• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2017
  • April
  • 26
  • VINH-THANG HOANG _ Luôn tự hỏi bản thân: “Tôi đang làm gì và tại sao?”

VINH-THANG HOANG _ Luôn tự hỏi bản thân: “Tôi đang làm gì và tại sao?”

Hanh Nguyen
26/04/2017 No Comments

Chia sẻ của Vinh-Thang Hoang, một chuyên gia tài chính ở Paris.

“… Đây là một chương về câu chuyện chính của tôi, nói về việc tôi có được một công việc ở quỹ phòng hộ ở Paris như thế nào và sau một năm tôi đã quyết định thay đổi khóa học. Các sự kiện trong chương này là một trong những điều quan trọng nhất đã xảy ra với tôi cho đến nay. Tôi đã học cách tự suy xét mọi việc và biết rằng tôi luôn có một sự lựa chọn và một dũng khí để buông bỏ.

Khi tôi thực hiện chỉnh sửa cuối cùng cho bài viết, có một cuộc tranh luận thú vị về “gap year” – khoảng một năm (thông thường sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học) dành cho các hoạt động cộng đồng để bổ sung kinh nghiệm sống, đã diễn ra. Vì vậy, những chia sẻ về gap year của tôi bất ngờ trở nên rất thiết thực, mặc dù đó là theo cách của Pháp.

Cảm ơn bạn đã cho tôi chia sẻ câu chuyện … “

____________________________________________

Tôi đã trải qua 4 năm ở Pháp và năm đầu tiên của chương trình Thạc sỹ của chương trình giảng dạy LMD Châu Âu.

Ngay khi bắt đầu, tôi đã quyết định tập trung hầu hết năng lượng của mình vào việc tìm kiếm một công việc thực tập tốt để trang trải các chi phí của việc học. Khoảng thời gian này, tôi cũng bị phân tâm bởi một loạt các vấn đề cá nhân dẫn đến hiệu suất học tập giảm rất nhiều, đến cuối năm học, tôi vẫn không thể khắc phục được tình trạng tuột dốc này. Về mặt học thuật, năm đó là tồi tệ nhất của tôi.

Tuy nhiên, tôi cũng có một sự an ủi lớn đó là tôi đã vào một lớp tốt nhất từ trước đến giờ – “Cấu trúc tài chính”. Thứ nhất, được giảng dạy bởi một chuyên gia dày dạn kinh nghiệm với hơn hai chục năm làm việc trong lĩnh vực cấu trúc và dự án tài chính tại các lĩnh vực hàng đầu (mà thường là các ngân hàng của Pháp). Thứ hai, toàn bộ khóa học được dựa trên các nghiên cứu trường hợp thực tế của các dự án và các giao dịch trên khắp thế giới. Chúng tôi đã học được (thông qua thực tế) rằng phân tích rủi ro rất quan trọng trong một giao dịch bao gồm nhiều quốc gia và pháp luật. Chúng tôi cũng đã học được cách giảm thiểu rủi ro và hiểu rõ vai trò của các bên tham gia vào một giao dịch. Và hơn hết, toàn bộ khóa học đã được thực hiện bằng tiếng Anh, các giáo sư nói chuyện rất lôi cuốn và đầy nhiệt huyết. Tôi có ấn tượng đặc biệt không chỉ riêng về cấu trúc tài chính mà còn về cách thức và lý do tài chính có ý nghĩa trong thế giới nói chung. Tôi thật sự tán thành khóa học này và nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định “tái định hướng” của tôi.

Bạn hỏi tại sao phải “tái định hướng”? Vâng, bởi vì mọi thứ diễn ra khi tôi tham gia khóa học “Cấu trúc tài chính”, trước giờ tôi chỉ quan tâm đến quản lý tài sản. Vì vậy, điều này mang đến cho tôi một câu hỏi khác: tại sao lúc đầu tôi lại quan tâm đến quản lý tài sản? Có một vài lý do cho điều đó, một số trong đó chỉ trở nên rõ ràng sau rất nhiều lần suy nghĩ.

Thứ nhất, tại sao không phải là lĩnh vực thông thường khác: ngân hàng đầu tư, doanh nghiệp và Big 4 (4 công ty kiểm toán lớn: PWC, Deloitte, E&Y, KPMG)? Câu trả lời khá dễ dàng: không là ngân hàng đầu tư bởi vì tôi không thể chịu đựng được những giờ làm việc điên cuồng. Tiếp theo, tôi quyết định không nộp đơn cho các phòng tài chính của công ty vì tôi muốn làm cho công ty chuyên về tài chính (chứ không phải là một phòng ban). Và tại sao không phải là các công ty Big 4? Vâng, bởi vì những suy nghĩ bất an do đó, tôi không muốn gắn liền với thương hiệu “kế toán”. Vâng, tôi thật là ngớ ngẩn. Thành thực mà nói, chưa bao giờ tôi thấy rằng kế toán/kiểm toán là khó và có ý chê bai cả, đó là công việc tốt và có ý nghĩa thiết thực.

Thứ hai, và quan trọng hơn, tôi nghĩ tôi hiểu về quản lý tài sản. Tôi đã đọc một cuốn sách viết bởi một quản lý quỹ phòng hộ, điều đó đưa tôi đến suy nghĩ rằng quản lý tài sản là môi trường sáng giá nhất trong lĩnh vực tài chính, nơi mà không có tiếng xấu, không có sự phân biệt …. Vâng, hóa ra quản lý tài sản thực sự là những điều kể trên, nhưng còn rất nhiều điều nữa. Và chính phần “còn nhiều nữa” gây khó khăn cho tôi.

Thứ ba, điều quan trọng nhất, tôi chọn quản lý tài sản và quỹ phòng hộ bởi vì chính sự dễ dao động cùng những suy nghĩ bất an của tôi (một lần nữa). Và dường như, làm việc trong quỹ quản lý tài sản sẽ giúp tôi trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn. Bởi vì, chỉ có những người thông minh nhất mới có thể chiến thắng và thành công hoặc nếu bạn thất bại, điều đó sẽ nhanh chóng thể hiện. Bên cạnh đó, thu nhập của quản lý tài sản cũng khá tốt.

Vào một ngày đẹp trời mùa xuân, tôi hãnh diện khoác lên mình bộ đồ lịch sự để bắt đầu ngày đầu tiên cho công việc thực tập tại quỹ phòng hộ. Gap year của tôi đã bắt đầu, tôi sẽ làm việc một năm trước khi trở lại trường để hoàn thành bằng Thạc sĩ của tôi. Gap year thực sự là cánh cửa lớn đầu tiên cho các sinh viên bước ra thế giới và nó sẽ cho mọi người cơ hội để làm công việc toàn thời gian lần đầu tiên.

Trước đây tôi đã gửi đi 60 bản sơ yếu lý lịch và những thư xin việc được viết rất cẩn thận cho các công ty quản lý tài sản và các ngân hàng lớn, nhưng số lượng các cuộc phỏng vấn tôi đã nhận được chỉ có một. Đó là một lời mời đến từ một quỹ phòng hộ nhỏ tại Paris và vị trí này đã được quảng cáo rộng rãi trên eFinancialCareers (một website về việc làm liên quan đến tài chính, ngân hàng) và được xuất bản trên bảng việc làm của mọi trường học lớn trong nước. May mắn thay, một trong những người sáng lập công ty đó là một cựu sinh viên của Dauphine, điều đó đã giúp cho lý lịch của tôi được xem xét. Sau các cuộc phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn trực tiếp, vòng cuối cùng bao gồm một nghiên cứu tình huống tại nhà và tranh luận trực tiếp với một sinh viên từ đại học Tufts và đang học Thạc sỹ tại Paris. May mắn thay (một lần nữa), tôi đã đọc cuốn sách về chiến lược đầu tư mua bán chiết khấu của công ty do chính những người sáng lập viết chỉ vài tuần trước đó. Tất cả sự chuẩn bị đó trở nên cần thiết, và tôi đã nhận được lời đề nghị cho công việc.

Tôi quyết định học mọi thứ tôi có thể về chiến lược kinh doanh chênh lệch tỷ giá sáp nhập. Tôi nghĩ mình đã học được một số thứ bằng cách đọc cuốn sách, nhưng trong thực tế (như mong đợi), tất cả những gì tôi làm hầu như chỉ là mặt ngoài của vấn đề. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá sáp nhập bao gồm việc mua và bán cổ phiếu để kiếm tiền từ việc mở rộng giá được tạo ra khi thỏa thuận được công bố trên thị trường: công ty A thông báo sẽ mua lại công ty B với giá 50$ một cổ phiếu, trong tình huống “plain vanilla” – mua bán tài sản đơn thuần, cổ phiếu của B nên báo giá khoảng 49$ hoặc thấp hơn một chút. Vì vậy, một cách để kiếm tiền là mua cổ phần trên thị trường ở mức 49$ sau đó bán lại cho người mua với giá 50$, 1$ lãi suất phản ánh khả năng rằng việc mua lại công bố sẽ không xảy ra. Rủi ro trong việc kinh doanh chênh lệch tỷ giá được chia nhỏ thành vô số phần, ví dụ: người mua có thể không có đủ tiền hoặc chính phủ không cho phép các công ty hợp nhất. Ngoài việc dự đoán được hướng đi của một giao dịch đã công bố, chúng tôi cố gắng dự đoán các giao dịch trước khi chúng được công bố. Để làm được điều này, chúng tôi đã xem xét các ngành công nghiệp hợp nhất và các công ty đạt được các mục tiêu tốt cho việc mua lại.

Tôi nhanh chóng phát hiện ra tôi rất thích làm việc cho công ty này. Tôi thích thú với các thử thách trí tuệ. Trên lý thuyết, quỹ có thể đầu tư vào bất kỳ công ty giao dịch công khai nào ở cả Châu Âu và Bắc Mỹ nên khối lượng thông tin để tiếp nhận rất đáng lo ngại. Tôi đã phải khai thác tất cả các tài liệu, báo cáo, đọc lại sách của các nhà sáng lập để tìm hiểu về thị trường Mỹ, về M & A (mua bán và sáp nhập) và về sự khác biệt so với châu Âu. Tôi đã phải học cách khai thác vấn đề cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.

Tôi cũng rất thích làm trong lĩnh vực phân tích tài chính và công việc định giá. Khác với các loại quỹ khác, công việc đòi hỏi một sự hiểu biết rõ ràng về các phân tích định giá được thực hiện bởi những người khác. Điều quan trọng nhất mà tôi học được trong quá trình đó là tư duy phê phán. Định giá không phải là khoa học chính xác, kết quả của nó dùng để chứng minh cho một hành động hoặc thuyết phục người khác thực hiện một hành động. Đó là mối liên hệ hấp dẫn giữa tài chính và bất động sản – tình hình chính trị – thế giới.

Vì vậy, tôi quyết định tiếp tục gắn bó lâu dài với tài chính, nhưng tôi cũng “cảm thấy” có một cái gì khác. Bạn có thấy khác thường trong những gì mà tôi nói rằng mình thích trong thời gian thực tập không? Không có điểm nào tôi đề cập đến việc tôi thấy mình thích lợi nhuận và trở nên thông minh hơn trên thị trường. Vâng, sự thật là tôi nghĩ mình khá hiểu bản thân, nhưng chính bản thân tôi đang thay đổi hoặc ban đầu nó đã không như tôi nghĩ. Tôi đã rất trăn trở khi trả lời câu hỏi “Tại sao tôi làm những điều này?”.

Cùng lúc đó, tôi nhận ra một số vấn đề kỹ năng mềm của mình. Mặc dù, tôi đã có nhiều dự án nhóm tại trường, tôi vẫn mong muốn làm trong một môi trường chuyên nghiệp thực sự vì kĩ năng làm việc nhóm của tôi chưa tốt. Cụ thể, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc hiểu bản thân mình và thuyết phục đồng nghiệp theo những ý tưởng của tôi, mặc dù tôi có thể dễ dàng làm điều đó ở lớp. Sự chú ý của tôi đến các chi tiết cũng cần phải được cải thiện đáng kể. Đây là lý do tại sao tôi đã nói ở trên rằng việc quản lý tài sản và các quỹ phòng hộ là một môi trường thiện chí, không lành mạnh và chỉ xem trọng hiệu suất. Nó làm bộc lộ rất nhiều điểm yếu kém của tôi – kỹ năng mềm, cho đến nay, tôi vẫn chưa cải thiện được.

Ban đầu, sự nghi ngờ làm tôi mệt mỏi. Có phải, vẫn có một điều gì đó chưa đi đúng hướng? Tôi không giỏi như mình vẫn nghĩ? Tôi đã có sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn? Tôi thích làm gì hơn? Đã quá muộn để thay đổi? Nếu bạn đang nghĩ “Này cậu bé, điều đó đã leo thang nhanh chóng” thì bạn nói đúng. Sự nghi ngờ rất khó kiểm soát. Một trong những vấn đề lớn nhất đối với tôi là tách vấn đề “kỹ năng mềm” ra khỏi vấn đề “ý nghĩa”. Về hình thức thì có thể nhưng trên thực tế thì giải pháp duy nhất là tìm kiếm trong chính suy nghĩ của mình.

Mọi thứ tiếp diễn một cách mờ nhạt và tôi vẫn chưa tìm ra câu trả lời của mình. Sau đó một ngày, tôi tạo một số mã VBA để cải tiến quy trình hiện tại mặc dù không biết gì về ngôn ngữ này trước đó bằng cách dựa vào Google. Sản phẩm cuối cùng tuy chưa hoàn hảo nhưng nó đã tăng tốc độ làm những việc mà phải mất hàng giờ lao động cẩn thận mới có thể hoàn thành chỉ trong vài giây. Quan trọng hơn, và có lẽ đáng ngạc nhiên, cảm xúc của tôi đã được thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên, tôi cảm thấy như công việc có ý nghĩa rất nhiều với tôi. Đây là cảm giác mà bạn chỉ trải qua một vài lần trong cuộc đời của bạn nếu bạn may mắn. Bạn thấy đấy, sau một vài suy nghĩ nghiêm túc, tôi nhận ra rằng tôi muốn, theo nghĩa rộng, giúp mọi người và các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề của họ. Tôi nhận ra rằng, với tôi những đánh giá mang tính chính xác bằng phần trăm vừa quá cụ thể và quá mơ hồ. Tôi đã có một thời gian khó khăn với sự cụ thể vì mục tiêu khi tôi quản lý quỹ là để có được lợi nhuận cao hơn, ví dụ: 4,81% cao hơn 4,76%. Sự mơ hồ không thể hiện kết quả mà là trong quá trình này, chẳng hạn, hơn một lần tôi tự hỏi “Những điều mà tôi làm có đạt được kết quả không?”- Tôi không thể trả lời câu hỏi đó. Cuối cùng, tôi nhận thấy tôi không quan tâm đến việc mình có thông minh hơn người khác hay không mà điều quan trọng là tôi có thể làm tốt việc gì?

Vậy câu hỏi quan trọng bây giờ là: Tôi phải làm gì ở bước tiếp theo? Tôi cần phải đi đến một nơi khác để khám phá những điều mới mẻ. Một cách vô thức, tôi nghĩ về Đông Nam Á – “sân nhà quê hương” của tôi, mặc dù tôi chưa từng làm việc ở đó.

Tôi bắt đầu hỏi những người xung quanh về các lời khuyên thực tập tại Việt Nam hoặc Singapore. Một trong những giáo sư của tôi, giảng viên tại CFVG ở thành phố Hồ Chí Minh, đã giới thiệu tôi với một trong những người bạn của ông ở Việt Nam đang điều hành công ty tư nhân. Chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn vào lúc 4 giờ sáng qua Skype. Nỗ lực của tôi trong việc tìm kiếm các thông tin tuyển dụng trực tuyến ở Việt Nam đã đưa tôi đến với một cuộc phỏng vấn với một công ty khác, nhưng dường như họ không ấn tượng với bảng điểm của tôi. Cuối cùng, anh họ của tôi giới thiệu tôi với một người bạn ở Singapore, họ sẽ sẵn sàng nhận tôi trong 2 hoặc 3 tháng suốt mùa hè. Chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn trực tiếp ở Paris khi ông ấy đến đây du lịch.

Tôi đã đưa ra kết quả cho sự lựa chọn của mình là Singapore chỉ đơn giản là “một nhân tố bí ẩn”. Ai biết điều gì sẽ xảy ra khi tôi đi đến một môi trường mà tôi chưa biết rõ? Rốt cuộc, đây có phải là cách tự khám phá mà tôi thực hiện đúng?

Và như vậy, mười hai tháng gap year của tôi, tôi lại một lần nữa tiếp tục hành trình. Lần này, tôi lên máy bay về Thành phố Hồ Chí Minh và lên một chiếc máy bay khác vào ngày tiếp theo đến sân bay Changi.

____________________________________________

Ba năm sau, khi tôi nhìn lại quyết định ngày đó, đó vẫn là quyết định tốt nhất mà tôi từng thực hiện. Thực tập ở Singapore đã thành công tốt đẹp, dựa trên những gì tôi học được ở đó tôi đã viết một bài báo nghiên cứu vào năm sau khi tôi trao đổi tại Đại học New York.

Tôi quyết định vẫn đi theo ngành dự án và cấu trúc tài chính và trong khi hành trình đầy chông gai ấy, tôi vẫn thấy mình thành công hơn, trưởng thành hơn và quan trọng hơn, một người hạnh phúc hơn bao giờ hết.

Do đó, lập trường của tôi là hoàn toàn ủng hộ gap year, đây là thời gian học tập và thử nghiệm để tìm ra con đường cho chính bạn.

Có thể nói, đây là một chương đặc biệt trong cuộc đời tôi, tôi đã học được nhiều bài học, nhưng nếu tôi phải chọn ra đâu là bài học quan trọng nhất thì đó là: Luôn dành thời gian để tự hỏi mình “Tại sao tôi lại làm những điều này?” Bạn khó có thể tìm thấy được câu trả lời bởi vì nó sâu thẳm trong chính bạn, một điểm mà tất cả chúng ta đều không thể nhìn thấu. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ mãi không biết vì cuối cùng bạn sẽ đến được đó. Trong hành trình ấy, sự tự nhận thức của bạn đóng vai trò như một bản đồ quý giá để bạn có thể thay đổi hướng khi cần thiết, là bạn đồng hành, bởi vì chúng ta cần đối mặt với nó, bạn phải nói chuyện với chính mình rất nhiều, đôi khi thậm chí như là một kẻ điên (như tôi đã từng). Và tại điểm cuối của cuộc hành trình, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời và nhận ra rằng bạn phải thực sự bước ra khỏi vùng an toàn. Khi thời điểm đó đến, với tất cả sự không chắc chắn, sợ hãi, tự nghi ngờ và không an toàn, hãy cảm nhận những cảm xúc này khi bạn muốn tìm thấy chính mình, thấy được những thoải mái giả tạo mà bạn đang tự ngộ nhận, thì trước tiên phải nhìn thẳng vào con quái vật bên trong bạn. Dũng cảm tiếp tục tiến lên phía trước để gặp quái vật ấy với ngọn lửa hừng hực trong đôi mắt, với quyết tâm đang dâng trào trong lồng ngực cùng vũ khí cầm chắc trên tay.

Nguồn: https://howigotmyjobintheus

Post navigation

RHYS McDONALD – Cuộc hành trình từ Marine Corps đến Wall Street
DUY NGÔ – Đừng bao giờ bỏ cuộc!

Related Articles

BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”

Dante Luong
01/07/202201/07/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ AVSPUS nhân vật Việt VFS Vũ Trần

Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng

Phương Uyên
30/06/202230/06/2022 No Comments
Tổ chức tham gia VTNM10

Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá

Khanh Ly
23/06/202223/06/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá
  • VENUSA CUP 2022 – Giải thưởng lên đến hơn $1200!
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10: “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”
  • Cuộc thi “Hành trình nước Mỹ” đã trở lại với chủ đề “Cảm ơn, bước tiếp!”
  • “Big Tech đang ngừng tuyển, Startups sa thải nhân viên”: Lời đồn hay sự thật?
  • Quy trình phỏng vấn tại Facebook
  • Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

April 2017
M T W T F S S
 12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
« Mar   May »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes