MOOC (Massive Online Open Course) đang đóng vai trò ngày càng quan trọng để thay đổi cách truyền tải tri thức trên toàn thế giới. Bắt đầu từ hôm nay, trang tinh Sinhvienusa.org của Hội Thanh niên du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ bắt đầu chọn lọc và giới thiệu với các bạn các bài giảng trực tuyến bổ ích.
Có rất nhiều bài giảng bằng tiếng Anh nhưng có cả phụ đề bằng tiếng Việt để bạn đọc có thể vừa nắm được thông tin của các bài giảng, vừa học tiếng Anh một cách hứng thú.
Ban biên tập hi vọng các bạn sẽ thấy thú vị với cách học đang thu hút hàng trăm triệu người trên toàn thế giới.
Chúng tôi xin bắt đầu với việc giới thiệu bài giảng về sách:
Lisa Bu: Những cuốn sách giúp bạn mở mang trí óc như thế nào?
Điều gì xảy ra khi một giấc mơ bạn ấp ủ từ thuở bé… không thành hiện thực? Khi Lisa Bu thích nghi với cuốc sống mới ở nước Mỹ, cô đã tìm đến những cuốn sách để mở rộng tâm trí và tạo một con đường mới cho cô. Cô chia sẻ phương pháp tiếp cận độc đáo của mình về sự kỳ diệu của những cuốn sách trong bài nói sinh động và chân thực này.
Đây là câu chuyện của cô:
“Tôi đã được huấn luyện để trở thành một vận động viên thể dục trong vòng 2 năm ở Hunan, Trung Quốc vào những năm 1970. Khi tôi còn học lớp 1, chính phủ muốn chuyển tôi đến một trường dành cho vận động viên, chịu tất cả chi phí. Nhưng mẹ tôi nói, “Không” Bố mẹ tôi muốn tôi trở thành một kỹ sư như họ. Sau khi sống sót qua cuộc Cách mạng văn hóa, họ chắc chắn rằng chỉ có một con đường duy nhất dẫn đến hạnh phúc: một công việc an toàn và lương cao. Việc tôi thích hay không thích công việc đó không quan trọng.
Nhưng ước mơ của tôi là trở thành một ca sĩ opera. Đây là hình ảnh tôi chơi đàn piano trong tưởng tượng. Một ca sĩ opera phải được tập luyện từ sớm để học cách điều chỉnh tông giọng, thế nên tôi đã thử làm mọi thứ có thể để được đi học tại trường opera. Tôi thậm chí còn viết thư cho hiệu trưởng trường và chủ một chương trình radio. Nhưng người lớn không thích ý tưởng đó. Không ai tin rằng tôi nghiêm túc. Chỉ có bạn bè ủng hộ tôi, nhưng họ cũng chỉ là những đứa trẻ, cũng bất lực như tôi. Khi tôi 15 tuổi, tôi biết tôi đã quá già để được tập luyện. Ước mơ của tôi sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Tôi lo ngại rằng trong suốt quãng đời còn lại của mình một hạnh phúc hạng hai nào đó sẽ là điều duy nhất tôi có thể hy vọng.
Nhưng điều đó thật không công bằng. Nên tôi đã quyết tâm để tìm một cái nghiệp khác. Không ai bên cạnh để dạy tôi? Không sao. Tôi tìm đến sách.
Tôi thỏa mãn sự thèm khát những lời khuyên sâu sắc bằng cách đọc cuốn sách này, được viết bởi các nhà văn và nhạc sĩ .
Tôi tìm thấy hình mẫu của một người phụ nữ độc lập khi truyền thống Khổng Tử đòi hỏi sự vâng lời.
Và tôi đã học được cách làm việc hiệu quả từ cuốn sách này.
Và tôi cũng được truyền cảm hứng đi học nước ngoài sau khi đọc chúng.
Tôi đến Mỹ vào năm 1995, thế đầu tiên tôi đã đọc những cuốn nào? Những cuốn sách bị cấm ở Trung Quốc, tất nhiên. “Đất Lành” là một cuốn sách kể về đời sống nông dân Trung Quốc. Cuốn sách không chỉ thuận tiện trong việc tuyên truyền. Kinh thánh rất thú vị, nhưng lạ lùng. Nó là chủ đề cho một ngày khác. Nhưng lời răn dạy thứ 5 đã mang lại cho tôi một sự hiển linh: “Người sẽ tôn kính cha và mẹ.” “Tôn kính,” tôi tự nhủ. “Thật khác lạ, và tốt hơn, là vâng lời.” Thế nên nó trở thành một công cụ giúp tôi thoát khỏi cái bẫy tội lỗi của đạo Khổng và để bắt đầu lại mối quan hệ của tôi với cha mẹ.
Trải nghiệm một nền văn hóa mới cũng khiến tôi bắt đầu thói quen đọc theo lối so sánh. Nó giúp tôi có những cái nhìn sâu sắc hơn. Ví dụ, đầu tiên tôi thấy cái bản đồ này chẳng phù hợp bởi vì đây là những gì học sinh Trung Quốc lớn lên cùng. Chưa bao giờ tôi nhận thức được, Trung Quốc không cần phải là trung tâm của thế giới. Một tấm bản đồ thực sự thể hiện cái nhìn của người thể hiện nó. Đọc so sánh thực sự không phải là điều gì mới mẻ. Nó là một tiêu chuẩn trong thế giới học thuật. Thậm chí có cả những lĩnh vực nghiên cứu ví dụ như tôn giáo so sánh và văn học so sánh.
So sánh và đối chiếu khiến cho nhiều học giả có một cái nhìn toàn diện hơn về một chủ đề.Nên tôi cho rằng, nếu đọc so sánh hiệu quả với việc nghiên cứu, tại sao lại không hiệu quả trong cuộc sống thường ngày? Vì thế tôi bắt đầu đọc sách theo cặp. Chúng có thể nói về con người, những người liên quan đến cùng một sự kiện, hoặc những người bạn với cùng trải nghiệm. Tôi cũng so sánh những câu chuyện giống nhau theo những thể loại khác nhau hoặc những câu chuyện tương đương nhau từ những nền văn hóa khác nhau, như Joseph Campbell đã làm trong cuốn sách tuyệt vời của ông. Ví dụ, cả chúa Kito và Phật đều trải qua 3 sự cám dỗ. Đối với Kito, những sự cám dỗ đều thuộc về kinh tế, chính trị và linh hồn. Đối với Phật, chúng đều là tâm lý: dục vọng, sự sợ hãi và trách nhiệm xã hội — rất thú vị.
Nên nếu bạn biết một ngôn ngữ nước ngoài, sẽ rất thú vị khi đọc những cuốn sách yêu thích của bạn qua 2 ngôn ngữ. [“Con đường của Trang Tử” bởi Thomas Merton] [“Dòng chảy của Đạo” Alan Watts] Thay vì đắm chìm trong việc dịch, tôi thấy có rất nhiều thứ mình học được. Ví dụ, qua việc dịch tôi mới thấy rằng “hạnh phúc” trong tiếng Trung nghĩa đen là “niềm vui nhanh chóng” “Cô dâu” trong tiếng Trung nghĩa là “người mẹ mới”.
Những cuốn sách như một cổng thông tin kỳ diệu giúp tôi kết nối với con người của quá khứ và hiện tại. Tôi biết tôi sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn hay bất lực nữa. Một giấc mơ tan vỡ không là gì cả so với những gì mà nhiều người đang phải chịu đựng. Tôi dần tin rằng một giấc mơ không nhất thiết phải trở thành hiện thực. Mục đích quan trọng nhất là mang chúng ta đến gần hơn với nơi khởi nguồn của giấc mơ đó, nơi bắt đầu của niềm đam mê, của hạnh phúc. Thậm chí một giấc mơ tan vỡ có thể mang điều đó cho bạn.
Nhờ có những cuốn sách, mà tôi được đứng tại đây hôm nay, hạnh phúc, sống lại với mục tiêu và sự rõ ràng, hầu hết mọi lúc. Mong là những cuốn sách luôn ở bên các bạn.
Cảm ơn.
Video bài giảng: http://www.ted.com/talks/lang/vi/lisa_bu_how_books_can_open_your_mind.html
Post by Káp Thành Long