Một chuyên gia phân tích chính sách Đông Nam Á đã vô cùng xấu hổ vì “bản thân không dám gào to lên” trong một quán bar ở trung tâm New York để khẳng định quốc tịch của mình. Và bỗng một hôm, cô “cảm thấy vô cùng sợ hãi khi bản thân không biết mình thuộc về nơi nào”.
Một nhà báo, khi nhận học bổng Fulbright của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bằng tốt nghiệp từ trường báo chí Columbia hay giải thưởng của Hiệp hội Báo chí Nước ngoài, chợt nhận ra những bậc thang đưa mình bước lên những sân khấu đó có một phần chất liệu được xây dựng từ vô vàn các vấn đề xã hội mà chính anh và rất nhiều người Việt khác vẫn đang hằng ngày ca thán.
Một nhân viên văn phòng nỗ lực gần 10 năm trời để chạm tới giấc mơ Mỹ, khi đang sống trong giấc mơ đó rồi thì chợt nhận ra mình chỉ như chú cá nhỏ bơi giữa vô vàn các con cá vừa giống và vừa khác mình. Chú cá nhỏ bắt đầu chơi vơi, hoang mang không biết đâu là đàn cá mình có thể bơi cùng, đâu là đàn cá phải tránh xa để không bị ăn thịt.
…
Những người Việt trẻ thế hệ Y, sinh ra và lớn lên vào thời kỳ Việt Nam hội nhập với thế giới, luôn thấy mình phải đứng giữa những lựa chọn, những nền văn hoá, và những hướng đi. Họ có tâm tư và trăn trở gì? Họ suy nghĩ như thế nào về danh tính, về sự bất định, về sự dịch chuyển, về bản thân, về gia đình, và đất nước? Họ là ai và
thuộc về đâu trong thế giới đầy biến chuyển này? Đâu là nơi mà họ có thể gọi là “nhà”?
Với ý định trả lời nhiều nhất có thể những câu hỏi trên, một nhóm tác giả 8x và 9x phối hợp với NXB Trẻ đã khởi xướng dự án sách Gần như là nhà (In-between) . Tập hợp hơn 30 câu chuyện của các lưu học sinh, nghiên cứu sinh nhiều đại học danh tiếng trên thế giới, những người đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong nhiều lĩnh vực như báo chí, ngoại giao, giáo dục, kiến trúc, marketing, luật… Gần như là nhà hy vọng sẽ giúp các bạn trẻ thế hệ Y, thế hệ Z chưa đi, chuẩn bị đi hay đang bước ra thế giới lựa chọn được hướng đi cho mình, đồng thời giúp độc giả nói chung hiểu hơn về một thế hệ người Việt trẻ dám bứt phá khỏi vùng an toàn để thực hiện ước mơ của mình.
Về nhóm tác giả:
30 du học sinh, lưu học sinh, nghiên cứu sinh đã đóng góp bài viết về câu chuyện của mình trong cuốn sách Gần như là nhà . Họ tự nhận mình là một thế hệ hoang mang, hay đúng hơn là một thế hệ dám đặt ra vấn đề về sự hoang mang trong ý niệm khẳng định bản sắc. Nhiều tác giả hiện đã trở về Việt Nam, sinh sống và công tác trong nước, nhiều tác giả khác vẫn đang định cư ở nước ngoài, tiếp tục việc học, việc nghiên cứu và công việc của mình.
Danh sách các tác giả của Gần như là nhà:
Đặng Huỳnh Mai Anh (Đức) Trần Khánh Linh (Mỹ)
Đoàn Bảo Châu (Việt Nam) Linh Phùng (Mỹ)
Chi Béo (Trung Quốc) Nguyễn Phương Linh (Vương quốc Anh)
Chi Nguyễn (Mỹ) Phạm Quang Linh (Việt Nam)
Cao Chy (Úc) Tố Linh (Việt Nam)
A.D.Hoang (Việt Nam) Trang Nhung (Mỹ)
Lương Nguyễn An Điền (Việt Nam) Nguyễn Yến Phi (Việt Nam)
Nguyễn H.H. Duyên (Vương quốc Anh) Ngô Lê Hoàng Phương (Vương quốc Anh)
Khắc Giang (Việt Nam) Đoàn Thị Minh Phượng (Mỹ)
Hoàng Khánh Hòa (Mỹ) Sơ Nguyên (Việt Nam)
Nguyễn Nhật Huy (Mỹ) Lily Thanh (Mỹ)
Trần Diệu Huyền (Mỹ) Phạm Thủy Tiên (Việt Nam)
Nguyễn Huyền (Đức) Minh Trang (Việt Nam)
L.K (Việt Nam) Vanessa Pham (Việt Nam)
Ngô Di Lân (Mỹ) Hà Trang Vân (Việt Nam)
Một số trích dẫn nổi bật
“Ai trong những đứa trẻ đi du học như chúng tôi không từng hoang mang khi nghĩ xem mình là ai và mình muốn cái gì. Chúng tôi chênh vênh giữa Đông và Tây, giữa ta và họ, giữa ở và đi. Chúng tôi như những người làm xiếc trên dây, phải cố gắng giữ thăng bằng tiến bước, vì chỉ cần lệch tay hay dừng lại cũng có thể ngã nhào. Sự đắn đo này, âu cũng là sứ mệnh lịch sử của thế hệ này.”
“Có những khi ta cảm thấy cả thế giới sập xuống, mọi thứ đều đi trái với mong ước của mình. Trước khi lên đường thì bao kỳ vọng, hoài bão, ước mơ, sang đến nơi thì giấc mơ đẹp đẽ ngày nào dần trở thành ác mộng. Ta thất vọng, ta buồn chán, ta giận chính bản thân mình. Ta cảm thấy như dù có cố gắng đến đâu, mọi thứ cũng đều đi vào ngõ cụt. Đi tiếp nữa hay dừng lại ở đây? Ta cảm thấy cuộc sống “tha hương” thật nhiều bế tắc.”
“Nếu không muốn làm con diều bay vô định mãi mãi thì đừng phủ nhận nguồn gốc của bản thân. Trong một xã hội đa văn hóa, không ai nhìn nhận bạn và tôn trọng bạn nếu chính bản thân bạn mất đi giá trị nguồn gốc và giá trị của chính mình.”
“Tất cả những gì bình thường chúng ta mặc nhiên cho là những thứ tầm thường vặt vãnh, thì khi bước chân rong ruổi ở một nơi xa lạ, bạn sẽ bất chợt thèm thuồng, nhớ nhung đến day dứt.”
“Và tôi biết rằng ngôi nhà thực sự luôn ở trong trái tim mình, là nơi an trú ở ngay trong tâm mà tôi có thể quay về nương tựa bất cứ lúc nào.”
“Liệu rồi ai sẽ mang những điều của xứ mình ra xứ người?
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu. Vấn đề là nó theo chiều nào?”
Địa chỉ mua sách
ONLINE
✅ Tiki: https://tiki.vn/gan-nhu-la-nha-p13624067.html
✅ Fahasa: https://www.fahasa.com/gan-nhu-la-nha.html
✅ Nhân văn: https://nhanvan.vn/gan-nhu-la-nha.html
✅ Vinabook: https://www.vinabook.com/gan-nhu-la-nha-p87075.html
OFFLINE:
✅ Nhà xuất bản Trẻ, 161B Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3 , TP. Hồ Chí Minh
✅ Nhà xuất bản Trẻ chi nhánh Hà Nội, số 21, Dãy A11, Khu Đầm Trấu, Phường
Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
✅ Nhà xuất bản Trẻ chi nhánh Đà Nẵng, 280D Trưng Nữ Vương, P. Bình Thuận,
Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
✅ Nhà xuất bản Trẻ, đường sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Ngoài ra các bạn độc giả còn có thể mua sách tại hệ thống các nhà sách đối tác của
NXB Trẻ tại khu vực Miền Bắc và Miền Trung: http://bit.ly/doi-tac-nxbtre
Thông tin về dự án xin truy cập vào trang: https://www.facebook.com/gannhulanha
Mọi ý kiến, thắc mắc xin gửi về địa chỉ: gannhulanha2019@gmail.com
NHÓM ĐIỀU PHỐI DỰ ÁN GỒM:
Trần Diệu Huyền – Chủ biên
Nguyễn Nhật Huy – Phụ trách mỹ thuật và điều phối chung
Tố Linh – Phụ trách biên tập và cấu trúc sách
Sơ Nguyên – Kết nối nhóm tác giả và điều phối chung
Nguyễn Thị Minh Trang – Phụ trách biên tập và truyền thông
Hà Trang Vân – Trương Thu Hoài – Hỗ trợ truyền thông
——————————————————————————————————————–
ALMOST HOME – A GENERATION’S AGONIZING SEARCH FOR IDENTITY
A Southeast Asia analyst once felt deeply ashamed of herself for not mustering up
courage to cry out loud about her Vietnamese nationality at a bar in downtown
Manhattan.
A journalist is ironically aware that he has always owed his career success to myriad
social woes in Vietnam on which he and many have harped.
A Harvard-trained researcher, when boarding a 30-hour flight for his very first
overseas trip, was wondering whether “Xin cam on” or “Hen gap lai” would be the
last Vietnamese sentence he could hear.
These accounts offered a small glimpse into what Vietnamese millennials make of
the real work they are venturing into and the identity challenges they are
confronting. In a country where about 60 percent of a population of nearly 96
million are under the age of 35, a fast-changing society has been forcing Vietnam’s
Generation Y to grapple with these vexing questions: Who am I? What kind of
person I want to be? What do I want? What is my life’s purpose? Where do I belong?
Can I find a place I can call “Home”?
There is no black-and-white answer to any of them. Those questions, however,
could play a crucial role in bringing together Vietnamese millennials who seek to
find camaraderie with their peers and with their readers by sharing their own
stories, voices and perspectives. It is in this context that the Almost Home
(In-between) Book Project was launched under the auspices of Tuoi Tre (Youth)
Publishing House.
Almost Home, co-authored by 30 Vietnamese who have studied and worked in
Vietnam and abroad, looks to shed lights on how Vietnamese millennials perceive
the world as it is. With diverse backgrounds, the authors – journalists, diplomats,
educators, architects, or lawyers – are surprisingly, genuinely, and sometimes
brutally honest in their accounts.
The book’s debut took place on April 21 in Hanoi.