
Hai câu hỏi để bạn tự vấn bản thân khi gặp khó khăn được rút ra từ câu chuyện kinh doanh thất bại của một Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh khối Ivy.
Trong cuốn sách xuất bản vào năm 2003 – “Radical Acceptance” (Hoàn toàn chấp nhận), Tara Brach viết về cuộc gặp gỡ với bạn cô, Carl, một cựu sinh viên của khối Ivy League với bằng Thạc Sĩ Quản trị Kinh doanh, người đang gặp thất bại với công việc kinh doanh gần đây.
Brach là một nhà tâm lý học và thiền sư Phật giáo, cô đã đi đến thăm nhà của Carl. Đúng như dự đoán, anh ấy trông thật sự rất chán nản.
Cô bắt đầu hỏi “Carl, chuyện gì đang xảy ra với anh bây giờ vậy? “Điều anh muốn làm nhất bây giờ là gì?”
Brach viết: “Anh ấy liếc nhìn tôi, có lẽ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi, rồi trả lời một cách đơn giản và rõ ràng – ‘Tôi cảm thấy bản thân thật sự rất thất bại’
“Anh ấy tiếp tục giãi bày nỗi lo lắng đang xâm chiếm cơ thể và trí óc của mình. Sau vài phút nói chuyện, anh ấy cảm ơn tôi vì đã quan tâm đến suy nghĩ của mình – ‘Thật tốt khi có thể nói ra được mọi điều’.
Bài học rút ra từ câu chuyện này không phải là việc hi vọng sẽ được một nhà tâm lý hay giáo viên thiền pháp ghé thăm trong khoảnh khắc thất bại nhất cuộc đời.
Brach giải thích cách làm thế nào để tự áp dụng kỹ thuật đặt câu hỏi – một sản phẩm của tâm lý học hiện đại và sự khôn ngoan cổ xưa của Phật giáo – và tại sao nó lại hiệu quả như vậy.
Một cách để sử dụng kỹ thuật này là xác định rõ cảm giác của bạn. Lưu ý những cảm giác khác nhau. Hãy tự hỏi mình: “Điều gì đang xảy ra?” Hay “Điều tôi muốn bây giờ là gì?”
Điều bạn đang làm là đặt tên cho cảm xúc của bạn. Như Brach viết, “Việc ghi chú lại cảm xúc bằng cách đặt câu hỏi giúp chúng ta nhận ra một cách thận trọng và nhẹ nhàng dòng chảy của những suy nghĩ, cảm giác và xúc giác.” Đó là yếu tố cốt lõi của việc luyện tập chánh niệm truyền thống.
Ý tưởng này sẽ quen thuộc nếu bạn đã từng ngồi thiền – khi bạn muốn thừa nhận cảm xúc của bản thân mà không cần sự phán xét từ bất kì ai.
Các nhà tâm lý học đã biết về sức mạnh của việc đặt tên cảm xúc của bạn. Khi bạn cho cảm giác một cái tên cụ thể -sợ hãi, buồn bã, thất vọng – bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Đó là lý do tại sao nhà tâm lý học Harvard Susan David thường yêu cầu khách hàng của mình đưa ra hai lựa chọn khác nhau cho bất cứ điều gì họ nghĩ hoặc cảm thấy. Và nó cũng giúp giải thích tại sao những người mô tả cảm xúc một cách chi tiết hơn sẽ điều chỉnh được cảm xúc tiêu cực của bản thân tốt hơn.
Brach nhấn mạnh trong cuốn sách của mình rằng “đặt câu hỏi cho bản thân không phải là một dạng đào sâu tìm hiểu – bạn không cần phải giải thích ‘Tại sao tôi cảm thấy buồn?’ Điều này sẽ chỉ dấy lên nhiều suy nghĩ hơn mà thôi”
Tại đây, bạn không phải là người dẫn dắt bản thân mình thông qua một buổi trị liệu tâm lý kéo dài hàng giờ – mặc dù điều đó có thể có ích trong những trường hợp khác. Bạn chỉ đơn giản là giải tỏa toàn bộ các cảm xúc của bản thân.
Tất nhiên điều này có thể là một quá trình khó khăn. Brach thừa nhận rằng “có thể phải mất một thời gian nhất định để học cách tự đặt câu hỏi với sự tử tế và sự quan tâm như cách bạn dành cho một người khác đang gặp rắc rối”
Cô cũng chia sẻ một bài tập đơn giản mà cô sử dụng khi cô lo lắng trước buổi nói chuyện:
“Tôi thường xuyên dừng lại và hỏi bản thân mình những gì đang xảy ra hoặc những gì tôi muốn chú ý đến. Với một tiếng thì thầm nhẹ nhàng tôi sẽ đặt tên cho những gì tôi biết:” sợ hãi, khó khăn “.
“Nếu tôi nhận thấy bản thân mình lo lắng khi cho rằng cuộc nói chuyện của tôi sẽ nhàm chán và thất bại, tôi chỉ đơn giản là tiếp tục đặt tên cho nó:” thất bại, sợ bị từ chối “, sau đó là “phán đoán”.
Đó là một loại phản trực giác. Khi bạn không chống lại hoặc không lừa dối cảm xúc của bản thân, chúng sẽ bắt đầu phai biến.
Nguồn: Businessinsider