1992, biến nó trở thành một trong những chuỗi thương hiệu được nhượng quyền mạnh nhất thập niên 90.
Jack Cover từng là một nhà khoa học làm việc cho các tổ chức như NASA và IBM cho đến khi trở thành doanh nhân thành đạt nhờ phát minh súng bắn điện năm 50 tuổi.
Theo Ybox
Xem bài gốc tại đây