• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2022
  • September
  • 24
  • Ionah Hằng Nguyễn: Cô gái Hà Nội với “giấc mơ Việt” trên đất Mỹ

Ionah Hằng Nguyễn: Cô gái Hà Nội với “giấc mơ Việt” trên đất Mỹ

Khanh Ly
24/09/202224/09/2022 No Comments
Ionah Hằng Nguyễn Nhân vật tiêu biểu

“Mình thường dành 8-9 tiếng một ngày cho công việc, và 3-5 tiếng cho đam mê của mình là các hoạt động kết nối cộng đồng và mentoring”, đó là chia sẻ của chị Ionah Hằng Nguyễn, Senior Product Manager tại Amazon, đồng thời là Co-Founder & CEO của tổ chức phi lợi nhuận Viet Spark và Admin của nhóm Việt US MBA.

Là một người con của thủ đô Hà Nội, mặc dù xa nhà từ lâu nhưng tình yêu đối với quê hương của chị Ionah Hằng luôn được thể hiện trong chính nickname của mình: “Ionah” chính là chữ viết ngược của “Hanoi”. Việc “mang theo” quê hương bên mình cũng trở thành nguồn động lực giúp chị luôn nhiệt tình trong các hoạt động kết nối cộng đồng người Việt tại Mỹ.

Cô gái Hà Nội với niềm đam mê kết nối cộng đồng

Hành trình đến với nước Mỹ và những khó khăn ban đầu 

Khi còn là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, chị Hằng đã nung nấu dự định đi du học tại Mỹ. Sau khi tốt nghiệp, chị quyết định Nam tiến và thử sức với nhiều vị trí công việc khác nhau để tích lũy kinh nghiệm việc làm trước khi đi du học. Chị vừa đi làm vừa điều hành USGuide – một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh truyền cảm hứng và giúp đỡ các bạn trẻ Việt Nam thực hiện giấc mơ du học bậc cao học ở Mỹ. Thông qua mạng lưới của USGuide, chị có cơ hội được tiếp xúc với nhiều anh chị cựu du học sinh Việt Nam tại Mỹ. Trong số họ, có người ở lại Mỹ đầu quân cho các tập đoàn lớn, người trở về Việt Nam để xây dựng sự nghiệp riêng. Tại đây chị cũng có cơ duyên gặp gỡ và làm việc cùng anh Nguyễn Mạnh Tường, người đã trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp MBA tại Chicago Booth để phát triển 1 startup vô danh với vài chục nhân viên, và 10 năm sau trở thành kỳ lân công nghệ MoMo. Đó là nguồn cảm hứng to lớn khiến chị Hằng đặt mục tiêu du học MBA tại Mỹ để thay đổi tư duy và tầm nhìn của mình. Sau 6 năm đi làm và chuẩn bị kỹ càng cho kế hoạch du học của mình, chị Hằng được nhận vào chương trình MBA của Duke Fuqua Business School, và bắt đầu hành trình mới trên đât Mỹ từ năm 2018.

Tuy nhiên, thời gian đầu khi mới sang Mỹ, rào cản về ngôn ngữ, văn hóa làm chị Hằng gặp nhiều khó khăn với việc hòa nhập vào môi trường MBA. Tự nhận mình là người có xuất phát điểm thấp và không “sáng” như các bạn cùng khóa, chị Hằng không ngại tìm đến các sinh viên và cựu sinh viên của trường, cũng như những người bạn trong cộng đồng Việt MBA tại Mỹ để nhờ giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm học tập và tìm việc. Chị may mắn gặp được nhiều người tốt, những người đã động viên, giúp đỡ chị tận tình từ những ngày đầu đặt chân tới nước Mỹ và đặc biệt là trong quá trình tìm việc. Không phụ sự giúp đỡ của mọi người và sự nỗ lực của bản thân, chị Hằng đã được nhận vào chương trình Retail Leadership Development của Amazon khi chỉ mới bắt đầu năm thứ 2 của chương trình MBA. 

Nhìn lại hành trình đã trải qua, chị Hằng nhận thấy việc có một “support system” – một cộng đồng luôn tin cậy và hỗ trợ lẫn nhau là điều hết sức quan trọng để giúp mỗi cá nhân vượt qua các rào cản và đạt được mục tiêu của mình. Chính vì vậy, với tinh thần “Pay it forward” và mong muốn muốn xây dựng một cộng đồng MBA tại Mỹ gắn kết, chị đã tích cực tham gia kết nối hàng trăm bạn MBA các khóa thông qua facebook group US MBA – Vietnamese students. Chị Hằng cùng các admin và thành viên nòng cốt khác trong nhóm đã tổ chức rất nhiều những hoạt động hữu ích như: chuỗi event mang tên “Happy Hours” và “Soul Time” với mục đích giúp các thành viên chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tìm việc, phát triển sự nghiệp, và thích nghi với cuộc sống tại Mỹ; hay chương trình MBA Retreat thường niên là dịp cho các thành viên tụ họp, vui chơi tại các thành phố khác nhau ở Mỹ. Chị Hằng chia sẻ: “Mình rất tự hào về gia đình Việt US MBA vì mọi người rất gần gũi, tương trợ và đồng cảm với nhau, mình ít thấy một cộng đồng nào có sự gắn kết sâu và chất lượng như thế”. 

Hơn 80 bạn tham gia MBA Retreat tại Los Angeles, tháng 11 năm 2021

Sáng lập Viet Spark 

Trong thời gian học MBA, chị Hằng từng tập hợp một nhóm gồm các bạn trong group Việt US MBA, cùng giúp nhau luyện tập phỏng vấn với mục tiêu vào được các công ty công nghệ tại Mỹ. Nhóm đã giúp nhiều thành viên có được công việc mong muốn. Từ kết quả đáng khích lệ này, chị Hằng rủ một vài người bạn trong nhóm thành lập nên Vietnamese Business Professionals in Tech (VBPT) vào tháng 6 năm 2020, về sau đổi tên thành Viet Spark và đăng ký pháp nhân tại Mỹ dưới hình thức tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3). 

Chia sẻ về lý do sáng lập Viet Spark, chị Hằng cho rằng đa số người Việt làm trong các công ty công nghệ tại Mỹ có công việc thuộc khối kỹ thuật như Software Engineering hoặc Data Analysis, nhưng số lượng các bạn làm trong các bộ phận thuộc khối kinh doanh như Product Management, Business Development, Customer Success, Finance, Marketing, HR… không có nhiều và thường những mảng đó không được coi là thế mạnh của người Việt. Viet Spark ra đời với mong muốn kết nối và tạo động lực cho người Việt trẻ thuộc các nhóm ngành này tìm được việc làm và phát triển sự nghiệp thành công trong ngành công nghệ tại Mỹ. Thành viên của Viet Spark chủ yếu là các bạn đang học MBA, Master hoặc PhD khối ngành kinh doanh, tuy nhiên Viet Spark không giới hạn đối tượng tham gia vào các hoạt động của mình. Ngược lại, Viet Spark muốn tạo ra một sân chơi kết nối giữa các bạn khối kỹ thuật và các bạn khối kinh doanh, giúp mọi người học hỏi lẫn nhau và có cơ hội tìm kiếm đồng đội cho các dự án cá nhân hoặc startup.

Sau 2 năm thành lập, Viet Spark đã triển khai hàng chục sự kiện, hoạt động thiết thực và hiệu quả, như chương trình thường niên “Break Into Tech” dành cho các bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành công nghệ; chuỗi webinar “Industry Xplained” chia sẻ kiến thức và góc nhìn của chuyên gia về từng phân ngành trong tech như Fintech, Retail Tech, Healhtech; chuỗi bài viết “Humans of Viet Spark” giới thiệu các thành viên nổi bật trong cộng đồng công nghệ, các buổi networking và các hội thảo phát triển kỹ năng, định hướng nghề.

Tiệc giao lưu thân mật giữa Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam Văn phòng San Francisco với cộng đồng công nghệ tại Seattle do Viet Spark tổ chức

“Break Into Tech” là chương trình mentoring không thu phí của Viet Spark kéo dài trong 3 tháng, bao gồm các hoạt động Group Mentoring, Networking, Career prep Workshop, và Mock Interview với nhà tuyển dụng. “Break into Tech” đã thu hút được 135 mentees và 26 mentors tham gia qua 2 mùa. Chương trình nhận được nhiều phản hồi tốt từ mentee và mentor với chỉ số Net Promoter Score là 9.5/10, và tỷ lệ mentees có được việc làm tại các công ty công nghệ Mỹ sau 6 tháng tham gia chương trình lên đến 85%, trong đó có nhiều bạn vào được các big tech như Amazon, Meta, Apple… 

Các con số cho thấy sự thành công của chương trình Break Into Tech do Viet Spark tổ chức

Sự kiện “Tech Summit” lần đầu tiên cho người Việt tại Mỹ

Một hoạt động nổi bật khác của Viet Spark vừa diễn ra trong tháng 9 này là sự kiện “Tech Summit 2022”. Đây là sự kiện chị Hằng và đồng đội đã nhen nhóm ý tưởng từ lâu và bỏ nhiều tâm huyết để biến ý tưởng thành hiện thực. 

“Tech Summit 2022” do Việt Spark phối hợp với Hội chuyên gia và sinh viên Việt Nam tại Seattle (SVPS) và Văn phòng đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ tại San Francisco tổ chức nhằm mục đích kết nối và phát triển cộng đồng người Việt đang học tập và làm việc trong lĩnh vực công nghệ tại Mỹ. Sự kiện diễn ra trong 3 ngày từ ngày 16 đến 18/9, tại thành phố Seattle, thu hút được hơn 100 thanh niên, sinh viên và chuyên gia người Việt đến từ nhiều nơi trên nước Mỹ. Sự kiện bao gồm các hoạt giao lưu kết nối, tham quan trụ sở của Amazon và Microsoft, các buổi tọa đàm, hội thảo với nhiều khách mời đến từ các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ. 

Tech Summit 2022 thu hút đông đảo thanh niên, sinh viên và chuyên gia người Việt đến từ nhiều nơi trên nước Mỹ.
Tọa đàm với sự tham gia của các khách mời đang giữ vai trò quản lý cấp cao tại các công ty công nghệ lớn. Từ phải qua trái: chị Thủy Lê – Partner and General Manager tại Microsoft Azure, Chị Hằng Nguyễn-Grove – Director, Chief Engineer tại Amazon, Anh Việt Hoàng – Lead Product Manager tại Meta, và anh Tuấn Thi – Principal Applied Scientist tại Microsoft. 
Tour tham quan Microsoft

Trong phần phát biểu khai mạc tại “Tech Summit 2022”, chị Hằng chia sẻ tại hội trường: “Tôi thấy người Việt mình rất giỏi, chăm chỉ, có đam mê và cầu tiến, tiềm năng phát triển không thua kém gì người Mỹ, Ấn Độ hay Trung Quốc. Tuy nhiên, số lượng người Việt lên được các vị trí điều hành cấp cao (C-level) trong các công ty công nghệ lớn, hoặc khởi nghiệp thành công và có tên tuổi tại các tech hub như Silicon Valley còn khá ít ỏi. Giấc mơ của tôi và Viet Spark là được nhìn thấy nhiều người Việt thành công hơn nữa, nâng cao sự hiện diện của người Việt trong các vị trí lãnh đạo của các công ty công nghệ hàng đầu và unicorn startups.”

Chị Hằng trong vai trò Trưởng Ban tổ chức Tech Summit 2022

Khi nhìn lại quá trình tổ chức Tech Summit 2022, chị Hằng tâm sự: “Có quá nhiều người mình phải cảm ơn, từ các diễn giả khách mời, các nhà tài trợ, đối tác của Viet Spark, cho đến các bạn thành viên và tình nguyện viên, những người hùng thầm lặng đứng đằng sau sự kiện này”. Ban tổ chức có 18 người, ai cũng đang đi làm hoặc đi học với lịch trình bận rộn, nhưng vẫn cùng nhau làm nên một sự kiện lớn chỉ trong vòng 4 tháng. Đó là nhờ cả team cùng chia sẻ tinh thần “Ownership”, luôn hết mình với công việc dù lớn hay nhỏ, và chủ động xung phong đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Mọi người biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của từng thành viên, nên phối hợp với nhau ăn ý nhịp nhàng. “Team cũng nhận được sự đánh giá cao từ các khách mời và nhà tài trợ bởi sự chỉn chu, và thái độ chuyên nghiệp, chân thành. Nhờ vậy, bọn mình giành được lòng tin và sự ủng hộ của rất nhiều người trong quá trình tổ chức Tech Summit.”.  

Ban tổ chức Tech Summit 2022

Với thành công của sự kiện lần này, Viet Spark và SVPS dự kiến sẽ tiếp tục phối hợp với Văn phòng đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ và các ban ngành liên quan nâng Tech Summit trở thành một sự kiện thường niên, được tổ chức luân phiên tại nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ trong thời gian tới.

Dù đảm nhiệm vị trí Senior Product Manager tại Amazon với khối lượng công việc nhiều và áp lực, chị Hằng vẫn luôn  tràn đầy năng lượng cho các hoạt động kết nối cộng đồng cũng như làm mentor cho nhiều bạn tại Việt Nam và Mỹ trong quá trình nộp hồ sơ du học và tìm việc. Với chị, việc tham gia hoạt động cộng đồng và giúp đỡ người khác thành công là cách giúp chị cân bằng cuộc sống, quên đi những áp lực, mệt mỏi của công việc thường ngày. “Khi bạn giúp được một ai đó thành công, bạn sẽ cảm thấy như chính mình được tiếp thêm năng lượng. Với mình nguồn năng lượng đó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình.” chị Hằng tâm sự. “Nhiều bạn hỏi một ngày mình ngủ mấy tiếng và làm việc mấy tiếng (cười). Mình mỗi ngày ngủ đúng 6 tiếng thôi, thói quen đó đã theo mình từ bé rồi. Còn thì mình thường dành 8-9 tiếng một ngày cho công việc, và 3-5 tiếng cho đam mê của mình là các hoạt động kết nối cộng đồng và mentoring. Chắc nhờ ngủ ít mà mình vẫn có đủ thời gian cho công việc và các sở thích cá nhân. Lúc rảnh mình thích đi du lịch, hiking, tập múa, và tụ tập bạn bè chơi poker.” 

Post navigation

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾT KIỆM TIỀN KHI DU HỌC MỸ
7 LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN VƯỢT QUA RÀO CẢN NGÔN NGỮ KHI DU HỌC

Related Articles

tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

Ngân Anh
01/02/202301/02/2023 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

September 2022
M T W T F S S
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930  
« Aug   Oct »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes