“Tôi muốn Munchery nổi tiếng như McDonald’s. Tôi sẽ đi đến tận cùng của thế giới để làm điều đó”, Tri Tran, người sáng lập và CEO của phần mềm đặt món ăn Munchery, cho biết.
Tri Tran, đồng sáng lập kiêm CEO của mạng Munchery, phần mềm chuyên cung cấp cho người dùng trực tuyến các bữa ăn từ đầu bếp địa phương từng là cựu Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại các trường đại học bang New England khi còn theo học Viện Công nghệ Massachusetts (1992-1997).
Việc sáng lập ra trang mạng Munchery với hàng triệu người truy cập, phục vụ hàng ngàn đơn đặt hàng mỗi ngày đã khiến Tri Tran và người đồng sáng lập Conrad Chu trở thành một trong 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất tại Thung lũng Silicontheo bầu chọn của Business Insider.
Ông chủ của một trong những nền tảng ẩm thực trực tuyến “hot” nhất tại Mỹ
Tri Tran nảy ra ý tưởng lập Munchery, một Etsy hay Uber trong lĩnh vực thực phẩm vào năm 2010. Khi đó, ông được giao nhiệm vụ nấu một bữa ăn cho gia đình bao gồm ông, vợ ông và hai con trai. Tuy nhiên, ông luôn băn khoăn sẽ “nấu gì cho bữa ăn tối?”.
“Tôi có một người hàng xóm là một đầu bếp. Ông thường đến các gia đình, nấu thuê một bữa ăn gồm 6 hoặc 10 món ăn và đặt nó trong tủ lạnh của họ. Khi khách hàng về nhà và họ có thể thưởng thức các món ăn đó trong vài ngày”, Tri Tran nói với Business Insider.
Tuy nhiên, chi phí để thuê một người đầu bếp như thế này trong một lễ đính hôn thường lên tới 700-800 USD. “Tôi biết họ đã làm rất nhiều món ăn, nhưng tôi không có cách nào đủ khả năng chi trả cho loại dịch vụ này”, ông nói.
Vì vậy, ngay sau đó ông đã dựa trên những kiến thức và kỹ năng về công nghệ của mình để bắt tay tạo ra một trang web cung cấp dịch vụ đặt các món ăn trực tuyến với chi phí rẻ hơn.
Năm 2011, Munchery ra đời. Munchery, cung cấp một thực đơn các món ăn với đầy đủ các món từ món khai vị, món chính, món tráng miệng cho tới các đồ uống và các bữa ăn cho trẻ em được thực hiện bởi các đầu bếp. Thay vì đặt hàng từ các bên thứ ba, như các nhà hàng hoặc ký hợp đồng với các đầu bếp, các đầu bếp của Munchery làm việc ngay trong các cơ sở của công ty.
Cùng năm, Munchery đã kêu gọi được tới 39,9 triệu USD vốn tài trợ liên doanh, trong đó có 28 triệu USD được huy động từ vòng gọi vốn Series B hồi cuối tháng Tư từ các nhà đầu tư bao gồm Menlo Ventures, Justin Mateen đồng sáng lập Tinder và Sherpa Ventures. Tháng trước, công ty này vừa tuyên bố kết thúc Series C với 85 triệu USD huy động được.
Tri Tran gặp người đồng sáng lập Conrad Chu vào năm 2003 khi họ cùng làm chung tại GetActive, sau đó mỗi người đã chuyển sang những công ty khác nhau. Năm 2010, khi Tri Tran quyết định đã đến lúc phải bắt đầu công ty riêng của mình, ông đã hợp tác cùng Conrad Chu.
Cả hai khi đó đều là những ông bố tuổi 30 muốn làm một cái gì đó cho những đứa con nhỏ của họ. Ý tưởng tạo ra Munchery ban đầu xuất phát từ mong muốn giải quyết tình trạng khó xử hàng ngày của hai ông bố đối với bữa ăn cho gia đình của họ.
Tại Munchery, Tri Tran chịu trách nhiệm điều hành, trong khi Conrad Chu giám sát các hoạt động công nghệ. Họ thuê Michael Schaecher người từng làm tại Airbnb về phụ trách mảng tiếp thị.
Bên cạnh đội ngũ quản lý cốt lõi, Munchery còn có ba kỹ sư phần mềm toàn thời gian, một nhiếp ảnh gia, hai nhà thiết kế, một người quản lý ẩm thực tại San Francisco, một chuyên viên chăm sóc khách hàng, và một cộng tác viên phát triển kinh doanh.
Các đầu bếp do Munchery tuyển mộ phần lớn đến từ các nhà hàng nổi tiếng của New York và có trung bình 17-20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ẩm thực.
Mỗi món ăn của Munchery sẽ gắn kèm tên của đầu bếp làm ra món ăn, với một bức ảnh và mô tả chi tiết về thành phần món ăn. Khi khách hàng đã chọn được món, sẽ mất tối đa một giờ để món ăn có thể được giao đến tận nơi.
Ban đầu, Tri Tran và Conrad Chu định hướng Munchery phát triển theo mô hình của eBay: các đầu bếp là những người bán hàng, và mọi người sẽ đặt hàng trực tuyến thông qua việc chọn món từ menu các món ăn. Nhưng ngay sau đó cách làm này đã bộc lộ rất nhiều bất cập như: các đầu bếp thậm chí phải đi giao hàng. Tuy nhiên, “họ không giỏi giao hàng và họ chụp ảnh cũng rất kém”, Tri Tran cho biết.
Để khắc phục tình trạng trên, hiện nay các đầu bếp của Munchery đã nấu các món ăn bằng các thiết bị nhà bếp của Munchery, và công ty này có đội ngũ nhiếp ảnh gia riêng để làm cho hình ảnh món ăn trông thật hấp dẫn.
Nền tảng trực tuyến của Munchery cũng cho phép các đầu bếp tương tác nhiều hơn với khách hàng của họ. Mặc dù các khách hàng đang thưởng thức những bữa ăn ở nhà, họ vẫn có thể biết nhiều hơn về các đầu bếp đã làm ra món ăn cho họ hơn là khi họ dùng bữa tại nhà hàng. Bài viết của Munchery thường kèm theo ảnh và thông tin của các đầu bếp và phần để các khách hàng gửi thông tin phản hồi.
Với mô hình này, khách hàng cũng ngày càng được hưởng lợi về kinh tế, ví dụ càng đông khách Munchery sẽ càng giảm giá. Khi họ tung ra dịch vụ này vào năm 2011, một bữa ăn có giá trung bình khoảng 25 USD. Tuy nhiên, càng về sau, giá càng giảm xuống 19 USD, rồi 16 USD, 14 USD, 12 USD và hiện nay là 9 USD. “Giá này đã rẻ hơn cả McDonald’s, ông Tran nói.
Hiện nay, Munchery có 18.000 khách hàng, 40 % trong số đó đã đặt hàng ít nhất ba lần. Dù công ty vẫn dựa trên phương thức quảng cáo truyền miệng và tổ chức chương trình giới thiệu tới khách hàng nhưng họ vẫn nhận được thêm 300 khách hàng mỗi tuần.
Đi đến tận cùng của thế giới để thành McDonald’s thứ hai
Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số, rất nhiều dịch vụ đặt món trực tuyến tương tự cũng đang tạo ra cho Munchery một sức ép cạnh tranh khá lớn. Trong đó, các phần mềm khởi động như Blue Apron hay Plated đang cung cấp công thức nấu ăn và các thực phẩm đến tận cửa từng nhà; Instacart, một công ty tỷ đôla khác chuyên cung cấp dịch vụ mua sắm hàng tạp hóa cho người dùng; Seamless and Grubhub gửi chuyển các bữa ăn từ nhà hàng địa phương đến tận nhà; KitchenSurfing cho phép thuê một đầu bếp theo yêu cầu trong một đêm; và đối thủ mới đây nhất của Munchery, Sprig cũng cho thuê các đầu bếp làm bữa ăn tại nhà.
Dù vậy, không giống Sprig, thường chỉ cung cấp một vài món khai vị, các món tráng miệng và các món ăn vặt cho cá nhân, Munchery nhấn mạnh vào chức năng phục vụ bữa ăn hàng ngày cho các gia đình và một loạt các bữa ăn cho trẻ em.
Để dẫn đầu mảng dịch vụ này, Munchery cần mở rộng chiến lược xâm chiếm thị trường tương tự như Uber. Riêng các thành phố của Mỹ cũng đã có rất nhiều tiềm năng để Munchery khai phá; nếu công ty này không nắm bắt được thị trường thì các công ty khác sẽ sẵn sàng nhảy vào. Tất nhiên, điều này sẽ khiến cho các nhà đầu tư vào Munchery không hài lòng.
Tri Tran cho biết dù phải cố gắng để chiếm lĩnh thị trường nhưng điều quan trọng nhất vẫn là tất cả những người làm việc cho ông đều cảm thấy rằng Munchery là “một cái gì đó mà họ có thể tin tưởng”. Munchery cũng dành một phần tiền bán các món ăn để quyên góp cho các ngân hàng thực phẩm địa phương như Food Bank Marin tại vịnh Area hay City Harvest ở New York.
Không giống như một số phần mềm khởi động khác tại vịnh Area, đang dính phải những vụ kiện vì có khả năng phân biệt đối xử với người làm và không cung cấp cho họ những trợ cấp, tiền làm thêm giờ, các khoản bồi thường khác,… Munchery rất minh bạch thông tin các chế độ cho người điều hành cũng như các đầu bếp.
Đây là một quyết định kinh doanh đầy đạo đức của Tri Tran, đồng thời cũng là một động thái kinh doanh hiểu biết.
Bên cạnh đó, việc công ty phát triển với tốc độ từ 18% đến 25% qua từng tháng cũng đang đặt ra một bài toán đau đầu cho Tri Tran trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và giữ nguyên vẹn văn hóa doanh nghiệp.
Nếu như ở một hai năm đầu thành lập Munchery có sáu người đầu bếp, nấu ăn tổng cộng 1.000 món ăn mỗi tuần cho khoảng 80 khách hàng mỗi đêm với một đội ngũ 5 người điều phối. Một năm sau đó, họ đã phát triển gấp 10 lần và cung cấp 3.000 món ăn hàng ngày.
“Khi chúng tôi lớn mạnh, tôi không muốn mất nhóm này. Chúng tôi có 5 người đặt nền móng và hiện nay nhóm điều khiển đã tăng gấp 10-11 lần”. “Chúng tôi có các đầu bếp, những người đã nói rằng ‘Munchery sẽ là chương cuối trong cuộc đời của tôi’. Đây là nơi cung cấp thế giới ẩm thực tốt nhất. Chúng tôi đang thử thách con đường cũ để mang lại thành công cho một đầu bếp và đem lại cho họ một sự thay thế”, ông Tran nói.
“Tôi cũng không nghĩ rằng tôi sẽ bán phần mềm khởi động này. Đó là một điều ngu ngốc”, ông Tran nói.
Ông cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển để Munchery có thể phục vụ nhiều người hơn. Nếu bạn là một doanh nhân ở độ tuổi 20, bạn có thể nghĩ về việc bán nó. Nhưng tôi đã 37 tuổi. Tôi không thể mạo hiểm bán ‘đứa con’ của mình để sau đó không còn gì cả”.
Theo Ybox
Xem bài gốc tại đây