TS.Bùi Trung Dung, Cục trưởng cục Quản lý Xây dựng, Bộ Xây dựng đưa ra những lời khuyên bổ ích cho du học sinh xuất phát từ chính câu chuyện của ông và của con trai ông, một du học sinh tại Anh mới trở về Việt Nam công tác.
Ông Bùi Trung Dung đã quản lý và sử dụng lao động Việt Nam ở nước ngoài về từ năm 1980 đến 1984, quản lý và điều hành kỹ sư học ở nước ngoài về từ năm 1986, công tác cùng và hợp tác đối tác với các kỹ sư nước ngoài ở khối Tây âu, Đông âu và Châu Á từ năm 1997 đến nay.
Từ góc độ của người có con trai du học và cũng là lãnh đạo một cơ quan nhà nước, theo ông, du học sinh cần chuẩn bị những gì cả về kiến thức và tâm lý để
TS. Bùi Trung Dung: Theo tôi, môi trường làm việc là một yếu tố hết sức quan trọng. Sinh viên khi ra trường, hoặc khi ai đó nhận công tác ở tổ chức mới đều phải có thời gian hoà đồng với môi trường và thích nghi công việc. Ở Việt Nam hiện nay, tại một số tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan nhà nước…) có môi trường làm việc, tư duy của lãnh đạo và đồng nghiệp, máy móc thiết bị, quy trình làm việc rất khác ở nước ngoài. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu về môi trường làm việc và cần có thời gian thử việc trước khi hợp đồng chính thức.
Một số người đang du học lo
TS. Bùi Trung Dung: Nếu các bạn làm việc ở tổ chức thì dĩ nhiên sẽ có hơn 1 người cùng làm việc với bạn và dĩ nhiên các bạn là người đến sau. Bạn học ở nước ngoài về sẽ có lợi thế ở khả năng làm việc nhóm, khả năng nghiên cứu độc lập, khả năng phát triển cái sẵn có… Vì vậy không có lý gì mà các bạn phải sợ bị “dìm” hoặc bị “đì”. Tôi nghĩ, một vài bạn sẽ không phát huy được khi về nước vì đã chọn nhầm vị trí việc làm. Ví dụ: bạn chưa có kinh nghiệm mà đã làm quản lý nhà nước, quản lý trên tập đoàn hoặc trên tổng công ty… Và tôi cũng thấy có nhiều bạn khi ra nước ngoài học trong bối cảnh “rửa mặt” cho gia đình giàu có, quyền thế. Vì vậy các bạn này chưa chuẩn bị đủ kiến thức khi về nước và còn kém hơn các bạn học trong nước thì cũng cần có thêm thời gian trau dồi kiến thức ở trong nước và biết khiêm tốn, biết nhẫn nhịn để tồn tại và trưởng thành.
Với góc nhìn của ông, du học sinh khi trở về có nên tìm việc ở cơ quan, doanh nghiệp, tổ
TS. Bùi Trung Dung: Lấy chuyện của gia đình tôi để khuyên các bạn, ngay bản thân tôi trước đây và con tôi hiện nay đang thực hiện như vậy. Trước đây thời bao cấp, khi ra trường tôi được phân về Viện thiết kế (thời đó là oách lắm lắm), bố tôi khuyên tôi không nên như thế và ông đã gặp Giám đốc Sở Xây dựng đề nghị cho tôi ra công trường ít nhất 2 năm. Sau này tôi thầm cảm ơn thời gian quý báu ở công trường, ngay vốn tiếng Việt về nghề, khả năng giải quyết rủi ro, khả năng tổ chức nhóm phối hợp… của tôi cũng được bổ sung rất nhiều. Nay tôi luôn nghĩ đến trách nhiệm với người thợ và tôi nghĩ mình còn nợ người thợ rất nhiều, nhưng cũng giúp được phần nào khi ở các vị trí khác nhau. Con tôi học ở nước ngoài 7 năm ở một ngành Top 4 thế giới, thời gian làm thực tế trong thời gian học khá nhiều, vậy nên tôi cũng bố trí về làm việc ở một Tổng công ty tư vấn lớn, nhưng tôi đã nhầm vì chỉ làm việc được 3 tháng thì con tôi cũng trao đổi với tôi là nên về một công ty (vì trước đó tôi cũng có nói về trường hợp của tôi với con) và nay sau gần 2 năm tôi thấy cậu ấy yêu nghề và trưởng thành nhiều.
Do đó, theo tôi, các bạn cần ít nhất là 2-3 năm đi làm thực tế tại cơ sở rồi mới làm quản lý hoặc làm các vị trí cao hơn, có xây móng vững và xây từ thực tiễn thì mới tiến xa được.
Từ bản thân mình, ông nhận thấy điều gì là quan trọng để có thể làm tốt và phát triển trong môi trường cơ quan nhà nước ở Việt Nam?
TS. Bùi Trung Dung: Việt Nam vẫn còn một ít văn hoá phong kiến trong một số cơ quan. Đánh giá năng lực tuyển dụng và nâng ngạch công chức ở Việt Nam lại không do người sử dụng đánh giá và được phép bổ nhiệm. Nếu ở cơ quan nhà nước thì do ngành nội vụ định đoạt. Còn nếu ở doanh nghiệp thì do tập thể lãnh đạo bổ nhiệm. Ở Việt Nam cái sự học cũng trùng lặp nhiều và mất nhiều thời gian, các Bộ ngành chưa thừa nhận lẫn nhau trong đào tạo. Hơn nữa, du học sinh lại ít tìm hiểu cái khó ở cơ quan nhà nước là vấn đề SỞ HỮU chung, khác với sở hữu ở doanh nghiệp. Vì vậy khi làm việc ở Việt Nam bạn cần chuẩn bị những tình huống éo le trong việc quản lý, trong tuyển dụng và nâng ngạch để vui vẻ làm việc và tìm cách phấn đấu, vì các bạn học ở nước ngoài thì có khả năng giải quyết rủi ro khá tốt.
Là lãnh đạo một đơn vị có du
TS. Bùi Trung Dung: Cái mà các bạn được trang bị trước hết là ngoại ngữ, nhưng giỏi về ngoại ngữ thì lại khác. Du học sinh có quá nhiều ưu điểm, vì chương trình và điều kiện học tốt hơn. Ví dụ: họ chơi mà học (môn thể dục); họ không phải học rất nhiều môn bắt buộc mà ở trong nước phải học; họ được giảng viên tự biên soạn giáo trình trực tiếp cho từng sinh viên và cập nhật kiến thức theo học kỳ; khoa đào tạo và nhà trường chịu trách nhiệm tuyển dụng và có trách nhiệm rất cao đối với “sản phẩm”. Vì vậy du học sinh có chất lượng tốt theo thương hiệu nhà trường, du học sinh có khả năng, kỹ năng phân tích tốt, làm việc nhóm tốt, nghiên cứu và làm việc độc lập tốt, trách nhiệm hệ thống tốt…
Một số người cho rằng du học
TS. Bùi Trung Dung: Có một số ít du học sinh mang phong cách “Tây” là có thực, đó là văn hoá khá cao trong xã hội tư bản so với ta nên bị mang tiếng.
Hạn chế của du học sinh là kiến thức pháp luật, sự nhanh nhạy ứng biến với thị trường trong nước. Ngạn ngữ có câu “đi với Bụt thì mặc áo cà sa, đi với Ma thì mặc áo giấy” vì vậy sự nhiệt tình và tự tin trong công việc của họ mà không có sự kết hợp và chỉ bảo của người lãnh đạo thì sẽ rất khó thành công.
Như đã nói ở phần đầu, do việc thừa nhận năng lực cán bộ, công chức ở Việt Nam được quy định là của riêng ngành Nội vụ. Do đó, khi làm việc trong môi trường cơ quan nhà nước, nhất là các bạn còn trẻ, mới về, nên cố gắng kiên trì, lễ phép (theo tuổi tác, thứ bậc, vị trí…) để có thể hoà đồng với mọi người. Các bạn nên thuận theo guồng máy đang có trước, rồi sau một thời gian bắt nhịp, khi có uy tín, có vị trí, các bạn hãy dần dần cải tổ, định hướng cho tổ chức phát triển năng động, hiện đại và hiệu quả hơn.
Theo ông, nhà nước cần có
TS. Bùi Trung Dung: Thực ra nhà nước cũng đã có nhiều chính sách rồi, thậm chí còn bỏ ngân sách (trong lúc còn rất nghèo) để cử người đi đào tạo. Đó là thể hiện sự cầu thị và đánh giá rất cao du học sinh.
Còn việc sử dụng chất xám của du học sinh thì lúc trước tôi cũng đã nhầm rằng du học sinh về thì sẽ phát huy được ngay, nhưng thực tế lại không như vậy. Do vậy du học sinh cũng cần có thời gian thử việc, nếu không có thời gian thử việc cần thiết đó thì việc sử dụng nguồn chất xám là khó khăn.
Trân trọng cảm ơn ông!
Káp Thành Long (thực hiện)
Bài 4. Chia sẻ của PGS.TS Phạm Thị Hồng Yến, Trưởng phòng Tổ chức hành chính, ĐH Ngoại thương. TS.Hồng Yến cho rằng “Du học sinh khi trở về hơi … rụt dè”, tại sao lại như vậy?