• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2016
  • April
  • 9
  • Đi Du Học Khác Gì?

Đi Du Học Khác Gì?

Luyen Nguyen
09/04/2016 No Comments
Cách đây hơi lâu, mình nhận được một yêu cầu chia sẻ một điều gì đó để khích lệ các bạn trẻ mạnh dạn bước ra thế giới hay nói cho rõ hơn là đi du học. Cả tháng trời, nói thiệt là ngoài bận học, mình còn bận chơi và bận đi chơi nữa nên bây giờ mới ngồi lại một chỗ để ngẫm nghĩ.
duhoc
Hồi ở nhà, bạn có nói “đi chơi” là bận không? Có lẽ đi chơi đồng nghĩa với rảnh rỗi? Ở đây, có khi đi chơi phải lên kế hoạch trước cả tuần, cả tháng, và còn phải học nhanh để còn kịp đi chơi, chứ ko phải là chơi vừa thôi, về còn học như trước. Đi làm cũng vậy, đi làm để kiếm thêm tiền đi chơi, và xa hơn nữa, kiếm tiền để còn đầu tư – có bạn đầu tư tiếp vào bản thân, đi học thêm một khóa nào đó tích lũy kiến thức, – có bạn thì đầu tư vào thị trường, cũng coi như là học để lấy kinh nghiệm. Người trẻ thích nhất điều gì, ko phải là được khám phá, học hỏi điều mới lạ sao? Nếu bạn không phải là người thích những điều lạ lẫm, những điều mới mẻ, thì có lẽ bạn sống ở đâu cũng chả khác gì nhau đâu, nên đừng cất công tìm kiếm lý do vì sao nhiều người đi thế trong khi tôi ở nhà cũng đã tốt lắm rồi.
Tôi chưa biết có thống kê nào nói đến việc có phải đa số người trẻ đều thích tìm hiểu, khám phá hay không, nhưng xung quanh tôi gần như ai cũng thích cả, chỉ là họ có muốn nỗ lực để được thỏa mãn sở thích đó của mình hay không, và có nỗ lực được hay không.
Phong cách sống và thái độ với cuộc sống ở mỗi người là khác nhau. Tôi không phủ nhận việc ngay cả khi ở nhà, nhiều người cũng sống tích cực và hết mình như vậy. Tuy nhiên, so việc ngồi ở nhà tìm hiểu, khám phá, học hỏi những điều hay, thì việc bước chân ra ngoài cho bạn cơ hội cảm nhận và trải nghiệm. Tôi đánh giá cao việc trải nghiệm hơn là việc chỉ biết về nó. Thế nên, nếu có thể đi được, thì thực long khuyên các bạn trẻ là nên đi, đi để trải nghiệm, chứ không phải là đi cho biết nhé. Đi cho biết thì ở nhà lướt internet một hôm là biết hết à, cần gì tốn tiền xách xe đi bắc vào nam, cũng cần gì tốn tiền bay mấy chục nghìn dặm.
Vậy những điều thú vị hay ho, mới lạ mà tôi nhắc đến nó là những gì? Nói thật là tôi cũng không biết nói sao để các bạn thấy thú vị, vì mỗi người có một lăng kính nhìn cuộc sống, với tôi, có thể là thú vị, nhưng có thế với bạn thì không. Nên tôi dành thời gian suy nghĩ về việc tại sao cùng một vấn đề, cùng là tôi – vậy mà ở nhà tôi không thấy có cảm giác gì, sang bên này mới thấy hay?
1 – Ý thức cần phải sống hết mình và trọn vẹn. Thời gian của tôi ở đây có hạn, gần như những trải nghiệm mà tôi có đều đóng mác 1 lần duy nhất trong đời. Vậy nên lúc nào rời khỏi một vùng quê đẹp như tranh vẽ, hay một thành phố lộng lấy đèn hoa, lòng tôi cũng nao nao và lưu luyến. Hoặc bất kỳ lúc nào đứng dậy chào tạm biệt những người bạn quốc tế cũng vậy, có thể đây là lần cuối tao gặp mày đấy…
Đừng nói với tôi chuyện to tát là thời gian của con người ở đâu cũng có hạn cả, nên sống lúc nào cũng phải biết trân trọng lúc đấy – tôi biết điều này – nhưng khi mà bạn mới đi ra nước ngoài – ít nhất trên visa sẽ có ngày hết hạn – thành ra biết trước được cuộc sống hiện tại này của mình có thể kết thúc tại thời điểm nào đó, và đó thực sự là một cảm giác không hay ho gì đâu.
Bạn cần có cú hích để thấy cuộc sống tươi đẹp đến chừng nào, và đây là cú đá nhẹ nhàng nhất đấy. Hãy nghĩ đến những người đến tận lúc bệnh mới thèm sống, những người mà đến lúc mất mới biết là mình có. Đừng để hối tiếc bất kỳ điều gì.
2 – Gặp gỡ những người mới. Mỗi con người ta gặp đều là một kho tàng thú vị với kiến thức, trải nghiệm và văn hóa. Trước đây hồi ở nhà tôi nghĩ những người tôi gặp đã là giỏi lắm rồi, nhưng càng về sau tôi càng gặp những người giỏi hơn, thú vị hơn. Càng gặp nhiều người, tôi càng thấy thế giới thật là đa dạng, đa sắc màu. Kiểu như gặp ai cũng thấy – ôi bạn này hay thế, – bạn này biết nhiều thật đấy, bạn này lạ ghê… hic, gặp thêm một người giỏi là thấy mình lại bé đi một tí, thực sự là tôi cũng thấy choáng ngợp lắm lắm. Ngày xưa hay có kiểu nghĩ mình là đỉnh nhất rồi, sau lớn lên mới thấy mình là đỉnh của lòng chảo, và cái chảo mà mình đang lọt thỏm ở trong càng ngày càng to ra, rộng lớn hơn. Cứ ra thế giới đi, mỗi màu da sẽ có hàng tá chuyện lạ, mỗi kiểu tóc cũng sẽ cho biết nhiều điều thú vị. Nói chuyện với họ, chia sẻ cùng họ và những cái ôm chào nhau. “Touch” nhé, đừng chỉ là biết.
3 – Học. Nếu bạn muốn học thực sự, thì nên bước chân ra thế giới, nơi người ta chỉ cho cách mà học, và cách học hiệu quả. Ở nhà kiến thức trong sách cứ đọc xong thì đi thi thôi, chả cần đọc thêm gì, cũng chả nghiên cứu hay tìm hiểu gì. Bảo học gì thì học nấy. Thế mà cũng bằng cấp này nọ như ai. Thế là đủ sống rồi, cần gì đi đâu học nữa. Ở nhà tôi học đúng kiểu lấy cái cho vào hồ sơ xin việc.
Học ở đây nói thật là tôi cũng chưa quen, nhưng cái kiểu phải tự tìm tòi, tự nghiên cứu rồi hỏi và thảo luận ấy mà – nó làm tôi thấy thích thú. Hệ thống giáo dục ở đây, người ta kích thích mình tư duy nhiều hơn, nghĩ nhiều hơn. Và tuổi trẻ ý mà, được khơi nguồn cho suy nghĩ, thì sẽ nghĩ được rất nhiều thứ, và cảm giác mình nghĩ ra được một điều gì đó rất đúng kiểu “eurekha” ý ^^. Mặc dù là nếu đọc thêm thì sẽ thấy cái mình nghĩ ra đã được người ta nghĩ đến cả chục năm trước rồi, nhưng có hề gì, ít nhất mình cũng đã nghĩ được ^^
Ở nhà thì chỉ hấp thụ kiến thức thôi, nên mấy năm não được phát triển thì bị kìm hãm bởi cách thức học như vậy. Tui tiếc vì khi não sắp teo mới biết học là gì, muộn quá !
Chia Sẻ
Thế nên, nếu bạn đi ra thế giới, bạn sẽ được học kiểu khác, và sẽ thích học. Đương nhiên đấy là khi bạn muốn học thôi, còn nếu học cho xong lấy cái bằng để đi làm, thì đây chả phải điều thú vị gì đâu. Vì học nhiều lắm, mệt lắm, hic hic.
Tóm lại là mới nghĩ ra mỗi 3 cái lý do trên, cho những người đang tự do và muốn tìm con đường để phát triển giá trị của bản thân, và đương nhiên là đang nỗ lực nữa. Chứ bạn nào chỉ ngồi nhìn người ta mà không chấp nhận đánh đổi cuộc sống êm đềm hiện tại, không nỗ lực để bứt phá khỏi 4 bức tường bao bọc xung quanh và quan trọng là không thèm nhấc chân lên – thì thôi – cứ sống yên bình như vậy đi – âu cũng là một cách sống mà khá nhiều người chọn lựa.
Theo: Lê Thị Hằng Hạnh – Chevening scholar 2015
Nguồn: Ybox
Xem bài gốc tại đây 

Post navigation

10 Thói Quen Kỳ Lạ Mà Chúng Ta Coi Là Bình Thường Trong Thời Đại Smartphone
Top 10 trường đại học mới thành lập tốt nhất thế giới

Related Articles

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments
Cộng đồng công nghệ Mentorship program nhân vật Việt Project X Thực tập hè

Nguyễn Quang Bin – Chàng Trai Nhận Học Bổng 6 Tỷ Từ Đại Học Top 6 Của Mỹ và con đường trở thành leader của PROJECT X để xây dựng cộng đồng công nghệ tại Việt Nam

Minh Như
14/05/202214/05/2022 No Comments

Hoài niệm về Concordia University Chicago

Dante Luong
21/04/202229/05/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10
  • BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”
  • WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế
  • ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”
  • VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”
  • VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”
  • BV-02 Bài dự thi HTNM10 “Đi để trở về”
  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10 VTNM10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Dante Luong
09/08/202214/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) - sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất của...

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022
ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

April 2016
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  
« Mar   May »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes