Du học sinh nên cân nhắc nhiều yếu tố như học lực, tài chính, chương trình học, môi trường sống… để tránh việc chọn ngành học không phù hợp, không theo kịp chương trình tại trường mình đã chọn.
Theo ThS Quách Thị Mỹ Ngọc, chuyên viên tư vấn của Trung tâm Tư vấn giáo dục Mỹ (EducationUSA) thuộc Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, không nên chọn trường dựa vào thứ hạng vì các trường này thường là trường tư thục nên học phí khá đắt và đòi hỏi khá cao như học lực giỏi, hoạt động xã hội tích cực, có một năng khiếu ở lĩnh vực nào đó…
Những trường thứ hạng không cao lại có những ngành nhiều thế mạnh, phù hợp hơn với học lực cũng như điều kiện của du học sinh.
Trường phải được kiểm định chất lượng giáo dục
Chính phủ Mỹ không xếp hạng các trường ĐH. Thay vào đó, phần lớn việc xếp hạng các trường đều do các tạp chí bầu chọn. Do đó, khi chọn trường bạn nên cẩn trọng với các bảng xếp hạng, dù không thể phủ nhận đây là một kênh tham khảo cần thiết. Trường học tốt nhất chính là trường phù hợp với khả năng và điều kiện của bạn. Tuy nhiên, với hơn 4.000 trường ĐH, CĐ ở Mỹ, làm sao biết được trường nào tốt, trường nào xấu?
Phụ huynh, học sinh tìm hiểu thông tin du học Mỹ tại Trung tâm Tư vấn giáo dục Mỹ (EducationUSA) thuộc Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM. |
Trung tâm EducationUSA cho rằng trước khi nộp đơn vào một trường ĐH tại Mỹ, sinh viên cần phải khảo sát và điều tra kỹ lưỡng trường ĐH và chương trình học tập mà mình muốn theo học. “Nếu chọn trường chưa được kiểm định, chẳng may có sự cố xảy ra, bạn muốn học tiếp cũng không được trường ĐH nào nhận, bằng cấp cũng không được công nhận hoặc nếu muốn học sau ĐH cũng không được chấp nhận” – ThS Quách Thị Mỹ Ngọc cho biết.
Bước đầu tiên và quan trọng nhất để quyết định chất lượng và tính hợp pháp của một trường ĐH là kiểm tra xem trường học đó có được kiểm định và công nhận chất lượng hay không. Khá dễ dàng để làm được điều này. Bạn chỉ cần tham khảo trên trang web của Bộ Giáo dục Mỹ (USDE, www.ope.ed.gov) và trang web của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục ĐH (CHEA, www.chea.org). Hai website này giải thích rõ ràng kiểm định chất lượng trường học là gì và cho phép sinh viên kiểm tra tình trạng của trường mà bạn muốn theo học.
Tại trang web của USDE, bạn gõ tên trường. Những trường có tên như vậy sẽ hiện ra trên một danh sách cùng với địa điểm trường. Nếu có hơn một địa điểm, hãy chọn địa điểm phù hợp. Nếu trường được kiểm định thì sẽ có dòng ghi Accredited hoặc Pre-accredited cùng với ngày tình trạng kiểm định bắt đầu có hiệu lực (Pre-accredited là tình trạng đôi khi được gán cho những trường mới được kiểm định lần đầu). Nếu trường không còn được chứng nhận kiểm định thì cột kế bên sẽ có ghi chữ Resign hoặc Terminated tùy thuộc vào việc trường tự ý rút khỏi kiểm định hay bị tước mất chứng nhận kiểm định.
Tìm trường và lo ngay chỗ ở
Trung tâm EducationUSA cho biết trang web www.collegeboard.org có hơn 3.000 trường, ngoài giúp bạn tìm trường, trang web này còn giúp bạn ước lượng tổng chi phí của việc học, cho vay, học bổng, viết bài luận…
Không những hướng dẫn cách tìm trường, hỗ trợ học bổng, cách thức nộp hồ sơ…, các trang web như www.princetonreview.com, www.usnews.com, www.collegeconf dential.com… còn hướng dẫn các thông tin về các kỳ thi chuẩn hóa SAT, ACT, GMAT, GRE.
Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn cần phải quan tâm trước khi bắt đầu học tập ở Mỹ là tìm một nơi ở. Phần lớn các trường đều có khu nội trú hay ký túc xá cho sinh viên. Tuy nhiên, nhu cầu về ký túc xá rất lớn và để có được một phòng trong khu này không phải dễ. Do đó, ngay khi bạn nhận được thư đồng ý của trường mà mình chọn, hãy gửi ngay bản đăng ký xin ở nội trú. Có thể bạn sẽ phải đóng trước một khoản tiền đặt cọc. Một số khu nội trú đóng cửa ngày lễ, kỳ nghỉ, các đợt nghỉ giữa kỳ… nếu bạn cần ở nội trú cả trong những ngày này thì nhớ yêu cầu điều này ngay từ trước. Nếu không tìm được nơi ở trong ký túc xá, bạn phải thuê nhà để ở.
Thông thường một bộ hồ sơ xin du học Mỹ gồm: đơn xin học (trên trang web của trường); thư giới
thiệu; một bài luận ngắn gọn 1-2 trang nêu mục tiêu học tập của bạn hoặc mục tiêu nghề nghiệp của bạn; bảng điểm và bằng cấp (bản sao có công chứng và dịch sang tiếng Anh bảng điểm tốt nghiệp THPT, các giấy chứng nhận các điểm chuẩn TOEFL, GRE, GMAT, SAT…; các giấy chứng nhận về thành tích học tập; giấy xác nhận khả năng tài chính của bạn hoặc của người hỗ trợ cho bạn (nếu bạn du học tự túc); sơ yếu lý lịch viết bằng tiếng Anh; lệ phí nộp đơn. Để có được tài liệu và bộ đơn xin học của trường, bạn có thể gửi email giới thiệu bản thân, bày tỏ mối quan tâm tới trường hoặc điền vào mẫu đơn trên mạng. Nếu được chấp nhận, trường sẽ gửi giấy báo nhập học (form I-20).
thiệu; một bài luận ngắn gọn 1-2 trang nêu mục tiêu học tập của bạn hoặc mục tiêu nghề nghiệp của bạn; bảng điểm và bằng cấp (bản sao có công chứng và dịch sang tiếng Anh bảng điểm tốt nghiệp THPT, các giấy chứng nhận các điểm chuẩn TOEFL, GRE, GMAT, SAT…; các giấy chứng nhận về thành tích học tập; giấy xác nhận khả năng tài chính của bạn hoặc của người hỗ trợ cho bạn (nếu bạn du học tự túc); sơ yếu lý lịch viết bằng tiếng Anh; lệ phí nộp đơn. Để có được tài liệu và bộ đơn xin học của trường, bạn có thể gửi email giới thiệu bản thân, bày tỏ mối quan tâm tới trường hoặc điền vào mẫu đơn trên mạng. Nếu được chấp nhận, trường sẽ gửi giấy báo nhập học (form I-20).
Theo Giáo dục Việt Nam
test