• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • November
  • 4
  • Tâm sự của du học sinh lớp 10 về “Giấc mơ Mỹ”

Tâm sự của du học sinh lớp 10 về “Giấc mơ Mỹ”

Luyen Nguyen
04/11/2015 No Comments

Mặc dù luôn ấp ủ ước mơ du học Mỹ, nhưng trước đó tôi chưa thật sự “khởi động” gì để đạt được… cho đến năm cuối cấp 2.

Bằng nhiều cố gắng, tôi đã đỗ vào trường Chuyên ngoại ngữ của ĐHQG Hà Nội. Song cũng chính lúc biết tin đỗ thì bố mẹ tôi báo tin sẽ cho tôi sang Mỹ ăn học.

Xa bố mẹ, tôi thấy thật khác. Bình thường tôi không nói chuyện với người lạ vì đương nhiên rồi, ai chẳng được mẹ dặn là không được nói chuyện với người lạ. Vậy mà ở sây bay Taiwan tôi ngồi buôn chuyện với một chị gái người Việt sang L.A để học tiến sĩ. Chị ấy lên máy bay thì tôi lại kết thân với một bác sang định cư với con cháu ở San Francisco. Trên máy bay, tôi kết bạn với một người đàn ông Taiwan, người sau đó đã giúp tôi lấy lại phiếu xin vào nhập cảnh vào Mỹ, trong khi tôi tưởng đấy là túi nôn…

Ngày đầu đến trường quả là khó khăn. Ở đây học sinh học bằng giấy chứ rất ít dùng vở, chủ yếu dùng một cái gọi là binder để kẹp giấy có lỗ vào. Còn khóa của các locker ở Mỹ cũng rất khó mở. Tôi đã phải mất 1 tháng mới hoàn toàn quen cách mở khóa. Sau khi có 2 tủ đồ (1 tủ để sách, 1 tủ trong phòng thay đồ trước khi học thể dục) thì còn sinh ra chuyện lộn mã khóa…

Môn học ở Mỹ

Giáo dục ở Mỹ không bắt ép học sinh học 13 môn mỗi năm.

Ở Mỹ, vào năm học sẽ được nhận thời khóa biểu học đúng 6 môn 1 năm và học thế nào miễn sao thỏa mãn đủ điều kiện vào đại học. Tôi học lớp 10 nên đăng ký học văn học lớp 10, toán hình học, hóa học, thể dục, tiếng Tây Ban Nha cấp độ 1 và Lịch sử. Trừ môn tiếng Tây Ban Nha không có gì đặc sắc thì tôi sẽ nói tại sao nước Mỹ lại hấp dẫn về giáo dục tới vậy, mặc dù xếp hạng giáo dục của Mỹ luôn lẹt đẹt mà Việt Nam thì luôn cao.

Thứ nhất, học hóa học ở Mỹ là hóa học thứ thiệt. Một cô giáo dạy hóa của tôi bảo tôi rằng “Hóa ở Việt Nam chỉ là tính toán”. Học Hóa học “thứ thiệt” khác ở chỗ được thí nghiệm rất nhiều. Học Hóa là được học những thuyết của những nhà khoa học về cấu trúc phân tử và những kiến thức sâu xa chứ không phải ngồi cân bằng phản ứng ngày này qua ngày khác.

Học văn học ở Mỹ mới thấy được cái cần của văn học. Học văn ở Việt Nam tôi luôn tự hỏi “Trời ơi tôi đọc cái Truyện Kiều này tôi biết là nó nói về phụ nữ ngày xưa khổ, tôi hiểu chứ sao bắt tôi phân tích ra làm gì trong khi phụ nữ bây giờ quyền hành nhiều như vậy?”.

Song, ở Mỹ học văn rất phong phú. Mới đầu năm tôi đọc sách của tác giả George Orwell, tựa đề “Trang trại động vật”. Mới vào học nên tôi không thể gạt bỏ ý nghĩa nghi ngờ mình đang đọc sách cho trẻ lớp 2… Đọc sách như vậy rồi lên lớp thảo luận mới thấy cái thú vị. Mỗi nhóm tự do thảo luận những điều mình thích và nêu lên ý kiến của bản thân.

Đặc biệt, học văn ở Mỹ hơn nửa năm tôi chưa từng thấy thầy giáo tôi nói “Sai rồi” mà luôn nói “Thú vị đấy”. Học sinh học văn được tự do nghĩ ngợi chứ không phải đáp án đúng nằm trong sách văn mẫu. Đọc xong cuốn sách, lại được làm những dự án vô cùng thú vị như học về thành kiến (thành kiến ở Mỹ điển hình là người châu Á học giỏi nhưng mắt thì bé tí) và từ đó tìm cách giải quyết. Theo tôi đó mới là học làm người…

Học thể dục rất phong phú. Từ đầu năm đến giờ tôi đã học hockey, tennis, cầu lông, thể hình… Thể dục nhưng tiết học thì nhiều ngang văn học, nên tôi luôn thấy rất cân bằng.

Nhưng tôi không thích học toán quá dễ như vậy. Từ lúc bắt đầu học, những người cùng lớp luôn gọi tôi là “thánh” vì điểm tôi luôn cao nhất lớp và nhiều lần bắt lỗi cô giáo.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là lịch sử. Tôi thực sự không biết gì về lịch sử Việt Nam từ năm 1600 trở đi vì cách dạy nhàm chán. Học lịch sử ở Mỹ, tôi mới thấy yêu lại lịch sử và có thể tự tin nói về lịch sử. Học lịch sử ở Mỹ rất sâu, thường là 1 tháng cho một chương. Mà học không bao giờ dùng đến sách. Giáo viên dạy lịch sử không nói nhiều lắm, thường phát ra tài liệu và cho học sinh ngồi đọc và tìm ý.

Việc đọc và tìm ý nghe đơn giản nhưng khá phức tạp vì cứ hết một đoạn là lại phải tóm tắt nội dung trong đoạn và cứ như thế, tôi nhớ được rất nhiều mà không cần phải học. Ngoài ra, chúng tôi rất hay được xem phim về lịch sử. Song tôi phải công nhận tắt đèn và chiếu một bộ phim không thú vị lắm làm người ta rất dễ buồn ngủ.

 

Lớp học ở Mỹ

Ở Mỹ luôn có một văn phòng cố vấn, nơi giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn giúp đỡ trực tiếp cho học sinh. Ngoài ra còn có phòng y tế, phòng điểm danh và văn phòng chung. Thư viện trong trường cũng rất tuyệt vời, nó có hơn 50 máy tính kết nối mạng để học sinh làm nghiên cứu trong khi thư viện trường cấp 2 của tôi chỉ có 3 cái. Nhưng so sánh cũng hơi khập khiễng.

Ở Mỹ không có học thêm như Việt Nam vì học sinh cần giúp đỡ chỉ cần đến gặp giáo viên sau khi tan học. Giáo viên giúp đỡ rất nhiệt tình, và khi nào học sinh hiểu mới thôi.

Trước lạ sau quen. Ví dụ như lớp Hóa, lúc mới vào tôi không quen nhiều thứ, điểm không cao lắm nhưng đến cuối kỳ 1 được chuyển lên ngồi trên, phát biểu nhiều, điểm tốt lên và còn giúp đỡ hai cô hoạt náo viên nên được cô giáo ưu ái tặng giải học sinh của tháng môn Hóa. Đối với tôi nó là một cái gì đó vô cùng to tát. Nó đánh dấu một sự cố gắng nỗ lực không mệt mỏi của tôi.

Mỗi môn học là học với một nhóm người khác nhau nên rất khó kết bạn. Song tôi đã tìm thấy họ, những người bạn tôi không thể quên. Và từ một đứa nhút nhát chẳng dám sang Mỹ, tôi còn kết bạn quốc tế và đi chơi thành phố San Francisco với họ…

Sống khó khăn, nhưng được nhiều

Tôi sống ở khu vực vịnh San Francisco. Hầu hết mọi người đi xe riêng nên xe bus thường vắng vẻ. Ở đây có một cái máy thu tiền ở cửa lên thay cho một ông phụ xe hay nạt nộ khách. Đi lại mà chắn nhau thôi đã xin lỗi rối rít.

Nhưng cũng nhiều khó khăn cho một du học sinh như tôi. Được sống với một gia đình người Việt tuyệt vời nhưng đôi khi tôi không cảm thấy thoải mái như ở nhà, bởi phải sống gọn gàng ngăn nắp sạch sẽ mà tôi lại không có những đức tính đó.

Ở Mỹ, thực ra trường học không như thiên đường mà còn có sự phân chia bè phái rất rõ ràng. Điển hình là tôi không có người bạn nào trong đội cổ vũ. Không có bắt nạt như trong phim như bị ném vào thùng rác hay dí đầu vào bồn cầu, nhưng bắt nạt bằng lời nói và dọa dẫm thì có.

Trước khi sang đây ai cũng bảo tôi toán ở Mỹ dễ lắm, nhưng đó là vì họ không được học toán cao cấp. Hiện nay tôi đang phải đi học thêm toán cao cấp đến tối muộn mới về, mà về nhà buổi đêm tối rất đáng sợ vì đường vắng tanh. Vậy nên tôi hay phải đi ra giữa lòng đường mới an tâm.

Nước Mỹ cũng vô cùng to lớn nên di chuyển khá khó khăn với tôi vì gia đình tôi ở cùng thường đi làm rất muộn mới về.

Nhưng tôi không thể phủ nhận là tôi còn thấy vô cùng tự lập, mà ví dụ rõ ràng nhất là khi ở nhà nếu tôi bị cảm lạnh, mẹ giục tôi xúc miệng nước muối thì tôi làm thế chỉ để chống đối. Song, sang Mỹ, tôi bị cảm thì tôi tự đi mua thuốc, tự pha mật ong với chanh và ngậm, và tự pha một chai nước muối để xúc miệng. Và tôi khỏi bệnh khá nhanh…

Đó chính là những gì tôi học được.

Theo Việt Nam Net

Xem bài gốc tại đây 

Post navigation

Sắc Thu rực rỡ trên khắp nước Mỹ
4 Cách Để Bài Luận Học Bổng Thật Nổi Bật

Related Articles

Cộng đồng công nghệ Mentorship program nhân vật Việt Project X Thực tập hè

Nguyễn Quang Bin – Chàng Trai Nhận Học Bổng 6 Tỷ Từ Đại Học Top 6 Của Mỹ và con đường trở thành leader của PROJECT X để xây dựng cộng đồng công nghệ tại Việt Nam

Minh Như
14/05/202214/05/2022 No Comments

Hoài niệm về Concordia University Chicago

Dante Luong
21/04/202222/04/2022 No Comments
cuộc sống du học du học sinh mỹ môi trường học tập tại mỹ texas

Hành trình du học năm đầu tiên tại trường Texas Christian University

Minh Như
19/04/202219/04/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Top 10 công ty công nghệ Mỹ có mức lương thực tập cao nhất năm 2022
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C
  • Nguyễn Quang Bin – Chàng Trai Nhận Học Bổng 6 Tỷ Từ Đại Học Top 6 Của Mỹ và con đường trở thành leader của PROJECT X để xây dựng cộng đồng công nghệ tại Việt Nam
  • Washington D.C – “Thủ đô hoa lệ” giành quyền đăng cai Vòng tay nước Mỹ 10 năm 2022
  • Hiển Lê – chàng trai 9x với giấc mơ kết nối cộng đồng người Việt
  • Series Webinar: Linknovate to the Next Power – Tập 1: Từ “nhà leo núi” đến “nhà bắc cầu”
  • Series Webinar: Linknovate to the Next Power – Tập 1: Từ “nhà leo núi” đến “nhà bắc cầu”
  • “Đại sứ toàn cầu” 10x và câu chuyện khẳng định giá trị Việt trẻ
  • Tổng kết sự kiện [AVSPUS Webinar Series] – Thay đổi tư duy, thay đổi cuộc sống
  • Quy trình phỏng vấn xin việc tại Amazon

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

November 2015
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30  
« Oct   Dec »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes