• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2016
  • September
  • 8
  • “Học cày” là… bản sắc của học sinh Việt?

“Học cày” là… bản sắc của học sinh Việt?

Luyen Nguyen
08/09/2016 No Comments

Nhiều ý kiến phê bình nền giáo dục Việt Nam quá “gà chọi” vì mục đích giành thứ hạng cao, nhưng các diễn giả trẻ là những du học sinh Mỹ cho rằng, nếu tiếp thu ở hướng tích cực thì nó lại là điểm đặc biệt của người Việt Nam khi đi ra quốc tế.

Bản sắc văn hóa Việt trong bạn là…?

Những góc nhìn đa chiều về gìn giữ bản sắc dân tộc được 4 diễn giả trẻ là những du học sinh tài năng được bày tỏ tại buổi trao đổi “Tìm bản ngã trong bản sắc dân tộc” do tổ chức VietAbroader tổ chức vừa qua.

Theo bạn Trần Hoàng Kim (cựu sinh viên ĐH Brigham Young University, Mỹ) bản sắc Việt được nhìn ở 2 khía cạnh và đều quan trọng như nhau. Đó là những hình ảnh bề nổi mà người Việt đều nghe nhắc đến nhiều như áo dài, phở cuốn, bún chả, ca chù, quan họ… Đồng thời, bản sắc là những bề chìm, không đo đạc được nhưng ăn sâu vào lối sống, tính cách của người Việt Nam.

Đồng tình với quan điểm của Hoàng Kim, bạn Nguyễn Thành Nam (sinh viên trường ĐH Williams, Mỹ) bổ sung quan điểm: Đặc trưng của bản sắc văn hóa là luôn thay đổi và hội nhập chứ không giữ nguyên theo thời gian.

Với Trần Thị Diệu Liên (Tân sinh viên ĐH Harvard), bản sắc văn hóa là những thứ riêng, khác biệt, khi đặt ở môi trường khác, ta càng nhìn thấy, cảm nhận rõ rệt hơn. Giống như chuyện bản thân Diệu Liên nói tiếng Sài Gòn, cho đến một ngày ra thăm Hà Nội gặp người nói giọng Bắc. Cô đã thấy giọng nói miền Bắc rất đặc biệt so với giọng nói tự nhiên của mình mười mấy năm qua và ngược lại.

Các diễn giả trẻ bàn về chủ đề “bản ngã” trong bản sắc dân tộc của du học sinh Việt.

“Sinh viên Việt Nam sang Mỹ học làm gì?”

Nhiều ý kiến phê bình nền giáo dục Việt Nam quá “gà chọi”, nhưng các diễn giả trẻ cho rằng, nếu biết tiếp thu chọn lọc thì nó lại là điểm đặc biệt của người Việt Nam khi đi ra quốc tế.

Anh chàng Phạm Ngọc (Sinh viên ĐH Temple, Mỹ) kể câu chuyện một giáo sư dạy môn thống kê hỏi mình: “Tại sao sinh viên Việt Nam sang Mỹ học làm gì?” Bởi lẽ vị giáo sư người Mỹ này thấy học sinh Việt sang Mỹ đa phần học rất giỏi, ai cũng điểm cao chót vót! Vì lí đó, ông cho rằng, học sinh Mỹ nên sang Việt Nam học vì học sinh Việt Nam quá chăm và tuyệt vời.

Câu nói của giáo sư khiến Phạm Ngọc suy nghĩ rất nhiều xen lẫn tự hào. Anh chàng dần nhận ra, mỗi sinh viên Việt Nam nang theo đức tính chăm chỉ, thông minh, luôn vươn tới những đỉnh cao học tập đã thực sự làm nên một phần bản sắc Việt trong mắt bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, các diễn giả du học sinh cũng đồng ý rằng, dù học sinh Việt khá thông minh, chăm chỉ và học giỏi nhưng cái còn thiếu là sự tự tin thể hiện bản thân.

Chẳng hạn, trong lớp học, học sinh Việt Nam có thể học rất tốt và chuẩn bị bài kỹ nhưng đến giờ thì học sinh Mỹ lại giơ tay phát biểu, đóng góp nhiều hơn hẳn. Còn học sinh Việt Nam thì ngồi im và tự nhủ “cái này tao cũng biết, chẳng qua tao không thích phát biểu thôi”. Theo các diễn giả, đó chính là điều cần phải thay đổi để bản sắc Việt trở nên tốt hơn, đẹp hơn.

Giữ gìn bản sắc không đồng nhất việc phải chọn trở về

Là một du học sinh ở Hoa Kỳ 3 năm trước khi về Việt Nam lập nghiệp, Trần Hoàng Kim đã có trải nghiệm giản dị mà sâu sắc về bản sắc.

Tốt nghiệp ĐH Brigham Young University tại Mỹ, từ bỏ cương vị tư vấn viên tại Công ty Tư vấn chiến lược McKinsey & Company với mức lương gần 2.500 USD (trên 50 triệu đồng), Trần Hoàng Kim trở về Việt Nam lập nghiệp để theo đuổi những dự án riêng và thực hiện mong muốn thay đổi nhu cầu của giới trẻ Việt. Khi được hỏi về quyết định của mình, Trần Hoàng Kim nói rằng, quan điểm của bản thân khá nhẹ nhàng về việc du học sinh nên ở hay về.

Trần Hoàng Kim không muốn mọi người nhìn quyết định trở về Việt Nam của mình “to tát” là sự cống hiến. Đơn giản, là bởi anh chàng nhìn thấy và đánh giá đúng mực cơ hội của bản thân ở chính quê hương.

“Thị trường Việt Nam là thị trường rất mới, nhiều cơ hội, nhiều nhu cầu chưa được đáp ứng. Thứ hai là, kể cả khi muốn đánh vào thị trường quốc tế thì Việt Nam vẫn chính là cơ hội tuyệt vời với nhân lực trẻ, giỏi, chi phí cạnh tranh. Hãy chọn nơi có cơ hội tốt nhất cho các bạn theo đuổi nhưng cũng hãy đánh giá Việt Nam bằng con mắt công bằng”, Trần Hoàng Kim nói.

Bạn Nguyễn Thành Nam cũng đồng ý rằng, nếu một người có tài năng thì ở môi trường nào cũng có thể tìm ra cơ hội để phát triển, không nhất thiết phải ở Mỹ hoặc Việt Nam. Nếu là thanh niên yêu nước thì khi sống làm việc ở bất kì nước nào trên thế giới vẫn có thể phát huy bản sắc văn hóa con người Việt Nam.

Bạn Trần Diệu Liên (tân sinh viên ĐH Minerva, Mỹ) nhìn nhận, quyết định trở về Việt Nam hay không phụ thuộc nhiều hơn vào cơ hội phát triển bản thân, còn bản sắc văn hóa thì ở đâu chúng ta cũng có thể gìn giữ được.

Là một sinh viên quốc tế, để thành công ở nước Mỹ thì hội nhập văn hóa là điều không thể tránh khỏi. Để giữ gìn văn hóa Việt quả không phải là điều dễ dàng, song Trần Hoàng Kim cũng đã tận dụng tối đa cơ hội có được để giới thiệu bản sắc Việt Nam ở nước ngoài qua các hoạt động hội chợ, liên hoan giao lưu văn hóa quốc tế.

Vào các dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên Đán, Hoàng Kim cùng cộng đồng học sinh Việt cũng như châu Á tổ chức những buổi tiệc với ẩm thực truyền thống Việt Nam để giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Khi còn là du học sinh Mỹ, trước khi phát huy bản sắc văn hóa Việt, bản thân Trần Hoàng Kim luôn tâm niệm, trước tiên bản thân phải không được làm xấu hình ảnh người Việt. Đơn giản ngay từ cách qua đường đúng đèn báo hiệu hoặc không quay cóp trong kì thi (người Mỹ rất kì thị người gian lận).

Tại buổi chia sẻ, cô tân sinh viên ĐH Harvard Trần Thị Diệu Liên cũng đã “bật mí” rằng, chính bản sắc văn hóa Việt được thể hiện trong bài luận đã giúp cô lay động hội đồng tuyển sinh bên cạnh các yếu tố khác của bộ hồ sơ.

Trong bài luận, Uyên đã thể hiện sự ấn tượng với chính bản sắc văn hóa quê hương – vực dậy kiên cường, mạnh mẽ trong chiến tranh tàn khốc, không vũ khí tối tân vẫn vượt khó khăn và chiến thắng kẻ thù có vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới. Trong bộ hồ sơ rất giàu bản sắc đó, Diệu Liên cũng đề cập tới “ve chai” – một điều gì đó rất Việt Nam!

Theo Dân Trí

Xem bài gốc tại đây 

Post navigation

Gặp chàng du học sinh tài năng nhưng không “sính học bổng”
Đại Học Mỹ Đánh Giá Hồ Sơ Của Bạn Như Thế Nào?

Related Articles

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments
Cộng đồng công nghệ Mentorship program nhân vật Việt Project X Thực tập hè

Nguyễn Quang Bin – Chàng Trai Nhận Học Bổng 6 Tỷ Từ Đại Học Top 6 Của Mỹ và con đường trở thành leader của PROJECT X để xây dựng cộng đồng công nghệ tại Việt Nam

Minh Như
14/05/202214/05/2022 No Comments

Hoài niệm về Concordia University Chicago

Dante Luong
21/04/202229/05/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá
  • VENUSA CUP 2022 – Giải thưởng lên đến hơn $1200!
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10: “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”
  • Cuộc thi “Hành trình nước Mỹ” đã trở lại với chủ đề “Cảm ơn, bước tiếp!”
  • “Big Tech đang ngừng tuyển, Startups sa thải nhân viên”: Lời đồn hay sự thật?
  • Quy trình phỏng vấn tại Facebook
  • Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

September 2016
M T W T F S S
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930  
« Aug   Oct »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes