Một vị khách mua sữa bò, người bán hàng rong nói “1 chai 3 đồng, 3 chai 10 đồng”. Vị khách lập tức mua lần lượt 3 chai rồi cười nhạo người bán hàng rong, thế nhưng…“?
Người bán sữa bò rong
Có một vị khách đi mua sữa bò vào một sáng ngày cuối tuần.
Khi anh ta đang đi thì gặp người gánh hàng rong đang bán sữa bò ở ven đường, anh đã tiến đến và hỏi giá.
Người bán hàng rong trả lời: “1 chai 3 đồng, 3 chai 10 đồng”.
Anh không nói gì liền lấy trong túi ra 3 đồng để mua 1 chai, rồi mua thành 3 lần. Mua xong anh ta rất đắc ý cười lớn nói với người bán hàng rong:“Ông có thấy không, tôi chỉ trả 9 đồng đã mua được 3 chai sữa!”
Người bán hàng rong không nói gì, chỉ mỉm cười và thầm nghĩ: “Hay thật! Từ khi áp dụng phương pháp tính giá này, chỉ một thoáng mình đã bán được 3 chai sữa”.
Gợi ý: Câu chuyện không chỉ đơn giản cho thấy một thủ pháp kích thích tiêu thụ. Nó cũng cho thấy rằng ngay cả bán hàng rong cũng cần có nhiều ý tưởng sáng tạo.
Phú ông chọn vợ
Có một phú ông chọn vợ. Sau một thời gian dài tuyển chọn mới có 3 nàng được tham gia vào vòng cuối cùng. Phú ông đưa cho 3 nàng mỗi người một nghìn đồng và nói rằng các nàng hãy đi mua một thứ gì khiến nó tràn ngập gian phòng.
Nàng A mua rất nhiều bông khiến ½ không gian của phòng tràn ngập bông.
Nàng B mua rất nhiều bóng bay và làm tràn ngập ¾ gian phòng.
Nàng C mua một ngọn nến đã làm cho gian phòng ngập tràn ánh sáng.
Cuối cùng, phú ông chọn được người có ý tưởng sáng tạo nhất – đó chính là nàng C.
Gợi ý: Câu chuyện này muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Hiểu rõ nhu cầu chân thật nhất của khách hàng là điều phi thường trọng yếu.
Kẻ ăn mày
Ngày nọ, có một người ăn mày đến nhà Tiểu Vương xin ăn. Tiểu Vương bèn cho ông ta 10 đồng, ngày hôm sau người ăn xin này lại đến.
Lại cho 10 đồng, và sự việc cứ tiếp diễn như vậy trong 2 năm liền.
Rồi một ngày Tiểu Vương chỉ cho ông ta 5 đồng thay vì 10 đồng như trước kia. Người ăn mày bèn hỏi lại: “Sao trước kia ngài cho tôi 10 đồng, giờ ngài lại chỉ cho 5 đồng?”
Tiểu Vương đáp lại: “Ta đã kết hôn”.
Người ăn mày giận dữ tát Tiểu Vương một cái rồi lại một cái nữa, sau đó ông ta thốt lên: “Chết tiệt, sao ngươi lại cầm tiền của ta để đi nuôi lão bà nhà ngươi?”
Gợi ý: Không nên cung cấp thứ gì miễn phí quá lâu vì nó sẽ hình thành một thói quen, đến cuối cùng nó sẽ phản tác dụng.
Vợ chồng
Một cặp vợ chồng nọ đi dạo qua các cửa hàng. Người vợ nhìn thấy một bộ đồ ăn cao cấp và tỏ ý muốn mua. Ông chồng chê món đồ đó đắt đỏ nên không sẵn sàng chi tiền. Người bán hàng xem qua rồi nói nhỏ một câu với người chồng. Sau khi nghe xong, ông không còn do dự, liền lập tức bỏ tiền ra mua.
Tại sao người chồng lại thay đổi nhanh chóng này đến như vậy?
Người bán hàng nói: “Bộ đồ ăn này quý như thế, vợ của anh sẽ không nỡ để anh rửa chén đâu.”
Gợi ý: Quan niệm của con người rất khó cải biến, điều quan trọng là cần biết chớp thời cơ và hiểu rõ tâm lý của đối phương.
Tai hại của quản lý
Alice mua một chiếc quần diện. Sau khi mặc thử thấy quá dài, cô bèn nhờ bà nội của mình cắt giúp gấu quần. Nhưng vì bà nội nói rất bận; cô bèn tìm mẹ, nhưng mẹ lại nói không rảnh; cô đành đi tìm chị gái, thế nhưng chị gái thì lại càng không rảnh.
Alice thất vọng và lên giường đi ngủ.
Bà nội, sau khi xong hết công việc nội trợ bề bộn, bèn nhớ đến chiếc quần của cháu gái, bà đem xén bớt gấu quần cho cháu mình.
Sau đó, chị gái trở về liền đem chiếc đã quần xén rồi và xén tiếp.
Cuối cùng, mẹ của Alice khi về đến nhà cũng đem quần đã xén rồi đi xén tiếp. Hậu quả là chiếc quần của Alice không thể mặc được nữa.
Gợi ý: Quản lý không tốt sẽ rất tai hại. Đối với những yêu cầu của bản thân, chúng ta không nên phó mặc mà cần thật sự để tâm tới.
Chiếc chai
Nếu dùng một chiếc chai thủy tinh để đựng đầy sữa bò, mọi người sẽ nói: “Đây là sữa bò”.
Còn nếu đổ đầy dầu hạt cải vào chai thì mọi người lại nói rằng: “Đây là dầu cải”.
Chỉ khi bạn không đựng bất kỳ thứ gì bên trong chiếc chai thì mọi người mới công nhận “Đây là cái chai”.
Cũng giống như chiếc chai này, nếu trong tâm bạn tràn đầy thành kiến, tài phú, danh vọng thì bạn không còn là chính mình.
Gợi ý: Nếu chúng ta mong cầu có thật nhiều danh lợi thì sẽ càng khó để sống một cuộc sống đích thực của chính mình.
Chiếc bát vỡ
Một người đàn ông lớn tuổi đang gánh một gánh bát trên đường.
Đột nhiên, một chiếc bát rớt xuống đất và vỡ, nhưng ông lão không hề nhìn xuống đất mà vẫn tiếp tục đi về phía trước.
Người qua đường cảm thấy rất kỳ lạ liền hỏi: “Tại sao cái bát của ông bị rơi vỡ, ông lại không mảy may động tâm?”
Ông lão đáp: “Tại sao ta lại phải nhìn, vì nhìn nó thì nó vẫn là cái chén đã vỡ mà”.
Gợi ý: Không nên đặt tâm quá nặng vào mọi việc, cần nên chuyển biến quan niệm của mình đi một chút.
Việc vặt
Một con sóc chồn muốn quyết chiến với một con sư tử.
Tuy nhiên, sư tử lại nhất quyết cự tuyệt. Sóc chồn nói: “Ngươi sợ sao?”
Sư tử liền đáp: “Nếu như ta cùng ngươi tỷ thí, ngươi có thể đạt được danh tiếng rằng đã từng có vinh hạnh đặc biệt – ví như ‘cùng sư tử luận võ’.” Sư tử nói tiếp: “Nhưng danh tiếng của ta sẽ không còn nữa, sau này các loài động vật sẽ cười ta vì ta lại cùng sóc chồn đánh nhau.”
Gợi ý: Không nên bị dẫn động bởi những thứ không quan trọng.
Như vậy, một trong những bí quyết của thành công là cần bám sát mục tiêu, không nên lãng phí thời gian vào những việc vô bổ.
Hãy nhớ kỹ:
- Cảnh giới cao nhất của học tập là Ngộ.
- Cảnh giới cao nhất của con người là Xả bỏ.
- Cảnh giới cao nhất của cuộc sống là Vui cười.
- Cảnh giới cao nhất của tu luyện là Không (Vô vi).
- Cảnh giới cao nhất của giao hữu là Thành.
- Cảnh giới cao nhất của nhân sinh là Tĩnh.
- Cảnh giới cao nhất của tình yêu là Cho đi.
Theo Đại kỷ nguyên
Xem bài gốc tại đây