Một cuộc khảo sát gần đây tiến hành bởi Kaplan Test Prep chỉ ra rằng trong tổng số 350 văn phòng tuyển sinh trên khắp nước Mỹ, 35% cho biết họ đã kiểm tra hồ sơ trên mạng xã hội của ứng viên trước khi đưa ra quyết định chính thức. Các trang như Facebook hay Twitter có thể dễ dàng được tìm thấy bởi các nhân viên tuyển sinh và một nửa trong số họ thừa nhận mạng xã hội có thể giúp đỡ (hoặc phá hỏng) đơn đăng kí của sinh viên.
Một tài khoản xã hội không tốt có thể khiến sinh viên bị loại ra khỏi danh sách ứng viên tìm năng. Nhiều sinh viên đã bị từ chối vì đã đăng tải những điều khó chịu về bạn bè hay thầy cô của mình, hoặc đưa ra những ý kiến phân biệt chủng tộc.
Nhưng đó không phải là tình huống điển hình, theo như Yariv Alpher, giám đốc điều hành cuộc khảo sát tại Kaplan Test Prep.
“Phần lớn các văn phòng tuyển sinh thường không ghé thăm các trang mạng xã hội. Tuy nhiên một số khác thì có, bởi vì họ thấy rằng mạng xã hội có thể cung cấp một cái nhìn thật và toàn diện hơn đối với hồ sơ của ứng viên.”
Trường Pomona College đã có chính sách đối với việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên và coi đó là một yếu tố trong quá trình tuyển sinh. Với tỉ lệ chấp nhận dưới 10%, Pomona loại trừ các đơn đăng kí chỉ dựa trên tài liệu được nộp.
Adam Sapp, giám đốc tuyển sinh tại trường Cao đẳng Pomona, cảnh báo sinh viên phải cẩn thận với thông điệp mà họ đưa ra trên các phương tiện truyền thông xã hội.
“Tôi nghĩ một trong những điều mà sinh viên phải cẩn thận thực sự là khi bạn đưa thông tin lên đó, bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy. Cẩn thận về những gì bạn đưa ra trên thế giới luôn là một ý tưởng hay. Bạn không biết nó sẽ được hiểu như thế nào đâu ”
Keith Nagy, học sinh năm cuối tại trường trung học Silver Lake High School ở Silver Lake, Kan, lên kế hoạch nộp đơn vào Đại học Michigan, Đại học Chicago và Dartmouth College với hy vọng theo đuổi ngành khoa học chính trị. Cho biết:
“Tôi không nghĩ đó là một cách rất hiệu quả để đánh giá một ứng viên tiềm năng. Rất nhiều người là một người khác trên xã hội hơn, chẳng hạn như tôi. Tôi là một người rất cáu kỉnh và thích châm biết.”, Nagy nói. “Vì vậy, họ sẽ không thực sự nắm bắt cá tính thực sự của một người chỉ đơn giản bằng cách nhìn vào hồ sơ Facebook hoặc Twitter của ứng viên.”
Libby Pope, Đại học Utah State đã trải qua quá trình tuyển sinh một năm trước đây, và suy nghĩ của cô về vai trò của truyền thông xã hội trong quá trình tuyển sinh rất khác Nagy.
“Tôi luôn nhận thức được vai trò của bản thân trên mạng xã hội”, Pope nói. “Tôi không gặp vấn đề với các nhân viên tuyển sinh khi họ xem trang cá nhân của mình; họ đang cố gắng để có được một cái nhìn rõ ràng hơn về bạn là ai.”
Theo usatoday