• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • January
  • 8
  • GS Ngô Bảo Châu phỏng vấn GS Đàm Thanh Sơn

GS Ngô Bảo Châu phỏng vấn GS Đàm Thanh Sơn

Kap Thanh Long
08/01/2014 Comments Off on GS Ngô Bảo Châu phỏng vấn GS Đàm Thanh Sơn

Hai kỹ năng: tìm ra vấn đề hay và giải quyết được vấn đề là nội dung nổi bật của cuộc phỏng vấn đặc biệt do GS Ngô Bảo Châu phỏng vấn giáo sư Đàm Thanh Sơn. Hai bộ óc xuất chúng người Việt đã chia sẻ những điều cực kỳ thú vị về chuyện học.

ngobaochau GS Ngô Bảo Châu

GS Ngô Bảo Châu (NBC): Ở trường trung học, anh Sơn học chuyên toán, nhưng khi sang Nga học đại học, anh chuyển sang học Vật lý. Từ lúc còn học trung học, anh đã có định hướng Vật lý chưa? Theo anh, tư duy toán và lý có khác nhau nhiều không?

GS Đàm Thanh Sơn (ĐTS): Thời học phổ thông có một số cuốn sách có ảnh hưởng lớn đến tôi và đến việc chọn đi học vật lý khi lên đại học. Một cuốn sách là “Vật lý vui”, dịch từ tiếng Nga, tác giả là Yakov Perelman. Cuốn thứ hai là “Câu chuyện về hằng số vật lý cơ bản” của tác giả Đặng Mộng Lân. Ngoài ra, hồi đó tôi còn đặt tạp chí Kvant tiếng Nga, trong đó có rất nhiều bài báo lôi cuốn về vật lý, viết bởi các nhà khoa học nổi tiếng cho học sinh phổ thông.

Bố tôi cũng thích vật lý, và thỉnh thoảng cũng nói chuyện với tôi về vật lý.

Vật lý sử dụng rất nhiều công cụ toán. Tôi không nghiên cứu toán học thật sâu nên không biết chắc chắn có sự khác nhau giữa tư duy toán và tư duy vật lý hay không. Tôi ngờ là có khác nhau, nhưng ít thôi, không nhiều như người ta tưởng. Sự khác nhau lớn nhất có lẽ ở kỳ vọng về kết quả cuối cùng.

Chân lý toán học phải được chứng minh chặt chẽ, chân lý vật lý là phải giải thích được thế giới bên ngoài. Nhiều lúc nó dẫn đến những mối quan tâm khác nhau giữa hai cộng đồng.

Thí dụ, một trong những bài toán thiên niên kỷ của viện Clay là bài toán chứng minh sự tồn tại của lý thuyết Yang-Mills (và một tính chất gọi là mass gap của lý thuyết đó).

Nhưng các nhà vật lý từ mấy chục năm nay sử dụng lý thuyết Yang-Mills để mô tả thế giới các hạt cơ bản một cách rất thành công. Họ mặc nhiên công nhận là lý thuyết Yang-Mills tồn tại.

Điều đó không có nghĩa là không có nhà vật lý nào quan tâm đến việc chứng minh sự tồn tại của lý thuyết này, nhưng đối với đa số thì vấn đề này không nằm trong danh sách ưu tiên.

damthanhsonGS Vật lý Đàm Thanh Sơn

NBC: Theo anh, thế nào là trực quan vật lý? Liệu có thể các nhà vật lý khác nhau có trực quan vật lý khác nhau hay không? Vai trò của trực quan vật lý trong nghiên cứu khoa học của cá nhân anh Sơn là như thế nào, nó có đối nghịch với tư duy toán học không?

ĐTS: Trực quan vật lý là gì thì rất khó mô tả, nhưng có hai đặc điểm như sau của những người có trực quan vật lý tốt:

– Khả năng ước lượng cỡ độ lớn của các đại lượng.
– Khả năng đơn giản hoá các bài toán bằng cách dùng các phép gần đúng.

Việc trực quan khác nhau giữa những người khác nhau là chuyện rất bình thường. Đó là lý do mà vấn đề cộng tác với các đồng nghiệp là rất quan trọng đối với các nhà vật lý.

Trực quan là cái quan trọng nhất đối với người làm vật lý. Đôi khi trực quan có thể đánh lừa ta.
Điều này rất dễ xảy ra khi ta nghiên cứu thế giới lượng tử, hay thế giới tương đối tính, vì trong cuộc sống hàng ngày ta chỉ tiếp xúc với những vật cổ điển, chuyển động chậm. Để phát triển trực giác lượng tử, trực giác tương đối tính ta phải làm việc trong thế giới đó một thời gian.

Trực quan thường không đối nghịch với tư duy toán học, mà bổ sung cho tư duy toán học. Khi trực quan và toán học mâu thuẫn với nhau thì chắc chắn có vấn đề với một trong hai cách tư duy. Những lúc đó có thể có những vấn đề hay và mới nảy sinh ra.

NBC: Đối tượng nghiên cứu của vật lý lý thuyết hình như là những gì mình không nhìn thấy bằng mắt, không nghe thấy bằng tai. Liệu nhà vật lý, hay cụ thể là cá nhân anh Sơn, có cần quan sát thế giới xung quanh nữa không?

ĐTS: Đúng là vật lý lý thuyết hiện nay là một môn học khá trừu tượng. Nhưng về bản chất, vật lý là một khoa học thực nghiệm. Tôi không tin rằng vật lý lý thuyết có thể phát triển không có thực nghiệm. Tất cả sự giàu có của vật lý đều từ thế giới bên ngoài mang lại. Nếu tự nhiên vật lý lý thuyết bị tách rời khỏi thế giới xung quanh thì tôi chắc rất nhiều người sẽ bỏ ngành đó đi làm việc khác.

Cá nhân tôi không làm thực nghiệm, nên việc quan sát thế giới bên ngoài phải làm qua các nhà vật lý thực nghiệm.

NBC: Trong những công trình khoa học của mình, anh Sơn thấy cái gì là tâm đắc hơn cả? Liệu anh có thể giải thích để những người dốt Vật lý như tôi hiểu được không?

ĐTS: Hiện nay tôi đang tâm đắc về một bài báo tôi viết hơn một năm trước đây với một sinh viên người Ba Lan (Piotr Surówka) về vấn đề phân chia phải trái trong thủy động lực học tương đối tính. Tôi tâm đắc một phần là vì vấn đề này có thể giải thích bằng một ngôn ngữ tương đối dễ hiểu. Đại khái là, nếu ta có một chất lỏng làm từ các hạt quark, và cho nó quay xung quanh một trục, thì các quark xoáy trái và các quark xoáy phải sẽ hơi bị lạng sang hai chiều khác nhau trên trục quay.

Để dễ hình dung hơn, ta có thể lấy một thí dụ khá gần gũi với cuộc sống. Ta nhớ lại, Louis Pasteur phát hiện ra là phân tử của nhiều chất không có đối xứng gương. Phân tử đường ta uống là như vậy. Đường nguồn gốc sinh học theo quy định gọi là đường tay phải. Nếu tổng hợp, ta sẽ có đường cả hai loại, tay trái và tay phải. Các hạt quark, nếu chuyển động với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, cũng có thể phân thành hai loại như vậy.

Giả sử ta hòa tan một thìa đường tay trái và một thìa đường tay phải vào một cốc nước. Bây giờ ta quay cái cốc nước với một vận tốc góc nhất định. Nếu các phân tử đường cũng sử xự giống như các hạt quark, thì các phân tử đường tay trái sẽ hơi nổi lên trên, các phân tử đường tay phải sẽ hơi chìm xuống dưới, hoặc ngược lại.

Trên thực tế, hiện tượng này không xảy ra với các phân tử đường, nhưng nó lại xảy ra với các hạt quark. Sự khác biệt giữa hai trường hợp liên quan đến những vấn đề trừu tượng như dị thường lượng tử (quantum anomaly), lý thuyết Chern-Simons, và tôpô. Tôi cũng hy vọng hiện tượng này có thể quan sát được trong thực nghiệm.

NBC: Tô-pô là bộ phận toán học chỉ quan tâm đến dạng của hình thể mà không quan tâm đến kích thước. Đối với tô pô, phần của mặt phẳng giới hạn bởi một đường cong không tự cắt bất kỳ, không khác gì hình tròn. Tôi rất tò mò làm sao các thuộc tính tô pô lại có thể có ích trong việc tìm hiểu thế giới vật lý mà như anh Sơn nói, cái trực quan cơ bản là ước lượng độ lớn của các đại lượng?

ĐTS: Đúng là các đại lượng vật lý bao giờ cũng được đo bằng số. Thế nhưng, có những đại lượng chỉ nhận được những giá trị gián đoạn; trong nhiều trường hợp lý do liên quan đến tô-pô. Ví dụ, nhiều hợp kim ở trạng thái siêu dẫn (tức là ở nhiệt độ rất thấp) có một tính chất rất lạ. Khi ta cho nó vào từ trường đủ mạnh thì từ trường thâm nhập vào chất siêu dẫn, nhưng số đường sức từ trường thâm nhập vào không phải là tùy ý, mà phải là một số nguyên lần một đại lượng gọi là lượng tử của từ thông. Tại sao lại như vậy? Giải thích ra thì dài dòng, nhưng cuối cùng đó là do pi_1(S^1)=Z. Có nhiều ví dụ khác tương tự như vậy. Trong một mô hình (gọi là mô hình Skyrme) sự bền vững của hạt proton là do pi_3(S^3)=Z. Rất lạ là việc vật chất xung quanh ta không phân rã đi thành các dạng năng lượng khác liên quan đến pi_3(S^3)=Z !

NBC: Được biết anh Sơn có quan tâm đến âm nhạc, xin hỏi anh một câu về đề tài này. Vật lý có giải thích được tại sao có những hòa âm ta thấy rất chói tai, mà có những hòa âm lại thật dịu dàng, có hòa âm nghe lần đầu thì êm tai, nghe vài lần thì khó chịu như ăn quá nhiều thịt mỡ, còn có những hòa âm thì mỗi lần nghe lại, lòng ta vẫn không khỏi bồi hồi?

ĐTS: Câu hỏi của bạn đi xa khỏi ranh giới của vật lý rất nhiều, và chắc là đi ra ngoài cả ranh giới của khoa học tự nhiên nữa. Pythagoras thường được coi là người đầu tiên khám phá ra mối liên hệ giữa âm nhạc và toán học: các hòa âm nghe êm tai có tỷ lệ giữa các tần số của các nốt gần với các phân số đơn giản.

Nhưng tại sao có những hợp âm gây buồn, gây vui, tôi không giải thích được.

NBC: Theo anh Sơn thì phải làm gì để những nhà Vật lý trẻ ở Việt Nam có thể bám sát vào dòng chảy chính của Vật lý thế giới?

ĐTS: Vấn đề này không đơn giản, tôi phải suy nghĩ thêm. Trên thế giới nhiều nước (như Hàn quốc, Brazil) đã giải quyết vấn đề này khá thành công. Trước mắt ta có thể học hỏi kinh nghiệm của họ.

NBC: Anh đã từng học và làm Vật lý ở Moscow, Boston, New York, Seattle và có thể nhiều nơi khác nữa. Anh Sơn có thấy cái cách người ta học và làm Vật lý ở những địa điểm khác nhau, có gì khác nhau không?

ĐTS: Cũng khó nói. Ở mỗi chỗ khác nhau tôi làm những vấn đề khác nhau, có những kỷ niệm khác nhau. Những cá nhân tôi làm việc chung cũng có những tính cách rất đa dạng. Nhưng nếu nhìn tổng thể thì sự nghiên cứu vật lý ở các nơi tôi đã ở không khác nhau nhiều lắm.

Còn về cách học thì có lẽ cách học ở Nga có hơi khác ở Mỹ. Lúc tôi học ở Nga thì tôi được tương đối tự do, không bị kiểm tra nhiều và nhiều môn lên lớp cũng không bắt buộc, miễn là qua được kì thi cuối học kỳ là được. Tôi có rất nhiều thời gian để đọc sách.

Ở Nga có một sự tách biệt giữa giảng dạy và nghiên cứu. Giảng dạy tập trung ở trường đại học, và nghiên cứu tập trung ở các viện. Điểm này là một điểm yếu của hệ thống Nga.

Theo www.hocthenao.vn

GS Ngô Bảo Châu thực hiện tháng 11 năm 2010.

Post navigation

Sống trong “tủ lạnh” ở miền trung nước Mỹ
Não bộ của trẻ và việc học toán

Related Articles

Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-02 Bài dự thi HTNM10 “Đi để trở về”

Dante Luong
06/07/202206/07/2022 No Comments
Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”

Dante Luong
01/07/202206/07/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ AVSPUS nhân vật Việt VFS Vũ Trần

Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng

Phương Uyên
30/06/202230/06/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • BV-02 Bài dự thi HTNM10 “Đi để trở về”
  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá
  • VENUSA CUP 2022 – Giải thưởng lên đến hơn $1200!
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10: “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”
  • Cuộc thi “Hành trình nước Mỹ” đã trở lại với chủ đề “Cảm ơn, bước tiếp!”
  • “Big Tech đang ngừng tuyển, Startups sa thải nhân viên”: Lời đồn hay sự thật?
  • Quy trình phỏng vấn tại Facebook

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

January 2014
M T W T F S S
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
« Dec   Feb »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes