Trong hai năm qua Christina Walsh đã sang Nhật, vượt sa mạc Atacama ở Chi Lê, trượt tuyết ở núi Alps tại Áo và đi du lịch Vienna và Budapest.
Cô gái 29 tuổi này không đi nghỉ dài ngày hoặc nghỉ giữa kỳ của trường. Cô đang học thạc sỹ quản trị kinh doanh tại Trường Wharton School ở Đại Học Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Đối với nhiều người học lấy bằng MBA thì việc đi lại nhiều nước đã trở thành một phần chính trong kinh nghiệm của trường kinh doanh. Một phần nào, đó là suy nghĩ về yêu cầu ngày càng tăng đối với người quản lý để hiểu kinh doanh sẽ như thế nào ở các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, một vấn đề ít người nghĩ đến, đó là liệu những chương trình như vậy thực tế có giúp ích sinh viên có được khả năng bao quát hơn trong suy nghĩ và trong thực tiễn kinh doanh hay không.
Tầm quan trọng đối với Hoa Kỳ
Việc nhấn mạnh tầm quan trọng đối với đi lại nhiều nước được thịnh hành nhiều hơn trong các chương trình MBA tại Mỹ so với các nước khác, Matt Symonds, Giám Đốc Fortuna Admissions, một Công ty Tư vấn đào tạo thạc sỹ, nói. Một phần cũng là vì những trường kinh doanh châu Âu thường thu hút các sinh viên tới từ rất nhiều nước và các chuyên gia của trường cũng thường hay làm việc ở các quốc gia khác hơn. Tuy nhiên ở Hoa Kỳ phần lớn các sinh viên là người Mỹ và thường ít kinh nghiệm làm việc quốc tế và đi lại trên thế giới.
Để đáp ứng yêu cầu của các sinh viên và chủ các hãng về việc cần nhiều trải nghiệm quốc tế hơn nữa, các trường kinh doanh đã bắt đầu đưa các chương trình quốc tế vào trong giáo trình học trong khoảng mười năm gần đây. Từ các khóa ngắn hạn và các dự án tư vấn cho tới các học kỳ học ở nước ngoài, phần lớn các sinh viên MBA có thể đánh dấu vào ô để chọn cho chương trình trong hai năm học của mình. Trong khi một số chuyến đi là nặng về vui chơi thì những chuyến khác lại với dụng ý để thiết lập các mối quan hệ công việc chuyên môn và một vài chương trình thâm nhập thực tế có thể giúp xin được việc làm sau khi tốt nghiệp.
“Kinh nghiệm làm việc quốc tế có thể thực sự làm thay đổi quan điểm và cho bạn thấy những cách kinh doanh kiểu khác,” Symonds nói. Thí dụ như, người Mỹ thường nghĩ Thung Lũng Silicon là đầu mối nổi trội về công nghệ, nhưng nó “không phải là văn hoá duy nhất của công nghệ,” Symonds nói. “Nếu được làm việc ở Tel Aviv hoặc Berlinhoặc Thượng Hảibạn sẽ thấy rõ ngay điều này.”
Tại Trường Kinh Doanh Columbia ở New York, một chuyến du học quốc tế tới 10 ngày có bố trí để sinh viên gặp gỡ trao đổi với những quan chức của nhà nước và của tổ chức điều hành và tham quan các công ty và cơ sở văn hoá đã hoạt động quy củ của các nước như Nhật Bản, Ý và Indonesia. Một chuyến du học của Trường Kinh Doanh McCombs ở Trường Đại Học Texas- Austin có kết hợp việc học tại lớp với chuyến du học văn hoá và kinh tế chuyên sâu tại những nơi như Trung Quốc và Nam Phi. Những chương trình khác lại kết nối sinh viên với công ty ở nước ngoài trong những đề án tư vấn tại chỗ và kéo dài nhiều tuần.
Có hiệu quả hay không?
Tuy nhiên không phải tất cả các chuyến đi đều mang ý nghĩa đào tạo; một số chuyến là quá ngắn và quá thiên về bản tính xã hội nên khó có thể giúp sinh viên có tầm nhìn rõ nét về văn hoá và cách thức kinh doanh. Symonds nói việc này tùy thuộc các trường làm sao đảm bảo cho các chuyến du học này nêu được “cái hay và cái dở” của việc kinh doanh ở một thị trường cụ thể.
Xét về góc độ học hỏi, nhà trường thực sự cần thiết kế các chuyến du học và tham quan thực tế để đảm bảo tương tác của họ với những đại diện công ty họ thăm là thực sự khai sáng và bổ ích,” Symonds nói.
Những kinh nghiệm của các chuyến du học thạc sỹ khác thậm chí còn không tỏ ra có tính đào tạo, thí dụ như chuyến đi trượt tuyết, nó là một hạng mục cố định ở tất cả các trường kinh doanh. Ấy vậy mà rất nhiều sinh viên coi việc hình thành quan hệ từ những chuyến đi này cũng có giá trị không khác gì bất kỳ bài giảng trên lớp hay thực tập tại công ty khi đang đi học.
“Bạn củng cố một cách rõ ràng quan hệ và sự gắn bó,” Walsh, sinh viên của trường Wharton, nói. “bạn có thể thấy họ ở trong lớp, nhưng hễ đi lại cùng với họ thì tính năng động của mối quan hệ thay đổi ngay.”
Trong một số trường hợp, những quan hệ này có thể phát triển thành kết nối mang tính chuyên môn nghề nghiệp mà nó dẫn đến cơ hội kiếm việc làm và kinh doanh sau này khi vào nghề.
Thâm nhập thực sự vào thực tế kinh doanh
Ngoài mục đích tạo lập quan hệ, một số chương trình được thiết kế nhằm hỗ trợ sinh viên kỹ năng học kinh nghiệm ngay trong thực tế. Thí dụ, Trường Kinh Doanh Harvard có đưa ra chương trình FIELD (Kinh Nghiệm Thâm Nhập Thực Địa Để Phát Triển Năng Lực Lãnh Đạo), nó bao gồm một đề án tư vấn do các sinh viên thiết lập cho một công ty làm việc ở một thị trường mới nổi.
Vincent Ho-Tin-Noe, một người tốt nghiệp năm 2013 tại Trường Kinh Doanh Harvard và người đồng sáng lập Cty tư vấn MBA Admissions Advisors, đã làm việc một tuần cho một công ty hàng tiêu dùng ở Ấn Độ. Anh cùng năm bạn học có làm việc với Phòng Lọc Nước của khách hàng về việc phân tích thị trường để hỗ trợ cho việc bán nước đã lọc ở khu vực Mumbai.
“Kinh nghiệm quốc tế của tôi (trước khi học ở trường) chỉ hạn chế ở châu Âu và Bắc Mỹ, và chương trình Field đã cho tôi cơ hội thử sức ở ngoài thị trường mà tôi đã quen thuộc,” Ho-Tin-Noe nói. Chuyến du học đã đưa anh trải nghiệm thực tế ở các thị trường mới, anh nói. Như là một phần thưởng thêm, anh đã ở lại Ấn Độ hai tuần sau đề án để tham quan và học thêm về văn hoá. Anh nói một số bạn học của anh đã được chấp thuận vào làm ở dạng học việc hoặc chính thức ở những nước mà trước đó họ làm đề án.
Ho-Tin-Noe, sinh ra tại Paris, nói rằng đề án là một cơ hội học hỏi những thách thức mà các hãng Ấn Độ phải đối mặt và học những mô hình kinh doanh mà chúng sẽ không thể tồn tại ở Hoa Kỳ và châu Âu.
Symonds, tư vấn cho viên theo học MBA, nói rằng ngay cả những chuyến đi “chỉ để vui chơi” cũng có thể giúp mở rộng tầm nhìn cho những thế hệ các nhà lãnh đạo kinh doanh tiếp theo.
“Người ta nói nhiều về ‘suy nghĩ toàn cầu, hành động theo địa phương, ông nói. “Tôi nghĩ rằng những kinh nghiệm quốc tế có thể thực sự biến câu nói này thành một thực tế sống động.”
Theo Ybox
Xem bài gốc tại đây