• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
    • Vòng Tay Nước Mỹ 11 – Los Angeles Metropolitan Area
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2016
  • April
  • 25
  • ‘Đại học không phải con đường duy nhất tới thành công’

‘Đại học không phải con đường duy nhất tới thành công’

Luyen Nguyen
25/04/2016 No Comments

“Đại học rất tốt và thực sự cần thiết, nhưng không phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công!”, nhà báo Ngô Bá Lục chia sẻ.

Đại học – với tôi, không có nghĩa lý gì!

Tất nhiên, đó là đại học tại chức. Và tất nhiên, với cụ thể một cá nhân, là tôi!

Tôi tin, sẽ không nhiều, thậm chí rất ít những người cùng quan điểm này. Nhưng, ít không có nghĩa là không có lý!

Năm 18 tuổi, lúc chuẩn bị hết cấp 3, cả khoá hì hục, hí hửng ghi danh thi vào các trường đại học, tôi cũng máu mê lắm. Học xong không thi đại học, không lẽ ở nhà đi cày, lấy vợ, đẻ con và lại quay cái vòng luẩn quẩn nghèo vẫn hoàn nghèo! Tôi thích sư phạm. Tôi thích làm thầy giáo, lại biết sức mình có hạn, nên thì vào Cao đẳng Sư phạm Hà Bắc, và… trượt!

Tôi khá may mắn bởi nhiều đứa bạn phải nghe theo sự “chỉ định” thi vào đâu của bố mẹ. Còn thầy u tôi đến cơm chả có mà ăn no, một lũ con lít nhít thì lo cho học hết 12 đã đầu tắt mặt tốt rồi. Việc thi cử, tự các con lo. Thế nên, hồi đó thi sư phạm, vẫn nằm trong 3 ước mơ tôi thích nhất: Diễn viên – Thầy giáo – Dẫn chương trình. Không phải như nhiều đứa, chẳng được thi trường mình thích.

Rồi tôi được anh trai lôi ra Móng Cái, đi buôn. Sau 2 năm, anh cho tôi đi học. Lần này không giống lúc 18 tuổi, tôi phải thi vào trường do anh trai chỉ định: Trung cấp Kinh tế.

Theo lộ trình anh vẽ ra: Học trung cấp 2 năm, ra trường anh xin việc cho, vài năm sau học đại học, là xong, cứ thế làm đến cuối đời.

Tôi đã đi đúng theo con đường đó, chuẩn không cần chỉnh. Tôi học trung cấp kinh tế của tỉnh, thuộc loại giỏi nhất nhì, nổi lắm, ai cũng biết, tất nhiên là thời điểm đó và ở ngôi trường đó.

Ra trường, anh trai xin cho tôi vào Cục thuế. Cả đợt đó mấy chục người, đa số đại học chính quy bằng đỏ chót. Tập huấn xong, các anh chị được điều về chi cục các huyện thị, có 3 người được ở lại Văn phòng Cục của tỉnh, trong đó có tôi. Và tôi, là đứa học trung cấp duy nhất. Nhiều người xì xào, tôi biết, nhưng kệ.

Rồi tôi đi làm. Một cán bộ công chức mẫn cán. Ngoan, biết điều, tham gia sôi nổi các hoạt động Đoàn. Rồi tôi làm Bí thư đoàn cơ quan.

Tôi được giải hát hò nhảy múa, cấp tỉnh, cấp toàn quốc. Ai cũng khen giỏi. Từ các sếp đến các anh chị đồng nghiệp. Nhưng mà là giỏi các hoạt động, còn chuyên môn ngành thuế, tôi chưa 1 lần được khen.

ngobaluc1_Zing (1)

Hồi đó, hàng ngày tôi đi làm mà chỉ hóng Nhà hát Việt Nhật có gì để trốn việc ra xem. Tôi luôn lẻn đi ra bưu điện mua báo, toàn mua những tờ báo văn hoá nghệ thuật. Có bao nhiêu tiền, tôi gần như mua hết báo chí và tranh ảnh liên quan văn hoá nghệ thuật. Rồi tôi thử viết báo, công việc tôi thích từ bé nhưng chưa biết gọi tên. Tôi cũng gửi nhưng không được đăng.

Tôi chẳng buồn, lại viết tiếp. Lần này, tôi viết ngắn hơn, tin tức kiểu nhìn thấy cái gì chướng mắt ở ngoài phố thì viết, thế là được đăng ngay. Tôi nhớ đó là bài viết về sự “lố bịch” của cái bùng binh mới xây, nó to như cái sân bóng trẻ con, vừa phí đất, vừa tốn kém.

Sau bài đăng trên báo tỉnh, một thời gian sau, cái bùng binh đó được xén bớt đi. Tôi nghĩ, thế là bài báo của mình có ảnh hưởng. Và lúc đó, tôi biết rằng, báo chí thực sự có tác dụng tức thời đối với đời sống. Tôi bắt đầu viết. Từ báo tỉnh, tôi gửi lên trung ương. Rồi ngoài tin tức của tỉnh, tôi bắt đầu viết bình luận âm nhạc…

Tôi bắt đầu bỏ bê công việc thuế má, dù ngày nào cũng vẫn đến cơ quan, cho chân gầm bàn, bật máy tính lên đọc và viết báo. Thỉnh thoảng đi kiểm tra doanh nghiệp, ngồi kiểm tra hoá đơn, tôi ngủ gật suốt buổi. Các anh chị trong đoàn chả bao giờ kêu ca, vì biết rằng, tôi không giỏi nghiệp vụ.

Cứ bữa trưa xong, doanh nghiệp lại rủ cả đoàn đi hát karaoke (thực ra đi nghe tôi hát), rồi về. Hẳn 10 năm như thế. Đi làm 10 năm vẫn lương 900.000 đồng, một năm được vài cái phong bì 200.000 đồng của đơn vị xuống kiểm tra. Nhưng vẫn sống được, vì tối nào tôi cũng đi hát hoặc viết báo.

Suốt những năm tháng làm thuế đó, cuộc sống tôi như con chim trong lồng. Không phải bị đối xử tồi tệ, thậm chí cơ quan và mọi người quá yêu thương và chiều chuộng, nhưng tôi luôn cảm thấy mình không phải là mình. Lúc nào đầu óc tôi cũng hướng về chuyện hát hò và viết báo. Nhiều khi tôi mệt mỏi và chán nản đến mức muốn bỏ đi, nhưng rồi nể sợ gia đình, tôi lại chấp nhận làm một cán bộ thuế.

Khi báo của trung ương đặt hàng nhiều, tôi nghĩ, hoá ra, đây mới là công việc của mình, mới là con người, bản ngã của mình. Bởi khi khi bật máy tính lên và viết, tôi mới thực sự cảm thấy sung sướng.

Có hôm viết xong bài báo tâm đắc, tôi cảm giác như mình “lên đỉnh”, thấy hoan hỉ và thăng hoa. Rồi tôi nghĩ, mình đã làm cái việc đam mê, yêu thích, và được người ta ghi nhận, đánh giá cao, thế thì tại sao mình không phải là một nhà báo chính hiệu, mà cứ làm anh cán bộ thuế rồi viết báo nghiệp dư? Tại sao mình cứ phải chôn chân ở đây, làm cái công việc nhàm chán và mệt mỏi thế này?

Tôi quyết định thay đổi!

Ban đầu, tôi chỉ có 2 người bạn thân ủng hộ, còn lại phản đối. Nhưng tôi đã xác định phải về Hà Nội. Tôi phải làm báo, phải thay đổi số phận của mình!

Tôi phải phản bội anh trai và niềm hy vọng của gia đình. Tôi bỏ thuế! Khi ấy xác định, nếu không thành công trong phi vụ “đổi đời” này, tôi chấp nhận đánh giày, bán bóng để trụ lại Hà Nội.

Cái mong muốn thay đổi nó lớn đến mức, tôi hoàn toàn chấp nhận trở thành người lao động tầng thấp nhất của xã hội nếu thất bại, chỉ để làm bảo chứng cho việc thay đổi nghề nghiệp của mình.

Và cho đến hôm nay, sau 10 năm làm báo, tôi thấy mình đã đúng. Đúng, khi dám thay đổi công việc không phù hợp với mình, dám vứt bỏ vị trí nhiều người mơ ước của ngành thuế, đương đầu với khó khăn khi chuyển đổi, đối mặt với gia đình… Tôi đã dám làm, và làm được. Tất nhiên, có cả những mất mát!

Tôi làm báo, bắt đầu từ đam mê viết lách, bằng những thử sức, khám phá, tò mò. Và trong 10 năm làm báo chuyên nghiệp, tất cả kiến thức tôi học được, là từ những người bạn của tôi.

Đó có thể là đồng nghiệp, là nghệ sĩ, doanh nhân, cũng có thể chỉ là những người bạn trên mạng xã hội, hay ở ngoài đường không quen biết…

Tôi không chỉ học 4 năm như đại học, không theo mùa, không nghỉ hè. Tôi học hàng ngày, và học mãi! Đó, cụ thể và chính xác hơn: Trường đời!

Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn học, bạn có thể học được ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào mà không nhất thiết cứ phải vào trường đại học.

Nếu bạn thực sự thích, bạn phải dám dấn thân, chấp nhập đánh đổi những thứ ngọc sự. Muốn theo đuổi đam mê, làm điều mình thích và có năng khiếu, bạn phải dám đương đầu, đối mặt mới mẻ, khó khăn.

Bạn học đại học, sẽ cực tốt, nếu bạn đủ trình độ để theo học, và quan trọng nhất, là bạn được học chính ngành nghề bạn có khả năng và yêu thích, bạn thực sự đam mê với nó.

Còn nếu bạn đang học đại học vì gia đình, vì a dua, vì… thấy trường đó tốt, vì… ngành này ngành nọ học xong dễ xin việc… mà nó không phải ngôi trường đào tạo ngành bạn yêu thích và có khả năng, thì bạn đã nhầm. Bạn đang phung phí 4 năm tuổi xuân đẹp nhất cuộc đời cho những tháng ngày nhạt nhẽo và vô bổ.

Vì thế, nếu bạn chuẩn bị thi đại học, hãy nhớ: Chỉ nên thi vào trường nào mình yêu thích và thực sự có khả năng, cũng như mong muốn được làm nghề đó sau khi ra trường.

Nếu ngành nghề bạn yêu thích và có khả năng nhưng lại không có hệ đào tạo đại học, thì trung cấp, cao đẳng cũng được, chẳng sao, miễn là được sống đúng với đam mê của mình.

Còn những bạn đã và đang học đại học nhưng rơi vào tình trạng “học giả”, tức là học trái ngành nghề, trái khả năng, đam mê, xin hãy mạnh dạn thay đổi.

Bạn có thể thi lại vào trường khác, hoặc đi học nghề, làm những việc bạn nghĩ có thể kiếm ra tiền mà không cần học đại học… để tránh rơi vào tình trạng ra nhập đoàn quân thất nghiệp, 15.000-18.000 cử nhân mỗi năm; để không bị hối hận vì đã “dâng hiến” tuổi thanh xuân cho những điều vô bổ.

Đại học rất tốt và thực sự cần thiết, nhưng không phải là con đường duy nhất để dẫn đến thành công! Hãy tính táo trước khi quá muộn!

Đây là bài chia sẻ trên trang cá nhân của nhà báo Ngô Bá Lục, thu hút hơn 1.500 like (thích) và hàng trăm chia sẻ, bình luận của cộng đồng mạng. Được sự đồng ý của anh, Zing.vn chia sẻ câu chuyện trên tới độc giả còn đang băn khoăn trước những dự định đầu đời.

Phóng viên cũng đã có buổi trò chuyện với nhà báo Ngô Bá Lục, xoay quanh những thắc mắc về định hướng đúng, sai của các bạn trẻ trước ngưỡng đường bước chân vào đại học.

– Ở tuổi 17, nhiều bạn trẻ được gia đình định hướng việc học đại học, chứ không tự quyết định. Không ít bạn trẻ chọn bừa sau đó hối hận vì không suy nghĩ kỹ hơn về cuộc đời mình. Theo anh, những người trẻ  cần làm gì để có thể quyết định bước đi cho mình?

– Điều quan trọng nhất là các em phải thay đổi tư duy, xác định chắc chắn rằng, đại học không phải con đường duy nhất. Tri thức là điều ai cũng cần bồi bổ cho bản thân. Vì thế, thi đại học vẫn là một trong những con đường học vấn quan trọng. Chỉ có điều, bạn phải xác định thật rõ ràng:

+ Thực sự khả năng của mình có thể thi được đại học không, tránh việc hàng trăm nghìn thí sinh đăng ký thi mà không bao giờ có thể đỗ vì học lực bản thân thực sự kém.

+ Xác định rõ khả năng và đam mê của mình để chọn trường. Ví dụ, bạn yêu ngành nghệ thuật thì nên thi nghệ thuật, thích công nghệ thì thi CNTT, Bách Khoa, Đại học Quốc gia…

+ Cần biết tranh luận với cha mẹ trong việc định hướng. Tôi nhấn mạnh là tranh luận chứ không cãi cùn. Bố mẹ có thể không đúng hoàn toàn, nhưng họ cũng có lý do tư vấn cho con. Vì thế, nếu bạn và bố mẹ không cùng quan điểm, hãy đưa ra những lý lẽ thực sự thuyết phục, trong điều kiện, đòi hỏi của bạn phải đúng.

– Lời khuyên của anh dành cho các bạn trẻ trong việc lựa chọn trường đại học?

– Hãy nghĩ đến “đầu ra” ngay từ khi bạn xác định thi vào trường nào đó. Và để có một “đầu ra” thuận lợi thì ngay từ đầu, bạn phải có kế hoạch “hành” rõ ràng, cụ thể. Cứ tập lên kế hoạch cho cuộc đời mình đi, nếu bạn thực sự mong muốn thành công. Từ kế hoạch đó, bạn sẽ biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để học và hành.

– Trong trường hợp các bạn trẻ đi theo lối dẫn của gia đình, liệu việc học tập chăm chỉ tại trường có đủ?

– Bên cạnh học lý thuyết, bạn hãy lao vào đời sống tìm hiểu và trải nghiệm; trang bị kỹ năng mềm, từ giao tiếp, ứng xử đến việc quan hệ trong môi trường làm việc như thế nào, với lãnh đạo ra sao, với cấp trên cấp dưới. Hãy luôn chủ động mở rộng vốn kiến thức và kỹ năng của bản thân. Đó là điều cần thiết cho cuộc đời bạn.

– Việc không thi đại học hiện nay gần như chưa được nhiều bạn trẻ và gia đình chấp thuận, anh có quan điểm gì về vấn đề này?

– Học đại học hay không, bạn biết xác định khả năng bản thân và sống hết mình với đam mê, mới có thể thành công. Còn nếu cứ quy định học thật giỏi, rồi sẽ xin được việc làm, thì đó là quan niệm cần thay đổi. Biết được khả năng của mình là lĩnh vực gì và theo đuổi nó tới cùng, đó mới là yếu tố để bạn thành công trong cuộc sống!

Theo Zing

Xem bài gốc tại đây 

Post navigation

Từ cú sốc đầu đời đến công việc mơ ước tại Google
Những trường đại học giàu nhất nước Mỹ

Related Articles

tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

Ngân Anh
01/02/202301/02/2023 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • HỘI TNSVVN TẠI CALIFORNIA CHÍNH THỨC ĐĂNG CAI TỔ CHỨC VÒNG TAY NƯỚC MỸ 11
  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

April 2016
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  
« Mar   May »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes