Khu vực đông và đông nam Á đã trở thành một trong những tâm điểm của thế giới trong suốt hơn nửa thể kỷ qua với những sự thần kỳ liên tiếp xuất hiện ở nhiều nước. Ngày nay, nhìn lại sẽ thấy một sự phân cực rất rõ ràng. Hầu hết các nước đông Á (trừ Triều Tiên) đã gặt hái được rất nhiều thành công và trở thành những nước đang Phát triển. Trung Quốc đi sau một chút nhưng cũng đạt được sự thần kỳ trong hơn 30 năm qua.
Ngược lại, hầu hết các quốc gia đông nam Á (trừ Singapore), cho dù có một thời gian tương đối dài tăng trưởng cao, nhưng sau khủng hoảng 1997-1998 đều không thể trở lại đà tăng trưởng trước đó và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Việt Nam đã đạt được một giai đoạn tăng trưởng nhanh nhưng hiện tại cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.
Đâu là sự khác biệt giữa hai nhóm nước này?
Trong Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam tại Boston lần thứ 4 (VSFB4), giáo sư Dwight Perkins sẽ chia sẻ những nghiên cứu mới nhất của ông với sự chắt lọc sau hơn nửa thế kỷ nghiên cứu về đông và đông nam Á.
Thời gian: Từ 14h00-16h00 ngày 27/10/2013
Địa điểm: Seminar Room 1-C, 20 Sumner Road, Cambridge, MA 02138
Giới hạn số người tham gia: 30
Thông tin về diễn giả: Giáo sư Dwight Perkins – giáo sư danh hiệu Harold Hitchings Burbank về kinh tế chính trị học tại Đại học Harvard, được biết đến như một học giả hàng đầu thế giới nghiên cứu về đông và đông nam Á. Đây là một trong những khu vực mà ông đã dành nhiều sự quan tâm nhất trong suốt sự nghiệp của mình tại Đại học Harvard từ năm 1963 đến nay. Ông đã từng là giám đốc Viện Phát triển Quốc tế Harvard, cố vấn cao cấp cho nhiều chính phủ thuộc khu vực đông và đông nam Á. Thông tin thêm về diễn giả có thể tham khảo tại đây http://scholar.harvard.edu/dperkins/content/dwight-h-perkins và tại đây http://www.hks.harvard.edu/about/faculty-staff-directory/dwight-perkins
Do địa điểm có giới hạn, đề nghị những ai quan tâm đăng ký tham dự theo đường dẫn dưới đây. Đối với những trường hợp vượt quá thứ tự 30 sẽ vào danh sách dự bị.