Niềm vui khi sang đến Mỹ…
Tôi vào Cornell, theo học Kinh Tế (Economics). Tôi là dân ngôn ngữ, sao lai đi chọn kinh tế trên nền toán học. Tôi điên rồi. Tôi lại thích sự điên đó. Tôi cứ học……Tôi thích làm cái khó, thách thức trí tuệ tôi. Học cái gì mà không hiểu gì mới gọi là đi học. Tôi đến gõ cửa phòng Giáo Sư Gary Fields (mỗi sinh viên được giao một Giáo sư phụ trách). Giáo Sư Fields đầu bạc trắng. Ông sinh cùng thời với Tổng Thống Bill Clinton. Cả hai ông đều thuộc thế hệ bùng phát trẻ em (babyboomer) sau Thế Chiến Thứ Nhất.
Giáo sư Fields tốt nghiệp Tiến Sỹ Kinh Tế Đại Học Michigan, một trong những Đại Học lớn nhất vùng Trung Tây nước Mỹ, mà có lần cố Tổng Thống Kenedy gọi đây là Havard của Trung Tây (Havard of MidWest). Năm 25 tuổi, ông đã là Giáo sư kinh tế Đại Học Yale.
Ông là vị Giáo sư đáng kính trọng ở Cornell. Cánh cửa phòng mở ra, Giáo sư Fields đon đả mời tôi ngồi. Nhìn ông thân thiện, nụ cười luôn thường trực. Ông hỏi tôi vì sao lại chọn kinh tế học, trong khi các bạn khác chọn Quản trị nhân sự hay các ngành khác. Tôi bảo “thừa Thầy em thích học kinh tế”. Thầy hỏi tiếp “em đã học được bao nhiều giờ kinh tế rồi”. Tôi đáp “em chưa từng học một giờ nào”. Ông thoáng lộ vẻ ngạc nhiên, nhưng lại ôn tồn nói tiếp “Không sao hết, em hãy đến gặp ngay Giáo sư Jennifer Wissink.”
Bà tốt nghiệp Khoa Kinh Tế trường Đại học Pensylvania. Tôi đã chậm mất 2 buổi học, nhưng Bà vẫn nhận tôi vào. Và cứ thế tôi lao đầu vào học..quên ngày tháng… Đúng là dân ngôn ngữ đi học kinh tế thì khác nào đâm đầu vào đá. 90% nội dung là toán học. 10% còn lại là chữ, nhưng cũng là diễn nôm mô hình toán bằng văn xuôi. Tôi học lớp kinh tế level 400, chả hiểu gì. Nào là “Consumer Surplus” nào là “Dimishing Marginal Return” rồi còn Envelope Theorem in Constrained Maximization, còn nhiều lắm. Tôi học 48 tín chỉ, khoảng 24 lớp trong 4 học kỳ.
Một đống lý thuyết trong đầu chả để làm gì. Trong 5 học kỳ tôi ở Cornell, thì cả 5 học kỳ như bị thần kinh, nhưng vui. Tôi học tất cả những môn về kinh tế (bây giờ giở sách ra mới nhớ là đã học). Kinh tế vi mô, vĩ mô, tài chính công, kinh tế phúc lợi, kinh tế lao động, kinh tế lượng, toán tuyến tính, ma trận…..
Người ta học cái để ra làm việc. Còn tôi học cái để mà học. Đúng là hâm lắm. Cornell là trường đại học lớn top 10 thế giới (bây giờ tụt hạng một chút, nhưng Ivy-League chả quan tâm xếp hạng của bọn US. News gì đó. Vì Ivy-League vẫn mãi là danh giá (đấy là họ tự nhận họ thế thôi, còn tôi thấy cũng vẫn thế, vẫn nông dân như hồi 20 năm trước.) Được cái Cornell tọa lạc trên một quả đồi, có triền dốc thoải mùa hè cỏ xanh biếc, các nữ sinh nằm cởi trần phơi nắng. Nhìn đẹp nhưng mà hoa hết cả mắt. Có lần tôi và thằng bạn đi chợ, về đến dốc, táo rơi tung tóe vì hoa mắt. Táo lăn đến tận bên cạnh các cô. Hai thằng đi nhặt táo.
Sáng sớm mùa đông leo dốc đến lớp… Cornell nằm ở Ithaca, hạt Tompkins một thành phố nhỏ thuộc miền trung tiểu bang New York. Nơi đây mùa hè thì thơ mộng, hoa lá cành chim hót líu lo. Nhưng đến mùa đông thì lạnh thấu xương, tuyết rơi có năm tới đầu gối. Bão tuyết, cả trường nghỉ ở nhà. Cả hội lại tụ tập bên nhà tôi ăn uống, hát hò.
Tôi chủ xị mọi cuộc vui như thế, anh em đến giờ vẫn gắn bó (qua facebook) lắm. Nơi đây vốn là đất của người da đỏ cả nghìn năm. Cho đến khi người Châu Âu đặt chân đến, người Cayuga Indian vẫn chiếm giữ đất này. Ithaca đẹp đến nghiêng thành. Thác nước, hẻm núi, vách đá, hoa lá, chim muông chen lẫn nhau rất sinh động. Từ Ithaca đi đến thác Niagara Fall chỉ mất khoảng 4 tiếng lái xe. Giá như nơi đây chỉ có mùa hè và mùa thu thì chả muốn đi đâu sống nữa. Con người ở đây thì nhân hậu. Tôi có nhiều người bạn thân là dân Mỹ sống ở Ithaca và bạn học cùng lớp thân thiết.
Thư giãn cùng các bạn Mỹ…
Tôi lại lao vào học, vẫn mấy môn kinh tế mà tôi yêu thích. Vốn đã khó, nay lên cao lại càng khó. Đầu tôi như đất thó, vỡ ra từng mảng, trơ lại bộ óc. Tôi học kinh tế, nhưng lại cứ sang thư viện trường luật học. Hồi ở Việt Nam tôi đang học dở trường luật thì bảo lưu đi Mỹ. Phòng đào tạo cho tôi bảo lưu 2 năm. Sau này vì thế mà tôi phải đấu tranh mãi mới được thi tốt nghiệp. Thầy cô trường luật có ơn với tôi nhiều vì đã tạo điều kiện để tôi đi học và sau này về lại tạo điều kiện để tôi tốt nghiệp. Tôi mon men đọc sách luật. Đọc các tác phẩm kinh điển của Giáo sư Corbin về Hợp đồng. Tôi thích đọc các cuốn Legal Writing, Law and Economics (Luật và Kinh Tế). Tự nhiên tôi thấy luật và kinh tế lại gắn với nhau đến thế, dù cấu trúc ngược hẳn nhau. Nếu luật
Tôi sang Khoa Luật thuộc Đại Học Boston, Massachusetts học luât…
Viết đến đây cũng đã mỏi tay, tôi sẽ kể tiếp câu chuyện du học của tôi vào một dịp khác nhé….
About Giang Nguyen: Mr. Giang Nguyen – Fulbright Scholar and Boston University Distinguished Scholar – graduated from Cornell University with a Master of Economics and Boston University Law School with a Master of Law. He served as a lecturer of English at Vietnam National University, School of American-Anglo Languages and Cultural Studies from 2001 to 2003. He moved to work as government official interpreting for highranking officials of the Government of Vietnam until 2007 when he was granted the Fulbright Scholarship and got admitted to Cornell University for his economics study. Since 2009, he worked as a senior legal advisor with Baker & McKenzie Vietnam before he departed for Legum Magister study (Master of Laws) in Boston University, Boston, Massachusetts, USA. He returned to Vietnam in 2013 and since then has been working as a General Counsel for Thien Minh Group. Since 2015, Mr. Nguyen serves as a Senior Legal Counsel for Vietnam Prosperity Bank (VPBank). Mr. Nguyen holds huge passion for training, advising and assisting Vietnamese students in preparing themselves for American universities with admission and fellowship. A number of outstanding candidates at Mr. Nguyen’s advice have successfully been admitted to top universities such as Oxford, Harvard, Fordham, University of Michigan, and Fordham Law School etc. Mr. Nguyen has led a number of researches, publishing articles and books.
Hết.