• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • November
  • 30
  • 6 Bạn Trẻ Dưới 20 Tuổi Khiến Cả Thế Giới Ngưỡng Mộ

6 Bạn Trẻ Dưới 20 Tuổi Khiến Cả Thế Giới Ngưỡng Mộ

Luyen Nguyen
30/11/2015 No Comments

Tuổi đời còn rất trẻ nhưng 6 bạn trẻ này đã có những đóng góp to lớn, ý nghĩa với thế giới, khiến cộng đồng quốc tế phải thán phục.

tải xuống (1)

Malala Yousafzai, 18 tuổi

Theo Metro, Malala sinh ra tại Pakistan. Ngay từ nhỏ, cô đã được thừa hưởng niềm đam mê liên quan đến lĩnh vực giáo dục từ cha mình.

Giống như cha, Malala trở thành nhà hoạt động vì quyền giáo dục cho nữ giới tại nơi phiến quân Taliban chiếm đóng.

Chân dung nữ sinh Malala Yousafzai.

Đầu năm 2009, khi mới chỉ 11-12 tuổi, Malala đã thu hút sự chú ý của mọi người khi viết bài cho BBC kể về cuộc sống dưới chế độ Taliban và nói lên quan điểm xúc tiến giáo dục cho nữ giới.

Nữ sinh nhận được sự công nhận từ quốc tế nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm thúc đẩy giáo dục cho nữ giới trong khu vực. Tuy nhiên, cô cũng được gửi nhiều lời đe dọa đáng sợ.

Vào năm 2013, hai tay súng Taliban đã chặn xe buýt chở Malala từ trường về nhà, gần một trạm kiểm soát quân sự, xả súng bắn vào đầu, cổ cô. Thế nhưng, Malala vẫn sống sót một cách diệu kỳ.

Dư luận thế giới lên án vụ ám sát Malala và những làn sóng biểu tình dâng cao trên khắp đất nước Pakistan. Kết quả, hàng triệu người đã ký vào đơn kiến ​​nghị đòi quyền giáo dục miễn phí cho trẻ em khiến Taliban phải nhượng bộ.

Malala giành Nobel Hòa bình năm 2014, trở thành người trẻ nhất thế giới đạt giải này. Hiện cô vẫn không ngừng đấu tranh đòi quyền giáo dục cho trẻ em trên toàn thế giới, thông qua quỹ học bổng mang tên mình.

Easton LaChapelle, 17 tuổi

Easton LaChappelle đã chế tạo thành công bàn tay robot đầu tiên bằng mô hình đồ chơi lego và dây câu cá khi mới 14 tuổi.

Tại một hội chợ khoa học, cậu gặp một cô bé 7 tuổi với một cánh tay giả chỉ xòe ra và nắm lại được, nhưng có giá lên tới hàng chục nghìn USD. Điều này nhanh chóng truyền cảm hứng cho Easton tiếp tục nghiên cứu, cho ra đời chân tay giả có thể thực hiện nhiều chức năng với giá dưới 1.000 USD.

Easton LaChapelle bên sản phẩm mình chế tạo.

Ấn tượng với thành quả Easton đạt được, NASA đã mời cậu về làm việc tại đội Robonaut của họ. Chàng trai nhận lời và bắt đầu làm việc cho tổ chức này từ năm 17 tuổi.

Easton là người nhân hậu. Bởi thay vì giữ bí mật công nghệ, kiếm thật nhiều tiền, chàng trai công bố rộng rãi phát minh của mình để mọi người trên thế giới có thể sử dụng và cải tiến chất lượng.

Jazz Jennings, 15 tuổi

Sinh ra dưới hình hài nam giới, nhưng ngay khi biết ý thức, Jazz Jennings đã nhận ra mình là một cô gái. Nhờ có gia đình luôn ở bên, ủng hộ, Jazz có thể sống vui vẻ như bao nữ sinh khác.

Jazz Jennings là một trong những người chuyển giới nổi tiếng nhất hiện nay.

Jazz nổi tiếng với tư cách thành viên hoạt động tích cực trong cộng đồng LGBT. Hiện cô là chủ chương trình thực tế mang tên Tôi là Jazz. Thông qua đó, nữ sinh chia sẻ chi tiết cuộc sống của một thiếu niên chuyển giới, với hy vọng truyền cảm hứng cho nhiều người khác trên thế giới.

Trang Metro cho biết thêm, cô gái 15 tuổi đã sáng lập Transkids Purple Rainbow Foundation nhằm giúp đỡ về tinh thần và tài chính cho những bạn trẻ chuyển giới, nhiều người trong số đó là người vô gia cư.

Mary Grace Henry, 18 tuổi

Khi Mary Grace Henry mới 12 tuổi, cô quyết định giúp đỡ một cô gái có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường bằng cách tự mình gây quỹ khuyến học.

 

Mary rất vui vì giúp đỡ nhiều bạn gái được tiếp tục đến trường.

Mary xin cha mẹ tặng cho mình máy khâu trong ngày sinh nhật và tự học cách may những chiếc băng đô để bán ở trường. Nhờ đó, Mary kiếm đủ tiền hỗ trợ bạn gái kém may mắn. Nhưng cô không dừng lại ở đó.

Mary đã làm và bán hàng nghìn phụ kiện tóc. Với số tiền thu được, cô tài trợ việc học cho 66 cô gái ở Kenya, Uganda, Paraguay và Haiti thông qua quỹReverse the Course do chính mình lập ra.

Khi nhận giải thưởng World of Children, Mary chia sẻ: “Giáo dục có thể khiến cuộc đời một cô gái bước sang trang mới, làm thay đổi quá trình phát triển của một cộng đồng và cả một quốc gia”.

Yash Gupta, 19 tuổi

Trong lần làm vỡ kính mắt tại lớp học Taekwondo, một ngày không có kính khiến cậu bé Yash Gupta nhận ra mình cần nó đến thế nào. Sau khi sửa xong kính, Yash lên internet tìm hiểu và biết được hơn 12 triệu trẻ em cận không có kính để đeo.

Cậu không thể hình dung tại sao những em nhỏ vẫn sống mà không thể nhìn rõ mọi thứ xung quanh.

Chàng thanh niên tốt bụng Yash Gupta.

Khi ấy, Yash 14 tuổi quyết định thành lập tổ chức Sight Learning để thu thập những cặp kính đã qua sử dụng và tặng cho người cần chúng.

Đến giờ, tổ chức của Yash đã trao số lượng kính có tổng trị giá hơn 1 triệu USD cho những trẻ em tại Mexico, Honduras, Haiti, và Ấn Độ.

Anoyara Khatun, 18 tuổi

Anoyara Khatun mới 5 tuổi đã phải làm hết việc nhà, do cha qua đời. Năm 12 tuổi, cô rơi vào tay một kẻ buôn người và bị bán làm người phục dịch cho những gia đình giàu có.

Hoàn cảnh éo le nhưng Anoyara luôn giữ vững tinh thần. Sau khi trở về quê nhà Tây Bengal lúc 13 tuổi, cô cùng một tổ chức địa phương đã vận động mọi người chống lại nạn buôn bán và sử dụng lao động trẻ em.

Nỗ lực của Anoyara giúp hàng trăm trẻ em bị buôn bán trong khu vực trở về đoàn tụ với gia đình. Cô cũng ngăn chặn 35 trường hợp tảo hôn bằng cách thương lượng và gây áp lực với chính quyền địa phương.

Những đóng góp tuyệt vời của Anoyara đã được quốc tế công nhận. Cô được mời tới trụ sở của Liên Hợp Quốc để kể về điều tồi tệ mà những đứa trẻ như cô phải đối điện hàng ngày.

Theo Zing

Xem bài gốc tại đây 

Post navigation

Đại học Chicago đóng cửa một ngày vì mối đe dọa xả súng
Crafting an easy Foodstuff Essay

Related Articles

vòng tay nước mỹ Chủ tịch Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chuyến thăm Hoa Kỳ Đoàn Thị Minh Phượng Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C

Phương Uyên
17/05/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ AVSPUS tieudiemnoibat Vòng Tay Nước Mỹ VTNM 10

Washington D.C – “Thủ đô hoa lệ” giành quyền đăng cai Vòng tay nước Mỹ 10 năm 2022

Phương Uyên
13/05/202216/05/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ Hành trình nước Mỹ Hiển Lê nhân vật Việt tieudiemnoibat VTS

Hiển Lê – chàng trai 9x với giấc mơ kết nối cộng đồng người Việt

Phương Uyên
11/05/202211/05/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Top 10 công ty công nghệ Mỹ có mức lương thực tập cao nhất năm 2022
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C
  • Nguyễn Quang Bin – Chàng Trai Nhận Học Bổng 6 Tỷ Từ Đại Học Top 6 Của Mỹ và con đường trở thành leader của PROJECT X để xây dựng cộng đồng công nghệ tại Việt Nam
  • Washington D.C – “Thủ đô hoa lệ” giành quyền đăng cai Vòng tay nước Mỹ 10 năm 2022
  • Hiển Lê – chàng trai 9x với giấc mơ kết nối cộng đồng người Việt
  • Series Webinar: Linknovate to the Next Power – Tập 1: Từ “nhà leo núi” đến “nhà bắc cầu”
  • Series Webinar: Linknovate to the Next Power – Tập 1: Từ “nhà leo núi” đến “nhà bắc cầu”
  • “Đại sứ toàn cầu” 10x và câu chuyện khẳng định giá trị Việt trẻ
  • Tổng kết sự kiện [AVSPUS Webinar Series] – Thay đổi tư duy, thay đổi cuộc sống
  • Quy trình phỏng vấn xin việc tại Amazon

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

November 2015
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30  
« Oct   Dec »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes