Ai cũng có thể chuẩn bị được một bản CV và Cover Letter với chất lượng nhàng nhàng, vậy làm thể nào để Cover Letter thể hiện được dấu ấn cá nhân riêng của mình, cũng như khác biệt với phần còn lại của đám đông, và giúp cho chúng mình toả sáng trong mắt nhà tuyển dụng?
Hôm nay mình sẽ chia sẻ một trong những cách thông dụng nhất, đó là sử dụng phương pháp S.T.A.R khi viết Cover Letter.
Một vấn đề chung thường gặp của 80% các Cover Letter mình chỉnh sửa tới thời điểm này đó là lỗi liệt kê thay vì miêu tả. Tức là khi chúng mình viết Cover Letter, chúng mình thường đi vào lối mòn của việc liệt kê các kĩ năng và kinh nghiệm càng nhiều càng tốt. Ví dụ như trong Cover Letter mình có thể viết ’em có kinh nghiệm làm nhân sự ở công ty A, làm kế toán ở vị trí B, làm tình nguyện viên ở tổ chức C’, ngoài ra em còn có khả năng dùng Microsoft Office, có khả năng ‘teamwork’, ‘communication’ và các kĩ năng khác. Việc liệt kê như vậy không có gì sai, nhưng thông tin như vậy quá chung chung và không tạo được sự khác biệt cho bạn. Hãy tưởng tượng một người bạn của bạn cũng đang ứng tuyển vào vị trí đó, họ cũng viết y chang những điều trên như bạn, vậy điều gì sẽ tạo nên sự khác biệt giữa bạn và người bạn đó?
Vì vậy, mình khuyến khích mọi người khi viết Cover Letter, hãy sử dụng phương pháp S.T.A.R. Tức là thay vì liệt kê 10 kinh nghiệm và 10 kĩ năng trong một Cover Letter, chúng mình sẽ dành thời gian MIÊU TẢ chỉ 1 hoặc 2 kinh nghiệm và kĩ năng liên quan nhất. Với mỗi một kinh nghiệm, chúng mình hãy viết thành một đoạn khoảng 4 đến 5 dòng, có đầy đủ các yếu tố như sau:
Situation (Tình huống)
Giới thiệu ngắn gọn về kinh nghiệm làm việc bạn đang định nói đến. Ví dụ: ‘during my degree’ or ‘whilst working in a restaurant’.
Task (Nhiệm vụ)
Giới thiệu ngắn gọn về nhiệm vụ, công việc bạn được giao ở vị trí đó. Nếu bạn đang làm việc theo nhóm, hãy giới thiệu ngắn gọn công việc của nhóm là gì, sau đó đến công việc cụ thể của bạn là gì.
Action (Hành động)
Cái này là phần quan trọng nhất, với tình huống và nhiệm vụ ở trên, bạn đã làm gì để giải quyết nhiệm vụ đó, nhớ là BẠN nhé chứ không phải NHÓM CỦA BẠN.
> Bạn đã làm gì?
> Bạn đã làm như thế nào?
> Bạn đã sử dụng kĩ năng nào?
Result (Kết quả)
Cuối cùng là kết quả. Phần này cũng quan trọng vì nó thể hiện được hiệu quả công việc của bạn. Ví dụ nếu bạn nói về môn học thì môn học đó bạn được bao nhiêu điểm, nếu bạn làm sale thì bạn đã chốt được bao nhiêu sale, nếu bạn tìm kiếm khách hàng thì lượng khách hàng bạn đã liên hệ là bao nhiêu? Vân vân và vân vân. Nói chung kết quả nên là con số hoặc những tên riêng cụ thể nhé.
Ví dụ một đoạn ngắn gọn về một công việc của một bạn sinh viên từng làm nhé:
Situation
Throughout University I worked part-time as a waitress.
Task
On a particularly busy weekend, we were short staffed and an angry customer complained about the extended wait for their food.
Action
I utilised effective communication to help resolve the issue. I first listened attentively to the customer and clarified the reason for his complaint to ensure I fully understood. I apologised and explained the reasons for the delay, and that it was not usual to have to wait this long but that I would see what I could do. I then spoke to the kitchen staff to find out how long it would be before his order was going to be ready and asked for the order to be moved to a priority: By explaining the situation to them, they were willing to prioritise it (something which they would not usually do). I also asked for an estimate as to when it would be ready. I then apologised again to the customer and gave him the estimated waiting time for his order.
Result
This resulted in the customer calming down, being satisfied with their food and returning to the restaurant on a regular basis.
Vậy thôi, trên đây là một số hướng dẫn nhỏ của mình về cách viết Cover Letter cho các bạn. Hi vọng các bạn sẽ có được một bản Cover Letter thật hay để thuyết phục nhà tuyển dụng nhé.
Theo Anhtuanle.com
Xem bài gốc tại đây