• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
    • Cuộc thi HTNM-11 năm 2023
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
    • Vòng Tay Nước Mỹ 11 – Los Angeles Metropolitan Area
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • July
  • 7
  • Tôn Nữ Thị Ninh- Đại học không vì lợi nhuận

Tôn Nữ Thị Ninh- Đại học không vì lợi nhuận

Luyen Nguyen
07/07/2015 No Comments
Tôi có bốn năm thực tiễn theo đuổi dự án thành lập một trường đại học tư thục không vì lợi nhuận và thời gian đó đã phải “vật lộn” với ngộ nhận khá tai hại giữa đại học vì lợi nhuận và đại học không vì lợi nhuận.

Giai đoạn đầu triển khai, khi nhóm sáng lập tiếp xúc với một vài đại gia để vận động họ đầu tư cho một trường đại học tư thục không vì lợi nhuận thì họ tỏ ra khó hiểu khái niệm này và chất vấn: “Tư thục sao lại không vì lợi nhuận?”. Sau đó khi quảng bá dự án với các nhà đầu tư tiềm năng, chúng tôi đành không sử dụng cụm từ đó nữa mà phải lái theo dạng “đại học tư thục hướng tới lợi ích chung” (private university committed to public service). Trong khuôn khổ một hội nghị về giáo dục đại học, chúng tôi cũng đã thắc mắc trực tiếp với một vụ trưởng của Bộ Giáo dục Đào tạo về lý do áp đặt mô hình công ty cổ phần vào đại học tư thục, kể cả khi đại học đó chọn phương thức không vì lợi nhuận. Tiếc rằng, chúng tôi không nhận được bất cứ lời lý giải nào.

Ở Việt Nam, tôi cho rằng, câu chuyện đại học vì lợi nhuận và đại học không vì lợi nhuận đang tồn tại ngộ nhận ở những mức độ khác nhau, không chỉ trong công chúng mà cả trong một bộ phận nhất định của giới chuyên môn và thậm chí của viên chức cơ quan chuyên trách là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cho đến gần đây hầu như người ta đồng nhất đại học tư thục với đại học vì lợi nhuận.

Trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển như Mỹ và Anh, những đại học tư thục có chất lượng nhất là các trường danh giá như Harvard, Princeton, Stanford hay Oxford, Cambridge đều là không vì lợi nhuận. Đại học Harvard có nguồn tài chính hơn 32 tỷ USD; Đại học Princeton và Đại học Stanford: hơn 18 tỷ USD; Đại học Cambridge và Đại học Oxford: hơn 7 tỷ USD, chủ yếu do các doanh nghiệp, cựu sinh viên và những mạnh thường quân đóng góp. Mặc dù họ rất giàu có và nguồn tài chính khổng lồ của họ được giao cho những công ty quản lý quỹ rất chuyên nghiệp đầu tư lấy lãi cho trường, nhưng không cá nhân nào được chia lợi nhuận, cổ tức và số tiền lãi đó được sử dụng để vận hành và phát triển trường.

Đương nhiên để làm được điều đó cần tổ chức quản trị đại học (governance) một cách phù hợp dựa trên nhận thức đúng về vấn đề “sở hữu nhà trường”. Ta thử phân tích trường hợp Đại học Harvard. Nếu hỏi ai là chủ sở hữu Đại học Harvard thì không thể trả lời John Harvard, người đầu tiên đã hiến tặng khoản tài chính để bắt đầu thành lập trường. Công ơn của người sáng lập Harvard được ghi nhận chỉ với bức tượng tôn vinh ông đặt ở vị trí trang trọng trong trường. Cũng không có cổ đông, nhóm hay tập thể cổ đông, nhà đầu tư nào có thể coi là chủ sở hữu. Sau mấy thế kỷ vận hành và phát triển, có thể xem Đại học Harvard là tài sản hữu hình và vô hình mà các thế hệ mạnh thường quân, giáo sư và nhà nghiên cứu, sinh viên – quá khứ và đương đại – đã tạo nên giá trị và thương hiệu của đại học xếp hạng số một thế giới. Nói cách khác, chính cộng đồng đó là chủ sở hữu Đại học Harvard. Điều này thể hiện qua quyền quyết định (quyền lực) ở hai cơ chế quản trị chính của Đại học Harvard: (1) Hội đồng giám sát do cựu sinh viên Harvard bầu; (2) Nghiệp đoàn Harvard (Harvard Corporation/ The President and Fellows of Harvard College) gồm 13 cựu sinh viên Harvard. Qua việc này có thể thấy Harvard Corporation không phải là công ty trong đó quyền lực nằm trong tay Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị, nghĩa là chủ yếu trong tay các nhà đầu tư vốn (hữu hình).

Đại học tư thục vì lợi nhuận vẫn sẽ tồn tại ở Việt Nam nhưng theo tôi ở tầm quốc gia và nếu muốn đảm bảo chất lượng cao, bền vững và triển vọng vươn lên trước mắt ở tầm khu vực thì giáo dục đại học tư thục chủ yếu phải là không vì lợi nhuận và quan hệ hỗ tương với các trường đại học công lập. Với tầm nhìn như thế, nhà nước về lâu dài nên tạo thêm điều kiện pháp lý cho các đại học tư thục hoàn toàn không vì lợi nhuận.

Tôi cho rằng, điều kiện cơ bản về pháp lý và quản trị mà trường đại học tư thục không vì lợi nhuận cần là không áp đặt loại trường này phải tổ chức theo dạng công ty cổ phần mà cho phép tổ chức như một quỹ từ thiện chẳng hạn, sao cho không bị chi phối bởi khái niệm cổ phần, cổ đông, cổ tức – nghĩa là ít nhiều bởi khái niệm vì lợi nhuận.

Cuối cùng tôi nuôi hy vọng những người, những thực thể có nguồn tài chính thích hợp để đóng góp cho sự ra đời hay phát triển của một trường đại học ở Việt Nam hiện nay là các doanh nhân thành đạt và các công ty vững mạnh sẽ đóng góp một cách sáng suốt vì tầm nhìn rộng lớn và lâu dài của nền giáo dục Việt Nam qua việc “hiến tặng” – hiểu như “endowment” – của nhiều doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp lớn – những người thành đạt đầu tư trở lại cho cộng đồng.

Theo Vnexpress

Xem bài gốc tại đây

Post navigation

Chính thức mở đăng ký Vòng Tay Nước Mỹ 3 (Austin, Texas – 7,8,9 / 8 / 2015)
ĐH phi lợi nhuận: Không phải thiên đường trú ẩn của kẻ bất tài

Related Articles

những nẻo đường nước mỹ Những nẻo đường nước Mỹ nước Mỹ

NƯỚC MỸ – ĐIỂM HẸN CỦA NHỮNG LỮ KHÁCH VĂN NHÂN

Hanh Nguyen
23/10/202330/10/2023 No Comments

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments

Phụ nữ có đang tự giới hạn bản thân mình?

Khanh Ly
10/03/202210/03/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • NƯỚC MỸ – ĐIỂM HẸN CỦA NHỮNG LỮ KHÁCH VĂN NHÂN
  • Hành trình trở thành chuyên gia Google của ba chàng kỹ sư công nghệ đam mê hỗ trợ cộng đồng
  • Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ 11 – Năng Lượng Gắn Kết – Empowerment in Unity
  • BV-018 Bài dự thi HTNM11 “Everything Will Be Fine”
  • BV-017 Bài dự thi HTNM11 “4 Biết Để Trưởng Thành”
  • BV-016 Bài dự thi HTNM11 “Cuộc Đua Về Sức Bền, Tinh Thần và Sự Kỷ Luật”
  • BV-015 Bài dự thi HTNM11 “Nước Mỹ Màu Gì?”
  • BV-014 Bài dự thi HTNM11 “Phá Vỡ Khuôn Khổ Để Khám Phá Bản Thân”
  • VIDEO-010 Bài dự thi HTNM11 “Yêu Xa – Hành Trình Tạo Khoảng Cách Hay Kết Nối?”
  • BV-013 Bài dự thi HTNM11 “Trưởng thành là khi…”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

July 2015
M T W T F S S
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
« Jun   Aug »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes