• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2013
  • December
  • 13
  • Khi ngành giáo dục “dàn trận” cùng mạng xã hội

Khi ngành giáo dục “dàn trận” cùng mạng xã hội

Kap Thanh Long
13/12/201313/12/2013 Comments Off on Khi ngành giáo dục “dàn trận” cùng mạng xã hội
dạy học facebook mạng xã hội

 Thế giới học đường dường như nhiều biến động hơn trong thời đại mạng xã hội. Các chuyên gia khuyến khích người dạy học nên xông vào trận địa này, nhưng cũng cảnh báo đó là một trận địa không dễ “sống sót” nếu không đủ bản lĩnh và sự linh hoạt.

Chuyên nghiệp hơn với mạng xã hội

Ở Việt Nam không thiếu tình trạng học trò, sinh viên vào các trang riêng của mình phiền trách giáo viên hay chỉ trích điều gì đó ở trong lớp, bởi tinh thần giáo dục theo khuynh hướng Khổng giáo thường không quen chuyện phản biện tức thì. Mà thường khi các giáo viên đọc được những điều này thì mọi chuyện đã… thôi rồi! Thậm chí so với nhiều thập niên trước còn tệ hơn, vì các mẩu tin đó đã được copy và lan tràn khắp các diễn đàn.

Trong tài liệu e-Learning Industry 2013 được phát cho các giáo viên tại Mỹ, những nhà nghiên cứu nhấn mạnh các giáo viên nếu bắt gặp học trò đang sử dụng Facebook thì khoan vội giận dữ, mà hãy coi đó là một cơ hội bằng vàng để tiếp cận nhanh với giới trẻ bằng chính tinh thần của chúng.

“Đối đầu với một trận tuyến có hơn 1 tỉ người bằng sự cực đoan là điều không khôn ngoan, mà hãy tạo một nơi tập hợp họ bằng chính công cụ này” – tập tài liệu này ghi và đồng thời giới thiệu các cách thức tổ chức nhóm học, lấy ý kiến, sinh hoạt học đường ngay trên Facebook như một cẩm nang “gián điệp” cho các giáo viên ở mọi cấp.

Một tài liệu khác được áp dụng cho các giáo viên ở Canada có tên là Facebook Guide for Teachers cảnh báo các giáo viên quá quen với đường lối giáo dục truyền thống và luôn “dị ứng” thời đại truyền thông mạng: “Hãy đối diện với một sự thật là những người đến trường từ cấp mẫu giáo đến sinh viên hiện nay đang ngày càng xã hội hóa việc học hành nhiều hơn.

Vậy tại sao chúng ta không thử gặp gỡ, kết nối họ ngay trên vùng đất của họ bằng Facebook và các phương thức học mang tính tương tác? Như vậy bạn có thể kết nối tốt với học sinh, cũng như ngầm dạy họ cách ứng xử có trách nhiệm trên thế giới truyền thông mạng”.

“Tối mật” của người dạy học

Mạng xã hội có những điều thú vị, nhưng sự thú vị đó chỉ kéo dài nếu các nhà giáo dục biết cách tham gia và xây dựng hàng rào cần thiết cho mình. Các chuyên gia giáo dục đã đưa ra một số lời khuyên sau trong các cẩm nang nêu trên:

1. Giáo viên không nên trao đổi riêng với học sinh của mình ở trang cá nhân, cũng như hạn chế không nêu rõ hết thông tin cá nhân của mình. Tham gia thế giới mạng, tốt nhất là xây dựng một trang mở, cho ghi danh thành viên. Luôn để học sinh của mình đăng ý kiến mà người khác có thể nhìn thấy. Điều đó giúp họ chịu trách nhiệm với ngôn từ của mình, cũng như tạo ra môi trường tương tác chung tốt hơn.

2. Chuyện được biết trong trang riêng đó không dùng để làm thông tin ở các trang ngoài. Như vậy sự thổ lộ và cảm giác được bảo vệ trong nhóm thảo luận sẽ khiến học sinh tham gia muốn chia sẻ nhiều hơn, tâm lý của họ cũng tốt hơn khi vào các trang riêng này. Dĩ nhiên, những chuyện cần được khen ngợi thì nên phát đi để khuyến khích.

3. Là giáo viên, bạn sẽ không đủ thời gian để quản lý hết. Hãy chia việc cho các học sinh thân cận có trách nhiệm nhằm quan tâm đến các lời bình, nội dung đăng tải… và giúp bạn phản ứng đúng với các sự cố mới từ một ai đó. Nhưng hãy nhớ một nguyên tắc sống còn là làm bạn với học trò của mình, chứ không phải kiểm soát và răn đe.

Theo Tuấn Khanh/Báo Tuổi trẻ

 

Post navigation

Ngoại trưởng John Kerry gửi thông điệp trước chuyến thăm Việt Nam
Nhật Bản viện trợ gần 3 tỷ USD cho ASEAN phòng thảm họa

Related Articles

Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-02 Bài dự thi HTNM10 “Đi để trở về”

Dante Luong
06/07/202206/07/2022 No Comments
Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”

Dante Luong
01/07/202206/07/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ AVSPUS nhân vật Việt VFS Vũ Trần

Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng

Phương Uyên
30/06/202230/06/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • BV-02 Bài dự thi HTNM10 “Đi để trở về”
  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá
  • VENUSA CUP 2022 – Giải thưởng lên đến hơn $1200!
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10: “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”
  • Cuộc thi “Hành trình nước Mỹ” đã trở lại với chủ đề “Cảm ơn, bước tiếp!”
  • “Big Tech đang ngừng tuyển, Startups sa thải nhân viên”: Lời đồn hay sự thật?
  • Quy trình phỏng vấn tại Facebook

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

December 2013
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031  
« Nov   Jan »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes