• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
    • Cuộc thi HTNM-11 năm 2023
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
    • Vòng Tay Nước Mỹ 11 – Los Angeles Metropolitan Area
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • November
  • 28
  • 6 bài học khởi nghiệp từ “cha đẻ” Kickstarter – Charles Adler

6 bài học khởi nghiệp từ “cha đẻ” Kickstarter – Charles Adler

Luyen Nguyen
28/11/2015 No Comments

Cùng với nhiều nền tảng huy động vốn đám đông khác, Kickstarter là một cái tên rất nổi tiếng trong cộng đồng kinh doanh. Dưới đây là 6 bài học khởi nghiệp từ người đồng sáng lập Kickstarter, Charles Adler.

3 nhà đồng sáng lập Kickstarter – Charles Adler, Perry Chen và Yancy Strickler

1. Giữ vững sự tập trung

Chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp của Kickstarter, Adler cho hay, Perry Chen đã nảy ra ý tưởng này lần đầu tiên khi một sự kiện âm nhạc mà ông tổ chức bị đổ bể. Khi đó, ông nhận ra rằng, cần có một cách nào đó để gây vốn cho các dự án, và những khán giả mua vé tiềm năng cũng cần có tiếng nói quyết định xem liệu những dự án đó có trở thành hiện thực hay không. Adler cũng chia sẻ niềm đam mê tương tự, ông có một dự án cá nhân nhằm giúp công bố các công trình sáng tạo trên một chương trình tạp chí phát thanh.

“Lúc đó tôi đang nói chuyện điện thoại với Perry, vào khoảnh khắc ấy tôi nhận ra đây chính là điều mình ấp ủ. Tôi chính là người sẽ làm điều này. Tôi đã mày mò làm điều đó rất nhiều năm, tôi quan tâm đến điều này trong nhiều năm, và ý tưởng này thực sự tuyệt vời. Vợ tôi nghĩ tôi điên rồ, thậm chí chú chó của tôi có thể cũng nghĩ thế, nhưng tôi vẫn quyết tâm làm điều đó”.

Alder chia sẻ, chính sứ mệnh chung này đã giúp biến ý tưởng thành hiện thực, và là thứ gắn kết ông và hai nhà đồng sáng lập Chen và Yancy Strickler cùng gây dựng công ty. Đó cũng là động lực giúp họ đưa ra nhiều quyết định quan trọng, chẳng hạn như sự lựa chọn hoặc được tài trợ tất cả hoặc không có gì. Việc cùng chia sẻ sứ mệnh chung, ngay cả khi công ty phát triển, đã giúp Kickstarter trở thành nền tảng huy động vốn như chúng ta đã biết ngày hôm nay.

“Công ty và sứ mệnh tại sao chúng tôi làm việc đó – đó những thứ giúp tôi thức dậy mỗi ngày, giúp chúng tôi vượt qua những lời chỉ trích và những thời điểm khó khăn”, Adler cho hay.

2. Bạn không cần phải là người đầu tiên gia nhập cuộc chơi

Adler chia sẻ rằng đội nhóm của ông không phải là những người đầu tiên triển khai xây dựng nền tảng huy động vốn đám đông. Trước đó đã có một số tên tuổi khác trên thị trường, bao gồm Fundable, Crowdfunder và The Point (cuối cùng chuyển hướng trở thành Groupon), và đội nhóm của ông đã tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, tìm hiểu xem họ hoạt động như thế nào và để mắt đến các công ty khác cũng đang muốn tham gia vào cuộc chơi này.

Mặc dù các công ty khác dường như có lợi thế của người đi đầu, nhưng Kickstarter nhận ra rằng, là một nền tảng chưa chính thức ra mắt, họ cũng có lợi thế riêng. Không những thế, để người khác mở đường trước khi bạn đi là cách tốt nhất.

“Một khía cạnh khác của sự cạnh tranh là (…) họ không phải là đối thủ cạnh tranh cho đến khi chúng tôi vào cuộc – chúng tôi chưa gia nhập cuộc chơi, và chúng tôi sẽ triển khai với những bước đi vững chắc nhất theo cách mà chúng tôi muốn”.

3. Đừng bị ám ảnh bởi các đối thủ cạnh tranh

Sau khi trải qua quãng thời gian lo lắng và phân tích các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, Adler nhận ra rằng quá lo lắng về việc theo đuổi các đối thủ cạnh tranh có thể là một điều nguy hiểm. Đội nhóm của họ có nguy cơ tê liệt bởi sự phân tích, và việc ra quyết định dựa trên những việc mà đối thủ cạnh tranh đã làm sẽ khiến họ chệch hướng khỏi mục tiêu.

“Chúng tôi có một luận điểm mà chúng tôi muốn chứng minh,” Adler cho biết. “Và tôi muốn có một cơ hội chiến đấu”.

Điểm mấu chốt, như chúng tôi đã đề cập tại mục 1 nêu trên, là tập trung – vào mục tiêu và sản phẩm.

“Tôi cho rằng tất cả mọi điều khác đều dựa trên sự tập trung. Đừng trở nên quá bị ám ảnh về sự cạnh tranh. Bạn nên nhìn vào các đối thủ cạnh tranh và thừa nhận rằng họ tồn tại, nhưng A) không bắt chước họ, nếu không bạn sẽ làm thế nào để trở nên khác biệt? và B) không bị ám ảnh. Tôi nghĩ điều đó thật sự nguy hiểm”.

4. Thiết kế theo mục tiêu

Nếu bạn dõi theo Kickstarter ngay từ những ngày đầu, bạn có thể nhận thấy rằng Kickstarter không thay đổi nhiều về thiết kế từ khi ra mắt vào năm 2009. Theo Adler, người chịu trách nhiệm thiết kế ban đầu của nền tảng này, hiểu rõ thực tế là họ tập trung vào mục tiêu mà công ty muốn đạt được, và thiết kế của họ phải phản ánh mục tiêu đó ngay từ ngày ngày đầu tiên.

Điều này được phản ánh ngay cả trong các thiết kế sau này của Kickstarter, nơi họ tập trung trao nhiều không gian hơn cho những người gây quỹ để tạo ra những hình ảnh lớn hơn và video lớn hơn, trong khi tất cả mọi thứ khác được đơn giản hóa, tránh sự sao lãng khỏi các chiến dịch gây quỹ. Các trang gây quỹ cũng được thiết kế càng đơn giản càng tốt, không có bất kỳ tính năng nào để thay đổi hình nền hoặc kiểu chữ, cho phép mọi người tập trung vào việc viết lách, tạo video và các phần thưởng.

Nếu bạn đang tạo ra một sản phẩm, hãy đảm bảo rằng các thiết kế và giao diện của các sản phẩm phản ánh các mục tiêu của công ty bạn một cách rõ ràng và thống nhất trong bất kỳ thiết kế nào.

5. Giảm thiểu sự phức tạp ngay từ ngày đầu tiên

Dù bạn đang xây dựng một nền tảng hay một sản phẩm, hãy nhớ rằng nó sẽ trở nên phức tạp hơn so với ngày đầu tiên. Khi được hỏi về ý tưởng đằng sau nguyên tắc hoặc tài trợ tất cả hoặc không có gì, Adler đã chia sẻ rằng ngoài việc nó là một lý do rõ ràng (“Nếu bạn không quyên đủ số tiền, bạn sẽ không thể làm những gì bạn đã cam kết”), đó cũng là một sự lựa chọn về sản phẩm.

“Tôi biết qua thời gian, nền tảng này sẽ trở nên phức tạp hơn. Chúng ta sẽ thêm vào các tính năng, các layer. Vì vậy, hãy cố gắng giảm thiểu sự phức tạp từ ngày đầu tiên, “Adler cho biết.

Vì vậy, nếu bạn muốn dành chỗ cho sự phát triển và thay đổi trong tương lai, hãy nhớ giảm thiểu sự phức tạp của sản phẩm chủ lực của bạn ngay từ đầu.

6. Kickstarter là cộng đồng, không chỉ là sản phẩm

Nếu bạn đang tìm cách để tạo ra một chiến dịch gây quỹ trên Kickstarter, bạn phải hiểu rõ  cho điều gì. Nó không chỉ là một nền tảng để bán sản phẩm hoặc chỉ để gây quỹ, như Adler đề ra. Nó còn nhằm xây dựng một cộng đồng xung quanh dự án của bạn, xây dựng quảng cáo và tìm hiểu mọi thứ xung quanh điều bạn đang cố gắng để tạo ra.

“Chúng tôi không phải là MVP (sản phẩm khả dụng tối thiểu) truyền thống, nếu chúng tôi vận hành như một MVP, nó sẽ chỉ có các trang gây quỹ, số tiền cần huy động và dự án sẽ được thực hiện. Nó sẽ không có các bản cập nhật dự án, không có các video, hay các mục bình luận, thậm chí sẽ không có chỉ số. Những gì chúng tôi muốn tạo ra là một cộng đồng, một cộng đồng thu nhỏ, mỗi dự án đều được chia sẻ minh bạch”.

Vì vậy, nếu bạn chỉ muốn gây quỹ từ đám đông, có rất nhiều nền tảng khác mà bạn có thể lựa chọn. Nhưng nếu bạn muốn lựa chọn Kickstarter, hãy chắc chắn sử dụng nền tảng này để thực hiện đúng theo mục đích mà nó được tạo ra.

 

Theo Học Làm Giàu

Xem bài gốc tại đây 

Post navigation

7 bài học thành công rút ra từ việc phỏng vấn 65 triệu phú
Vietnam Journal of Science với ước mơ “Khoa học vì một thế giới tốt đẹp hơn” (“Science for a better world”)

Related Articles

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ 11 – Năng Lượng Gắn Kết – Empowerment in Unity

Tien Nguyen
21/08/202305/09/2023 No Comments
tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ 11 – Năng Lượng Gắn Kết – Empowerment in Unity
  • BV-018 Bài dự thi HTNM11 “Everything Will Be Fine”
  • BV-017 Bài dự thi HTNM11 “4 Biết Để Trưởng Thành”
  • BV-016 Bài dự thi HTNM11 “Cuộc Đua Về Sức Bền, Tinh Thần và Sự Kỷ Luật”
  • BV-015 Bài dự thi HTNM11 “Nước Mỹ Màu Gì?”
  • BV-014 Bài dự thi HTNM11 “Phá Vỡ Khuôn Khổ Để Khám Phá Bản Thân”
  • VIDEO-010 Bài dự thi HTNM11 “Yêu Xa – Hành Trình Tạo Khoảng Cách Hay Kết Nối?”
  • BV-013 Bài dự thi HTNM11 “Trưởng thành là khi…”
  • BV-012 Bài dự thi HTNM11 “Tôi Đang Lớn”
  • BV-011 Bài dự thi HTNM11 “The Smile”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

November 2015
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30  
« Oct   Dec »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes