• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2016
  • December
  • 28
  • Xách ba lô lên và đến Đại học Stanford

Xách ba lô lên và đến Đại học Stanford

Luyen Nguyen
28/12/2016 No Comments

Huyền Chip chia sẻ bí quyết vượt qua áp lực học tập ở Đại học Stanford, một trong những trường hàng đầu thế giới.

Cô gái từng gây tranh cãi với cuốn Xách ba lô lên và đi tâm sự về cách để “sống sót” với khối lượng học tập, thực hành lớn cùng việc lựa chọn ngành phù hợp và gây dựng mối quan hệ với giáo sư ở ngôi trường hàng đầu thế giới.

Quản lý thời gian đến từng 15 phút

Nữ sinh Việt đang là sinh viên năm thứ ba ngành Trí tuệ nhân tạo và Khoa học máy tính cho biết để tốt nghiệp, cô cần hoàn thành 180 tín chỉ (một tín chỉ tương đương 3 tiếng/1 tuần) trong vòng 4 năm (mỗi năm 3 quý thay vì 2 học kỳ như ở Việt Nam).

Mỗi tuần, 9X cần làm việc khoảng 45 tiếng, nhiều hơn giờ làm việc văn phòng một chút.

Tuy nhiên, về mặt thực hành, con số đó không phải luôn chính xác. Ít người học đúng 180 tín chỉ có thể tốt nghiệp, bởi không phải ai cũng biết mình muốn học gì từ năm đầu tiên. Nhiều người đổi ngành sau 2 năm nên phải học thêm các môn mới.

Ngoài ra, nhiều giáo sư không quan tâm lắm đến tín chỉ của sinh viên nên một số môn vượt quá khối lượng tín chỉ theo hướng dẫn chính thức của trường.

“Đầu quý, bàn ăn nào cũng rôm rả chuyện sinh viên chọn lớp. Giảng viên thông báo ngay từ đầu rằng lớp này rất nặng, ai muốn một quý nhàn nhã thì không nên học”, Huyền Chip nhớ lại.

Nữ du học sinh cho hay việc học trên lớp chỉ là một phần trong quy trình giáo dục ở Stanford. Sinh viên ở đây rất năng động, hầu hết đều tham gia các câu lạc bộ.

Huyen-Chip-1596-1481348779

Theo Huyền Chip, sinh viên Đại học Stanford rất đam mê khởi nghiệp. Ảnh: NVCC. 

Một điểm thú vị là sinh viên Stanford khởi nghiệp nhiều đến mức bộ phận phụ trách nơi ở phải đưa ra quy định không cho sinh viên mở công ty trong ký túc xá.

Qua 6 quý, nữ sinh Việt chắc chắn rằng sinh viên Stanford phải làm việc ít nhất 60 tiếng/1 tuần mới giải quyết hết bài vở. Huyền Chip làm trợ giảng cần thêm 12 đến 15 tiếng/tuần, tham gia câu lạc bộ Muay Thái thêm 3 tiếng/tuần.

Huyền Chip tên thật Nguyễn Thị Khánh Huyền, cựu học sinh THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Sau khi phát hành cuốn sách Xách ba lô lên và đi gây nhiều tranh cãi, Huyền giành học bổng toàn phần (hơn 60.000 USD/năm) của Đại học Stanford.

Cô khoe vừa trúng tuyển vào chương trình thạc sĩ, có cơ hội hoàn thành cả hai chương trình (đại học và thạc sĩ) trong vòng 4 năm thay vì 6 năm.

Với lịch học và hoạt động dày như vậy, kỹ năng quan trọng của sinh viên Stanford là quản lý thời gian.

Theo Huyền, cô và bạn bè thường dùng Google Calendar, lên lịch đến từng 15 phút. Quan hệ bạn bè, yêu đương cũng được thiết kế để phù hợp lịch làm việc này.

Huyền Chip kể cô gặp bạn bè bằng cách rủ nhau làm bài cùng, hẹn nhau ăn trưa hoặc ăn tối, thường giới hạn thời gian khoảng 30 phút hay một tiếng.

Cách tìm ngành học phù hợp và kết nối với giáo sư

Huyền Chip bật mí cách để có hứng thú trong học tập là học những môn bản thân… hứng thú. Để chọn được lớp phù hợp, đầu quý, 9X ngồi học thử các lớp xem mình thích lớp nào nhất.

Một số lớp học bắt buộc, sinh viên không được bỏ dở, dù không thích. Với những “ca” này, bí quyết của Huyền là ép bản thân học lớp đó khoảng 30 phút, rồi học môn khác mình thích, hết chán lại học tiếp.

Cô cũng hẹn bạn thân cùng làm bài để có người “than vãn” và tự nhận thấy đó là cách hiệu quả với mình.

9X cho rằng điều quan trọng được ví như chìa khóa giúp sinh viên đại học ở Mỹ nói chung tìm kiếm cơ hội làm tiến sĩ chính là gây dựng quan hệ với các giáo sư, đặc biệt ở ngành sinh viên muốn theo đuổi.

Theo Huyền Chip, sinh viên có thể gửi email hay trao đổi trực tiếp với giáo sư xem mình có thể đóng góp gì cho phòng nghiên cứu của họ. Dĩ nhiên, bạn phải làm được điều gì đó để giáo sư quan tâm.

Cô kể hè vừa qua, nữ du học sinh viết một chương trình máy tính theo bài báo của một giáo sư ở Harvard. 9X gửi email báo với ông về kết quả, giáo sư khá thích thú.

“Khi có buổi nói chuyện ở Stanford, ông đồng ý gặp mình. Mình trao đổi về ý định làm tiến sĩ ở phòng nghiên cứu của ông, vị giáo sư thẳng thắn nói chỉ có thể nhận thêm một ứng viên tiến sĩ năm tới nên cạnh tranh sẽ rất lớn. Ông cho mình danh sách những giáo sư ở trường khác để mình tham khảo”, Huyền kể về câu chuyện kết nối với giáo sư đầu ngành ở Harvard của bản thân.

Đại học Stanford được thành lập năm 1885, nằm ở bang California.

Có chất lượng giáo dục tốt, Đại học Stanford thu hút những sinh viên ưu tú nhất thế giới và có tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn so với bất kỳ trường Ivy League nào.

Năm 2015, ngôi trường này “vượt mặt” Harvard để đứng đầu danh sách 10 đại học đáng mơ ước, theo Princeton Review, dựa trên sự bình chọn của cả phụ huynh và học sinh.

Theo US News and World Report, Đại học Stanford xếp thứ năm hệ thống trường đại học quốc gia tốt nhất nước Mỹ năm 2017.

Theo ZIng

Xem bài gốc tại đây

 

Post navigation

Từ cậu bé chăn trâu trở thành tiến sĩ
17 trường đại học tốt cho túi tiền của bạn

Related Articles

KEN NGUYỄN KỸ SƯ PHẦN MỀM nhân vật Việt UBER

Kĩ sư Phần mềm Ken Nguyễn: Hành trình từ Nghệ An tới Uber, Amazon Canada.

Mai Linh
14/09/202214/09/2022 No Comments

“Women in Tech” Châu Vũ: Cống hiến tích cực cho công nghệ và phụ nữ làm công nghệ.

Ngân Anh
25/08/202225/08/2022 No Comments

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

December 2016
M T W T F S S
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031  
« Nov   Jan »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes