• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2018
  • August
  • 7
  • BV-05: Bài dự thi HTNM6 (N.Q.M)

BV-05: Bài dự thi HTNM6 (N.Q.M)

Phuong Nguyen
07/08/2018 1 Comment

Bài dự thi Hành Trình Nước Mỹ 6 – Thể loại: Bài viết.

Tác giả: N.Q.M

“… Em chờ anh trước cổng
Con chim sẻ của anh
Con chim sẻ tóc xù
Con chim sẻ của phố ta
Đừng buồn nữa nhá
Bác thợ mộc nói sai rồi
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi.”
– Lưu Quang Vũ –

Tôi là một nhà khoa học thích thơ ca, thích sưu tầm sách văn học và thích viết. Không dám gọi nó là đam mê, vì tự bản thân thấy mình quá đỗi trần tục với cơm áo củi dầu, nhưng đây đích thực là một sở thích nhiều năm qua chưa từng thay đổi.
Nói về đọc thơ, trong những tháng ngày tăm tối của cuộc đời, tôi thường hay đọc thơ Lưu Quang Vũ. Khi mất niềm tin vào con người, tôi tìm về thơ Lưu Quang Vũ. Khi những cảm xúc cô đơn, cay đắng, bế tắc bủa vây, tôi đi tìm ánh sáng trong thơ Lưu Quang Vũ. Và cái thuở yêu đương mặn nồng, thơ Lưu Quang Vũ cũng nói hộ tiếng lòng tôi. Đọc thơ vì sở thích, nhưng để yêu để thủy chung còn cần cả cái duyên. Lần đầu bén duyên là hồi tôi mới chia tay mối tình đầu, vẫn còn đang đau đời lắm. Nhớ hôm ấy là ngày cuối tháng 4, cơn mưa đầu hạ đưa đẩy tôi tấp vào nhà sách. Lượn vu vơ, chẳng có ý mua, mà muốn mua cũng chẳng đủ tiền trong túi. Rồi lật vu vơ, và bắt gặp những dòng này:

“Thôi nhé, em đi
Như một cánh chim bay mất
Phòng anh chẳng có gì ăn được
Chim bay về những mái nhà vui.
Nghĩa gì đâu kỷ niệm tháng năm dài
Lời thương mến nhớ lại thành chua chát
Lòng ta cạn hay tại đời quá hẹp
Nghĩ cho cùng, nào dám trách chi em.
Những ngày qua không thể dễ nguôi quên
Em lạc đến đời anh tia nắng rọi
Anh thuở ấy lòng thơm trang giấy mới
Mối tình đầu tóc dại tuổi mười lăm.
Anh làm sao quên được những con đường
Lá vàng rơi trên cỏ
Nhớ vai em chập chờn hoa gạo đỏ
Nhớ vầng trăng xẻ nửa lúc xa xôi
Nhớ lời yêu trong những lá thư dài
Sao em muốn anh quên nhanh chóng thế!”

Cảm giác của tôi lúc ấy là: chân răng tê dại, người nổi da gà, chỉ muốn khóc thét lên “ôi tiếng lòng tôi, tiếng lòng tôi…”, cầm bút chép lại đôi dòng ấy mà tay không ngừng run được. Bài Từ Biệt, Lưu Quang Vũ sáng tác năm 1972, sau này mới biết chú Vũ viết khi chia tay cuộc hôn nhân đầu tiên với Tố Uyên, hai người yêu nhau nhưng “Những gì em cần, anh chẳng có/ Em không màng những ngọn gió anh trao”, để rồi đổ vỡ. Vẫn nhớ bài thơ ấy trong tuyển tập thi ca VN, hôm sau định quay lại nhưng nghĩ mua cả quyển sách chỉ vì 1 bài thì xa xỉ quá, sinh viên ta còn nghèo, nên thôi. Về sau đi tìm thơ tình Lưu Quang Vũ, tiếc là chẳng có duyên tìm được nhiều, nhưng có mấy bài tâm đắc tôi chép lại trong một quyển sổ nhỏ, trong đó có Hoa vàng ở lại, Từ biệt, Phố ta, Và anh tồn tại, Thư tình viết cho một người đàn bà không tên, Lá thu, với vài bài nho nhỏ khác. Thích đọc thơ Lưu Quang Vũ mà nhớ chỉ quanh quẩn mấy khổ ấy thôi. Về sau chuyển nhà lạc mất quyển sổ ấy, tiếc mãi! Hồi ấy thích nhưng chẳng dám nói cùng ai, phần vì quanh tôi toàn bạn học khoa học, chả mấy ai buồn để ý thơ thẩn chứ đừng nói thơ Lưu Quang Vũ (ít người biết đến, có được học trong trường đâu) phần vì ngại tụi nó bảo con hâm thất tình, kết cục là lặng câm “một mảnh tình riêng, ta với ta”. Người ta nói rằng người yêu thơ Lưu Quang Vũ là người cô đơn thèm khát tình thương, nghĩ lại nếu không phải là hôm ấy, tâm trạng ấy, bài thơ ấy, có lẽ mình chẳng mến yêu thơ Lưu Quang Vũ thế này! Và nếu một ngày bạn cũng tìm thấy trong những dòng thơ của Lưu Quang Vũ tiếng lòng mình, xin hãy chia sẻ với tôi, để tôi biết đâu đó cũng có người chung niềm đam mê khác người này, và biết đâu chúng ta có thể bắt đầu một mối duyên vì “Poetry is the shortest distance between two humans”

Đọc nhiều thì thấy thèm viết, khi vui muốn viết, khi buồn muốn viết, khi thất tình muốn làm thơ, và khi có con nhỏ thì muốn sáng tác truyện thiếu nhi chỉ để kể cho con trai nghe trước giờ đi ngủ. Bài thơ đầu tiên viết hồi năm lớp 10, cái ngày phải xa nhà lên Hà Nội học, nhớ mẹ nhớ cha nhớ bạn bè, đêm nằm nghe mưa rơi và đã khóc: “Hà Nội mùa này có những cơn mưa/Gợi nỗi nhớ trong lòng người đi học/Xa trường rồi tôi bỗng thấy bâng khuâng/Hà Nội mùa này gió lùa qua khe cửa/Heo hắt lòng tôi kẻ xa nhà”. Giờ thì chẳng nhớ hết lúc ấy mình đã viết gì nữa, nhưng đôi ba câu còn nhớ cũng gợi lại xúc cảm thời học sinh, cũng thấy mình trẻ lại 🙂. Thời thất tình, tôi cũng viết thơ tặng ông xã, có đôi câu kiểu: “Rồi một ngày anh quên hết đắm say/ Ngọt ngào đắng cay em trao thời son trẻ/Khi chúng mình đôi người đôi ngả/Mái hiên từng trú mưa chẳng níu được bóng hình”, sau này thi thoảng lại bị lấy ra trêu anh có quên đâu, nhưng mỗi lần đọc lại, tôi trân trọng vô cùng cảm xúc của bản thân khi đó. Theo thời gian mỗi chúng ta đều sẽ già đi, nhưng những dòng thơ dòng văn bạn viết sẽ luôn đưa bạn sống lại giờ phút ấy, xúc cảm ấy, cái vui buồn si mê đắm đuối ấy, và trái tim bạn sẽ mãi trẻ. Thế nên tôi biết rằng, dù mình có thể không bao giờ là một nhà văn, hay một tác giả chuyên viết truyện cho thiếu nhi, thì cái đam mê được viết ra khi cảm xúc đong đầy của tôi chẳng thể cạn, và vì “thi ca là khi cảm xúc tìm được ý nghĩa và ý nghĩa tìm được ngôn từ” (Poetry is when an emotion has found its thought and the thought has found words), tại sao lại không đặt bút khi trái tim lên tiếng, bạn nhỉ 😉

Post navigation

BV-04: Bài dự thi HTNM6 – Hành trình khám phá các công viên quốc gia nước Mỹ (Lê Thu Trang)
BV-06: Bài dự thi HTNM6 – Cô Tiến sĩ mê … “vác tù và hàng tổng”! (Dương Thị Thư)

Related Articles

tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

Ngân Anh
01/02/202301/02/2023 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

August 2018
M T W T F S S
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
« Jul   Oct »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes