Minh Bùi đã được nhận vào tất cả các trường mà bạn applied (Harvard, Stanford, Wharton, Berkeley Hass, Cambridge, Chicago), đa số các trường đều cấp học bổng. Dưới đây là bài viết Minh Bùi chia sẻ những “bí quyết” để chinh phục các trường đại học hàng đầu đầu thế giới.
Hành trình MBA và giấc mơ Harvard
… Gọi là giấc mơ Harvard vì cái tên này là ước mơ của mình từ khi còn học high school ở Ams. Lúc đó nó chính xác là một giấc mơ, rất rất xa vời. Đến giờ, khi nghĩ đến việc mình sắp được sang Harvard để học MBA, mình vẫn còn lâng lâng.
Disclaimer: Cái note này ghi chép lại những kinh nghiệm cá nhân của mình trong quá trình apply để đi học MBA. Những đánh giá và nhận định ở đây có thể mang tính chủ quan. Mình viết bài này để dành riêng cho mình, và cũng mong muốn chia sẻ một chút gì đó với các bạn đi sau. I tend to rant, so bear with me. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé.
Quick facts (cho các bạn chưa biết về MBA):
- MBA là gì: MBA = Master of Business Administration, tức là Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh. Khác với các bằng thạc sĩ khác, MBA đa số đều yêu cầu bạn có kinh nghiệm làm việc một vài năm. Bạn không cần phải có background về business/economics để học MBA, hầu như ngành nào cũng có thể theo học MBA.
- GMAT là gì: GMAT là một bài test mà hầu hết các trường danh tiếng đều yêu cầu khi bạn apply học MBA
- Học MBA làm gì: Để nâng cao kiến thức về lĩnh vực quản trị & kinh doanh (duh), để chuyển từ công việc chuyên môn lên các vị trí quản lý, để được tăng lương (nếu bạn xác định muốn đi làm cho các công ty/tập đoàn sau khi tốt nghiệp) hoặc để nâng cao kỹ năng về business start-up nếu bạn muốn làm riêng.
- Bằng MBA khá có giá trị, nhất là các trường top. Ví dụ như các sinh viên của Harvard và Stanford khi tốt nghiệp có rất nhiều cơ hội việc làm, với mức lương khởi điểm trung bình lên tới $140,000 một năm chưa kể bonus cuối năm. Vì nó có giá trị nên rất nhiều người muốn theo học, như Stanford có đến hơn 7000 hồ sơ xin học cho lớp học hơn 300 sinh viên, mà toàn là các nhân vật hoành tráng apply cả.
I. MY STATS:
– Mình qua Úc học bằng học bổng AusAID của chính phủ Úc, tốt nghiệp Sydney University năm 2007 với bằng 1st class honors, có một vài awards và học bổng của trường.
– GMAT 750 (Q50, V41) or 98 percentile.
– TOEFL được waiver nhưng lúc thi để nộp Fulbright là 113/120 TOEFL iBT.
– Work: 2 năm làm research/trading commodities ở Louis Dreyfus Commodities (công ty MNC về commodities, gốc Pháp, văn phòng ở Singapore), sau đó về VN mở business riêng (DOCO Donuts & Coffee), rồi vừa run biz vừa rejoin LDC, văn phòng ở Việt Nam (senior position).
– Extra: Vice President của hội sinh viên VN ở NSW, Úc (VDS), tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, một vài giải thi hát, 1 bài hát đã released, tham gia 1 vài dự án phim ảnh linh tinh…
II. KẾT QUẢ APPLY:
(Khi viết tên các trường mình sẽ mở ngoặc kèm theo Rank xếp hạng chương trình, theo US News 2013 để các bạn dễ hình dung, ví dụ Harvard (#1) và Stanford (#1) vì 2 trường này đồng hạng cao nhất trên US News)
– Tháng 4/2011, mình apply học bổng Fulbright (học bổng toàn phần của chính phủ Mỹ). Tháng 9 thì nhận được học bổng này. Bước tiếp theo là apply vào các trường.
– Fulbright đứng ra apply cho mình vào 4 trường: Stanford (#1), UC Berkeley (#7), UCLA (#15), và Emory (#19).
– Cả 4 trường này mình đều phải làm hồ sơ như 1 applicant bình thường. Ngoài ra mình còn tự apply thêm nhiều trường nữa – tổng cộng là hơn 10 trường, tất cả đều cùng một Round với deadline trong tháng 1/2012. Lý do: Sợ là không vào được trường nào, apply nhiều cho chắc. Lúc đó mình đang có học bổng Fulbright nên sống chết cũng phải vào được 1 trường nào đó.
– Kết quả: mình được nhận vào tất cả các trường mình applied (Harvard, Stanford, Wharton, Berkeley Hass, Cambridge, Chicago). Đa số các trường đều cho $$$. Có một vài trường mời đi phỏng vấn thì mình từ chối vì lúc đó đã có Admit của các trường mình thích hơn rồi. Đa số các trường đều cho học bổng. 3 trường xếp hạng cao nhất là Stanford (#1), Harvard (#1), và Wharton của U.Penn (#3) release kết quả vào 3 ngày liên tiếp là 28, 29, 30 tháng 3 (!)… và mình được Admitted vào cả 3 trường. Rất rất hài lòng với kết quả này, vì thật sự thì đây là một điều khá ít khi xảy ra, kể cả với các bạn Mỹ. I’m really proud of this achievement.
III. VÀI KINH NGHIỆM CHUNG
1. Start early:
– Nếu mình có lời khuyên nào cho các bạn, thì lời khuyên quan trọng nhất là hãy chuẩn bị càng sớm càng tốt. Nếu bạn xác định được là mình muốn theo học MBA thì bạn sẽ chú ý để luyện tiếng Anh nhiều hơn, có thêm thời gian học GMAT, đạt kết quả học tập ở bậc đại học tốt hơn, và chăm chỉ tham gia các hoạt động ngoại khóa hơn…
– Đến giai đoạn nước rút thì thời gian càng quan trọng. Mình chỉ có 2 tháng để thi lại GMAT và viết essays, and I kick myself often for delaying all this until the last minute.
2. Aim high:
– Năm 2011, khi đã xin được học bổng Fulbright, mình còn không có ý định apply lại vào Harvard vì tự nhiên lúc đó thấy lười biếng và nghĩ thôi học trường nào cũng được. Đó là lý do mình không ôn lại GMAT sớm hơn và không apply trường nào ở Round 1. Đến khi bắt đầu apply ở Round 2 thì càng ngày càng máu và lúc đó mới quyết tâm apply vào Harvard và Stanford. Lúc này thời gian không còn nhiều nữa, mình vừa phải đi làm, vừa phải ôn GMAT và vừa phải viết essays trong khoảng thời gian rất ngắn.
– Nếu tâm lý mình không thay đổi kịp, thì mình đã không apply vào Harvard và Stanford, và mình cũng không lo thi lại GMAT hay chắm chúi đầu tư vào essays. Không apply thì đương nhiên không được nhận.
– Do đó, mình khuyên các bạn chuẩn bị sớm và aim high để đạt kết quả tối ưu.
3. Know your story and be focused:
– Mình khá là may mắn vì các công việc và ngành học của mình lại rất liên quan đến nhau. Nói là may mắn vì mình không plan trước những việc này, mà toàn là hứng lên thì theo, may thế nào lại vẫn liên quan 😀
– Nếu các bạn xác định được từ sớm, thì bạn hãy nhìn sự nghiệp của mình như một cái cây đang lớn thẳng. Hãy biết bạn đang ở đâu, bạn đang mọc như thế nào và bạn muốn vươn đến đâu. Các công việc của bạn nên nằm trên đường thẳng đó, hoặc là đừng có chệch quá và đừng nhảy lung tung. Nếu bạn thay đổi liên tục, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi giải thích những quyết định này – Admissions people sẽ nghĩ quyết định học MBA của bạn cũng là 1 cái random choice.
– Sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu bạn kết nối được cái cây đó đi xa hơn nữa, đến những điểm bắt đầu là tuổi thơ, là quá khứ, là cội nguồn, là những mong ước thơ bé của bạn. Nếu đường thẳng đó chạm được đến những cái gốc rễ sâu kín nhất thì nó sẽ vững chắc hơn nhiều, và như một cái cây có gốc, nó sẽ dễ đơm hoa kết trái hơn!
– Ví dụ như câu chuyện của mình: Mình học đại học với 3 majors, gồm có Economics, Finance và Agribusiness. Công việc của mình ở Louis Dreyfus là về commodities (research và buôn bán đường, coffee, oilseeds… cả futures contracts lẫn physical products). Mình đã start-up DOCO Donuts & Coffee – về lĩnh vực thực phẩm ăn uống. Khi viết essays, mình đã nhắc đến quá khứ nghèo khó của gia đình, khi mà thực phẩm là nỗi ám ảnh và là mong ước hạnh phúc. Mình đã nhắc đến những người họ hàng gần còn nghèo khó, phải chạy bữa hàng ngày. Và mình nói về kế hoạch trong tương lai: làm về food processing, để bring customers food and happiness, để tạo việc làm cho nhiều người và để benefit Vietnam’s agriculture.
4. However, be fun
– Sự nghiệp của bạn nên là 1 cái cây lớn thẳng, nhưng bạn nhớ tô màu cho nó. Đừng quá tập trung vào việc học tập và công việc mà quên đi các lĩnh vực khác.
– Hãy là một leader trong mọi lĩnh vực, kể cả trong hobby của bạn. Đối với mình, mình thích âm nhạc và hát hò, nên cái hobby này đã đi suốt với mình từ khi mình còn học đại học. Hãy dùng mọi resouces của bạn để vừa enjoy cái hobby đó, vừa làm được điều gì có ích và phát triển kỹ năng leadership của mình.
– Trong bài essays và khi phỏng vấn, Ad-com tỏ ra rất quan tâm khi mình viết về dự án âm nhạc của mình (Việt Nam ơi). Thậm chí họ còn mở bài hát trên youtube ra xem :D.
– Mình nghĩ ad-com đánh giá cao các ứng viên năng động, dám sống hết khả năng với các lĩnh vực mình quan tâm.
5. Be humble, personal and sincrere
– Khi làm hồ sơ xin học, nhất là cho các trường top, nhiều bạn có tâm lý là phải gồng mình lên để thể hiện. Don’t. Hãy để các con số và các thông tin khác trong Data Sheet tự nói lên các thành quả của bạn, đừng kể lể quá nhiều về chúng.
– Các trường rất kị các ứng viên arrogant. Họ muốn tìm các ứng viên khiêm tốn và thành thật. Họ muốn thấy bạn đã có những thành công nhất định nhưng lại rất open to learn, và willing to change.
– Khi viết essays, mình viết nguyên 1 bài essay khá personal, lead bằng cái tên Minh Beta. Mình giải thích tại sao mình chọn cái tên này, và nó liên quan gì đến cách suy nghĩ và nhìn nhận của mình. Đây là 1 đoạn trích trong bài essay cho Harvard:
“Answer a question you wish we’d asked? (400 words)
I wish you’d asked: “Why do you often go by the name Minh Beta?”
I have used this pseudonym for years to distinguish myself from others named Minh Bui, a popular Vietnamese name. I appreciate that Beta refers to an “unfinished” product, which resonates with my life’s philosophy; I consider myself a “work in progress” and a change agent, constantly seeking self-improvement and subsequently creating positive societal change.”
6. Apply for as many as you can!
– Nhiều người sẽ khuyên bạn là nên tập trung vào 1 vài trường thôi. Mình thì nghĩ khác. Chiến lược của mình là tập trung apply vào 3-4 trường chính, nhưng rải hồ sơ khắp nơi. Kinh nghiệm của mình là các trường thường hỏi nhưng câu essays khá giống nhau, nếu không giống thì cũng biến tấu từ essay này sang essay kia được, và không mất quá nhiều thời gian. Tất nhiên là cái này tùy vào goal của từng bạn, và đương nhiên là đừng mất công apply vào trường nào bạn không định đi học nếu được nhận. Apply vào nhiều trường thì khả năng được nhận vào trường tốt của bạn sẽ cao hơn.
– Mình apply cả chục trường, và dùng bài luận của Berkeley và Harvard làm gốc để phát triển ra essays của các trường khác. Trong tháng 1/2011, trung bình 2 ngày mình apply 1 trường. A lot of copy and paste! Nhưng đương nhiên là mình phải nhào nặn cho khớp câu hỏi của từng trường. This strategy worked for me.
IV. CÁC YẾU TỐ RIÊNG
1. GMAT
– Mình không có bí quyết ôn thi gì đặc biệt, nhưng mình khá là thích GMAT vì nó rất “smart”. Vì thích nên mình cảm thấy học cũng dễ vào hơn.
– Mình recommend các bộ sách: Official, Manhattan và Sentence Correction Bibble. Trang web của Manhattan với các bài tests cũng rất hay và sát với bài thi thật.
– Kỹ năng quan trọng bậc nhất của GMAT là quản lý thời gian. Cái này tuy đơn giản nhưng bạn phải thật sự kỷ luật. Mình thi GMAT mấy lần mà khi thi lần cuối vẫn không thật sự gò mình theo biểu đồ thời gian hợp lý được, vẫn bị tâm lý la cà và “làm cố” để đúng.
2. Resume
– Ngắn gọn hết sức. Resume của mình nộp cho các trường chỉ 1 trang. Năm nay Harvard thay đổi essays ngắn hơn năm ngoái rất nhiều, nên Resume có lẽ phải dài hơn. Nhưng dù gì thì cũng mình nghĩ không nên để Resume quá dài.
– Dùng “Action verbs”, các từ mạnh, mang tính tích cực. Tham khảo: http://www.ocs.fas.harvard.edu/students/resources/resume_actionwords.htm
– Cố gắng miêu tả thành quả và kinh nghiệm bằng các con số và chỉ số cụ thể mang tính định lượng. Đừng miêu tả chung chung.
– Nếu có thể thì hãy viết resume để nêu bật được định hướng và khả năng về leadership của bạn.
3. Essay
– Liệt kê tất cả những gì bạn muốn chuyển tải ra và tìm cách “nhét” chúng vào các câu trả lời Essays. Một hướng tốt là liệt kê các câu chuyện theo nhiều chiều, nhiều phương diện. Các câu chuyện của bạn nên phản ánh nhiều chiều về cuộc sống của bạn, về thời gian (cũ vs gần đây), lĩnh vực (công việc v.s sở thích), cá nhân v.s cộng đồng…
– Hãy nhớ là Data sheet đã chuyển tải được khá nhiều thông tin về bạn, nên đừng phí nhiều word count ở Essay để lặp lại thông tin.
– Do not brag! Tell things the way they are. People will be impressed if your stories are impressive.
– Cố gắng viết súc tích và truyển tải càng nhiều thông tin càng tốt. Mình đã bỏ rất nhiều thời gian để dò từng chữ một, cân nhắc chữ nào cần chữ nào không. Vì bạn chỉ có ngần đó chữ, make them count!
– Khi viết essay và chuẩn bị hồ sơ, hãy tiên lượng những mối băn khoăn người đọc sẽ hỏi về bạn. Tại sao bạn lại chọn công việc này? Tại sao bạn bỏ việc kia? Tại sao bạn thích hát mà không đi làm ca sĩ chuyên nghiệp… Bạn chỉ có một cơ hội để giải thích những điều này trong hồ sơ. Nếu Adcom (Admissions Committee) có băn khoăn điều gì thì họ cũng sẽ không có cơ hội hỏi bạn – until U get an interview. Mà với các trường top thì họ có quá nhiều good applicants – they simply wont take the risk.
4. Interview
– Tùy trường, nhưng theo mình thì Interview chỉ để họ hiểu thêm về bạn. Tất nhiên cũng tùy từng trường hợp, nếu application của bạn thật sự tốt thì Interview chỉ để confirm điều này. Cũng có thể là họ thích hồ sơ của bạn nhưng có một vài thắc mắc… hoặc là họ đã định cho bạn Out nhưng muốn cho bạn thêm một cơ hội cuối cùng. Nhìn chung thì Interview không mang quá nhiều sức nặng – trừ khi bạn perform exeptionally well/badly, đó là cảm nhận của mình.
– Lời khuyên này bạn sẽ nghe nhiều & thấy nhàm, nhưng vẫn đúng: Just be yourself. Các trường chỉ muốn thấy bạn là người tự tin, có common senses, nhanh nhạy và có thể survive in the business world.
– Nhưng đồng thời, preparation is the key. Khi chuẩn bị phỏng vấn cho Harvard, mình đã list ra tất cả các điều trên trời dưới bể họ có thể hỏi và ứng phó thử, để nếu không may họ hỏi một vài câu hỏi cắc cớ thì mình không bị động. Cuối cùng thì buổi phỏng vấn diễn ra rất tự nhiên, như là coffee chat vậy (thank god!).
Mình cũng chỉ biết đưa ra các lời khuyên chung chung như vậy để các bạn tham khảo. Nếu bạn nào có câu hỏi cụ thể thì có thể tham gia vào buổi Coffee Chat tại Hà Nội vào ngày 26/6 tới.
Best
Minh Bui (Minh Beta)
Bài đăng trên FB của Minh Bùi, học MBA tại Harvard Business School