
Dựa theo bản khảo sát thường niên về những tân sinh viên vừa vào đại học của Viện Nghiên Cứu Giáo Dục Đại Học, hơn 20% số lượng sinh viên hệ chính quy nhập học vào các trường cách nơi ở của mình hơn 800 km. Nhưng dù là chọn một đại học ở nước ngoài hay chỉ cách nơi ở vài giờ đồng hồ di chuyển, học ở một môi trường, một thành phố mới chắc chắn sẽ khiến cho sinh viên cảm thấy lạ lẫm và gặp không ít trở ngại. Tuy nhiên, vẫn có một số điều mà các bậc phụ huynh có thể làm trong quá trình đăng kí nhập học sẽ giúp sinh viên thích nghi dễ dàng với môi trường học mới. Các chuyên gia tuyển sinh đại học khuyến khích những sinh viên xuất thân ngoài bang ghi nhớ những lời khuyên dưới đây trong quá trình chọn một trường đại học cho mình.
1. Nghiên cứu về thời tiết: Chuyển tới sinh hoạt ở khu vực có khí hậu hoàn toàn khác so với thời tiết nơi quê nhà của các bạn trẻ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến việc các sinh viên sắp xếp, chuẩn bị hành lí cho thành phố, hay bang của trường đại học của mình.
Nếu nơi bạn ở có khí hậu nóng, mùa nắng chiếm hơn 300 ngày trong năm thì bạn nên cân nhắc đến việc nơi bạn sắp theo học sẽ không có khí hậu ấm áp và số ngày có nắng cực kì hiếm hoi. Những vấn đề khi sinh viên mắc phải chứng trầm cảm theo mùa, hiện tượng trầm cảm thường xảy ra trong cùng một thời điểm mỗi năm nhất là vào các tháng mùa đông, và cách chống lại căn bệnh này thường xuyên được các chuyên gia lưu ý.
2. Tìm hiểu quan điểm của người dân địa phương về những vấn đề đang được quan tâm: Những ý kiến cá nhân về các vấn đề chính trị và nhân quyền luôn phức tạp, tràn lan và hoàn toàn khác nhau ở từng khu vực của một quốc gia. Trong hơn một năm qua, rất nhiều sinh viên đại học trên cả nước đã tham gia vào những cuộc biểu tình liên quan đến nạn phân biệt chủng tộc và xâm phạm tình dục xảy ngay trong trường học
Sinh viên có thể nghiên cứu cách người dân trong thành phố hoặc tiểu bang nhìn nhận về các vấn đề chính trị cũng như bản thân mình sẽ sống và sinh hoạt như thế nào khi chuyển đến nơi ở mới này qua báo chí và các phương tiện truyền thông của địa phương.
Những chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng các sinh viên nên đặt ra những câu hỏi liên quan đến các vấn đề về chính trị, phân biệt chủng tộc, lạm dụng tình dục và xu hướng tập thể của người dân trong khu vực trong chuyến tham quan trường đại học.
Cuối cùng, sinh viên có thể tìm hiểu và yêu cầu những chương trình dành cho sinh viên năm nhất với mục đích giúp những người mới có thể kết nối được với thành phố, khu vực lân cận ngôi trường họ theo học hoặc tìm hiểu về cách nhà trường kết nối cộng đồng xung quanh như thế nào.
3. Tìm hiểu văn hoá vui chơi và ẩm thực của người dân địa phương: Nếu bạn có thời gian rảnh, hãy đến xem vài chương trình hoặc thử tham gia một số hoạt động bạn nghĩ mình sẽ hứng thú khi đến thăm trường và tham quan các khu vực lân cận. Sinh viên có thể hỏi những thành viên trong ban tuyển sinh hoặc giáo viên về các địa điểm ăn uống quen thuộc, khẩu vị của người địa phương và môi trường sống trong khu vực này ra sao. Ngoài ra, sinh viên cũng nên tìm hiểu về những sự kiện thường niên ở địa phương, có thể những hoạt động này sẽ giúp các bạn giải trí sau những giờ học căng thẳng.
4. Tìm kiếm, chuẩn bị nơi ở: Một số trường đại học có quy định không cho sinh viên ở tại kí túc xá cả bốn năm học. Vậy nên, điều sinh viên cần làm là tra cứu, tìm kiếm trên mạng những khu vực lân cận trước khi chắc chắn vào học để đảm bảo bản thân sẽ cảm thấy phù hợp với những lựa chọn nhà ở có sẵn ở khu vực đó và sinh hoạt thoải mái trong cộng đồng dân cư xung quanh trường
5. Lên kế hoạch đối phó với căn bệnh nhớ nhà: Hãy chuẩn bị tâm lí vì bạn sẽ cảm thấy nhớ gia đình, bất kể bạn đi học ở một bang hoàn toàn khác hay ngôi trường chỉ cách nhà bạn vài giờ di chuyển, đây vẫn là một sự thay đổi vô cùng lớn. Gia đình nên lên lịch cụ thể cho những chuyến thăm sinh viên và các bậc phụ huynh nên hỏi thăm con em mình đã gặp những ai, đang theo học hay tham gia những hoạt động nào trên trường. Ngoài ra, phụ huynh có thể gửi những món đồ thể hiện sự quan tâm, chăm sóc để sinh viên luôn cảm thấy gia đình bên cạnh mình. Trong trường hợp sinh viên bị căng thẳng, áp lực do phải xa gia đình, các bậc cha mẹ có thể gửi tặng con em mình vé xem các chương trình giải trí hoặc các phiếu quà tặng cho những hoạt động thư giãn đầu óc, cơ thể như spa.