Vượt qua 170 hồ sơ đăng ký để dành tấm vé đến Boston – Mỹ cùng 3 bạn trẻ tại Hà Nội, Phan Khắc Ngọc sẽ có thời gian trải nghiệm vô cùng thú vị với những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phát triển dự án cũng như các chuyên gia đầu ngành từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, MIT trong tháng 5 này.
Chương trình Dream Project Incubator (DPI) được tổ chức bởi các nhà lãnh đạo trẻ của Boston Global Forum (BGF) – đây là diễn đàn tập trung các nhà lãnh đạo để trao đổi các vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn đến thế giới).
Đây là năm đầu tiên chương trình DPI được tổ chức và được chọn làm thử nghiệm với Việt Nam.
Với mục đích phát triển các bạn trẻ tiềm năng (dưới 25 tuổi) với các hỗ trợ phát triển về cả chuyên môn và kiến thức chung khác thông qua việc tiếp xúc với các môi trường như ĐH Havard, MIT và các hoạt động văn hóa-nghệ thuật khác ở Boston.
Chương trình sẽ chọn tối đa 5 cá nhân có các dự án tiềm năng để tham gia chương trình. Người tham gia sẽ được tài trợ toàn bộ chi phí bao gồm: tiền vé máy bay khứ hồi VN-Boston; Chi phí ăn ở; Hỗ trợ kết nối với các mentor, chuyên gia trong lĩnh vực mình muốn học hỏi; Hỗ trợ để có thể access một số tài nguyên của Havard và MIT như trung tâm khởi nghiệp, thư viện, phòng lab…; Cơ hội ở homestay và đi quan sát các chuyên gia, mentor; Ngoài ra trong khuôn khổ chương trình còn có nhiều hoạt động tham quan học hỏi về văn hóa, nghệ thuật khác
Chương trình sẽ triển khai 3 giai đoạn cho các đối tượng xuất sắc được chọn:
– 10 tuần trước khi sang Mỹ: sẽ phát triển ý tưởng, dự án của mình. Chuẩn bị và lên kế hoạch cho chuyến đi Mỹ.
– 10 tuần trog chương trình: kết nối với các chuyên gia, phát triển dự án với sự tư vấn của các mentor. Tham gia các hoạt động của ban tổ chức.
– 10 tuần sau khi trở về VN: tiếp tục phát triển dự án với những thứ đã thu nhận được từ chuyến đi.
“Đó là một buổi phỏng vấn thú vị khi các chị trong BGK hỏi rất nhiều về tính khả thi, thực tế của dự án; mức độ đam mê và thấu hiểu của mình với việc đang làm, cũng như liệu mình đã nghiên cứu kỹ và chứng minh được là vì sao mình cần phải đi sang Boston mà không phải ở Việt Nam” Ngọc chia sẻ khi có cơ hội trình bày trước những vị giám khảo “khó tính” như Nguyễn Trịnh Khánh Linh – Chairman & CEO at Dale Carnegie Vietnam Dac Nhan Tam Entrepreneur School JSC; Nguyễn Hữu Cát Thư – Massachusetts Institute of Technology 2012, Founder & CEO of Mindstep, Forbes Vietnam 30s under 30s of 2015; Đỗ Thị Thuý Hằng, Harvard Business School 2011, General Manager of iVIVU.com; Nguyễn Hương Thảo, Massachusetts Institute of Technology 2018 (Doctoral candidate), President of Thanh Nien Sinh Vien Boston (TNSV Boston) Association, Founder of Dream Project Incubator Program.
Dự án mà Khắc Ngọc được chọn tham gia chương trình là phát triển website hướng đến giúp các bạn học sinh, sinh viên có được định hướng nghề nghiệp tốt hơn. Dự án mong muốn giúp bạn trẻ tìm hiểu bản thân mình, từ đó định hướng bản thân theo đúng sở thích, tính cách của mình; hướng cho các bạn cách tìm hiểu về thị trường nghề nghiệp để có quyết định khôn ngoan; cuối cùng là lên cho mình một kế hoạch từng bước để đi được đến nơi bạn muốn đến. Website sẽ có những bài hướng dẫn, chia sẻ về khám phá bản thân; cách tìm hiểu thông tin để có thể đưa ra quyết định khôn ngoan. Bên cạnh đó là các công cụ thực tế như các bài test giúp bạn trong việc xác định bản thân và đưa ra các gợi ý. Một điểm anh thấy thích ý tưởng sử dụng công nghệ và internet vào giải quyết vấn đề là việc này sẽ giúp xóa đi khoảng cách địa lý. Không chỉ các bạn ở thành thị mà đặc biệt là các bạn ở những vùng xa xôi được tiếp cận những resouce này.
Ngoài các tác động trực tiếp đến các bạn học sinh, sinh viên (người hưởng lợi trực tiếp), dự án còn nhắm đến việc phát triển cho đội ngũ những bạn trẻ làm hướng nghiệp (để các bạn sẽ là các nhân tố tiếp tục đi làm hướng nghiệp, chứ không chỉ là một vài người như anh đơn độc). Cụ thể dự án muốn liên kết với các chuyên gia hướng nghiệp để đào tạo kiến thức hướng nghiệp cho các nhân tố hạt giống này. Sau đó họ sẽ là một đột nòng cốt sẽ tiếp tục đi làm hướng nghiệp cho các bạn khác.
Trong thời gian từ 6-10 tuần tại Mỹ, Ngọc sẽ có cơ hội được làm việc với mentor hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sỹ và cũng có kinh nghiệm về khởi nghiệp. Anh sẽ cùng ở homestay với anh ấy ở tại ký túc xá của MIT (Massachusetts Institute of Technology – trường đại học rất nổi tiếng). Anh cũng sẽ tham gia một số buổi training cũng như giao lưu với cộng đồng khởi nghiệp ở Boston để lấy thêm ý kiến cũng như xây dựng các mối quan hệ.
Hiện nay anh đang liên hệ với các chuyên gia về hướng nghiệp tại thành phố Boston để xin hỗ trợ đi thực tế quan sát phương pháp giáo dục và hướng nghiệp trong các trường high school, đại học và các tổ chức nghề nghiệp ở đó. Hiện nay đã kết nối được với một người chuyên gia hiện là Acting President của Massachusetts Career Development Association.
Ngoài ra, để thực hiện các ý tưởng như đào tạo một đội ngũ các bạn trẻ đam mê về hướng nghiệp thì anh mong muốn kết nối với càng nhiều chuyên gia về Career Development. Anh đang liên hệ một số chuyên gia ở Seattle và Santa Clara. Tuy nhiên những chi phí để có thể đi đến những nơi này không có trong chương trình nên đang tìm cách huy động hỗ trợ để mình có thể đi được.
Bước đường phát triển dự án còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc tìm kiếm nguồn kinh phí hỗ trợ, nhưng với Ngọc, anh vẫn có các hướng đi riêng của mình: “Có nhiều việc cần phải làm như tìm kiếm đội ngũ làm chung, phát triển ý tưởng, tìm kiếm nguồn vốn hoạt động…
Ý tưởng về dự án vẫn đang tiếp tục phát triển và gọt dũa thêm. Trong giai đoạn này mình sẽ tập trung vào phát triển ý tưởng và tìm kiếm người đồng chí hướng. Sau đó trong chuyến đi qua Boston mình sẽ cố gắng tìm các cơ hội trong chuyến đi này để từng bước hiện thực hóa nó.” – Ngọc chia sẻ
Trước đó TOXBadge – dự án Ngọc tham gia cùng những người bạn triển khai 1 năm vừa qua đã xây dựng được một công cụ gọi là bài trắc nghiệm hướng nghiệp Holland. Với bài test trực tuyến này thì sau khi các bạn làm xong bài test các bạn không chỉ nhận được những thông tin về kiểu tính cách, sở thích, khả năng mà đặc biệt sẽ nhận được gợi ý về ngành học và nghề nghiệp phù hợp với tính cách đó.
Dự án TOXBadge đã từng giành giải nhất tại cuộc thi VYE Business Competition của Mạng lưới khởi nghiệp trẻ Việt Nam (Viet youth Entrepreneurs – VYE) tổ chức.
Trước đó vào tháng 8/2014 Dự án TOXBadge đã giành chiến thắng trong cuộc thi ý tưởng CNTT giải quyết vấn đề xã hội E-CSO Hackathon tên là Code For Change do NGO Live and Learn Vietnam tổ chức. Với chiến thắng này đội của anh nhận được $15.000 tài trợ phát triển dự án từ Bộ Ngoại Giao Mỹ.
Theo Ybox
Xem bài gốc tại đây