• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • January
  • 30
  • Tâm sự sáng 30 Tết âm lịch

Tâm sự sáng 30 Tết âm lịch

Kap Thanh Long
30/01/201430/01/2014 Comments Off on Tâm sự sáng 30 Tết âm lịch

Mình về Việt Nam qua đến hôm nay là được vừa tròn một tháng, mới thấy tạm coi là hồi phục hoàn toàn. Sau mấy tuần vui được ở gần bố mẹ, NHẠC PHỤ – NHẠC MẪU, và các bạn bè tự cổ chí kim, mình thấy việc điều chỉnh với cuộc sống có phần đơn điệu ở Mỹ khó quá, cả tháng rồi vẫn chưa hoàn toàn quay lại được những việc đã thành thường lệ lúc trước.

Đợt vừa rồi về chụp được vài ngàn cái ảnh ở Tokyo, ở Bangkok, nhưng đặc biệt là ở Hà Nội. Nhờ có Facebook trở nên phổ biến ở nhà trong hai năm qua mà mình gặp lại được, hâm nóng được lại tình cảm với nhiều bạn bè cũ – gặp nhau thoáng chốc, vội vàng nhưng mà vẫn thấy tình thương mến thương y như những thời trước hồi còn trẻ. Kỷ niệm nhiều nhất là với hai nhóm bạn: một nhóm là bạn cũ chơi từ xửa xưa ở Hà Nội có Long, Việt, Linh, chị Vân, chị Nga, cô V; nhóm kia là bạn bè âu yếm ở DC từ 10 năm trước giờ hồi hương là nhà anh chị Việt Huyền, cô chú Cường Phanh. Qua cả hai nhóm mà bọn mình dù ở xa lại có thêm các bạn bè mới, mới quen mà đã thành ra cứ như thân từ thời nào.

Có một việc mình muốn làm đã lâu mà cuối cùng lần này về Hà Nội cũng đã làm được là trèo lên giường nằm ngủ với bố mẹ mình một đêm. Mình thấy thường như con trai lớn 15-16 tuổi trở lên là hay thấy khó chịu với cái việc bố mẹ chạm vào người mình. Mình cũng thế, bao năm nay có mấy lần không phải chia tay, chào tạm biệt bố mẹ để đi mà tự nhiên ra ôm bố mẹ mình đâu. Gần đây cứ hay nghĩ là bố mẹ mình thì ở xa, những lần gặp nhau, những ngày ở bên nhau đếm lại thì thấy rất là thưa thớt, rồi bao năm nay biết bao bạn bè được chạm vào người mình trong khi bố mẹ mình muốn chạm mình nhất thì mình lại ngượng. Thế là trước khi về mình bảo Hiền là có một đêm anh muốn xuống ngủ với bố mẹ, không phải chỉ ngủ chung phòng mà trèo lên giường nằm cùng cơ. Hiền hiểu mình nên là khuyến khích mình ngay.

Hôm đấy Hiền và hai em ở nhà ông bà ngoại, mẹ mình nghe thấy mình bảo con về ngủ với bố mẹ thì sướng quá cười tít. Xong 10h ba bố mẹ con trèo lên giường nằm xem tivi nói chuyện tí tách. Ba bố mẹ con cứ như nửa thức nửa ngủ nói những câu chuyện không đầu không cuối tình cảm lắm. Mình nằm ngoài bên phải xong bố nằm giữa còn mẹ nằm bên kia. Mẹ mình vui cứ tranh phần nói. Đến gần 12h thì buồn ngủ quá rồi mình chào bố mẹ rồi ngủ lăn. Đến giữa đêm tỉnh giấc mình cứ nằm yên quay mặt ra ngoài nghe tiếng bố mẹ thở đều đều trong đêm, trong phòng tranh tối tranh sáng ánh đèn vàng ngoài đường hắt vào, trong đầu mình tràn ngập những kỷ niệm thời thơ ấu lúc 6-7-10 tuổi lớn lên trong vòng tay bố mẹ mà giờ đã gần 40, đã trở thành bố của hai em bé. Mình thấy mình may mắn bố mẹ vẫn còn có sức khỏe, vui vẻ, hạnh phúc và bố mẹ được vui, được tự hào từ những việc mình và em mình làm. Giờ chỉ mong sao bố mẹ được mạnh khỏe lâu dài, những ngày tháng an nhàn, hạnh phúc này được kéo dài càng lâu càng tốt.

Lần này về cũng là lần đầu sau bao nhiêu năm mà mình bạ lúc nào có thể là mình ôm rồi cầm tay cầm chân bố mình. Thấy tay bố còn chắc khỏe mình thấy mừng. Người ta nói phải có con mới hiểu bố mẹ mình – đến giờ chắc mình đã hiểu ra điều đấy là đối với bố mẹ mình và giờ là đối với mình thì con cái là trọng tâm của hạnh phúc, đến lúc chung cuộc thực sự không có cái gì quý giá bằng. Hiểu được việc mình có ý nghĩa quan trọng thế nào với cha mẹ mình nhận thấy là cần phải vượt qua mọi rào cản để đến gần hơn nữa với cha mẹ, tiến càng gần về thời gắn bó của tuổi thơ ngây càng tốt, và rằng dù mình có thành công hay thất bại hay thế nào đi nữa thì với bố mẹ hình ảnh của mình vẫn là đứa con yêu quý, là chính bản thân bố mẹ gửi gắm hình hài và trí tuệ vào, và mình không bao giờ phải cảm thấy xấu hổ, ngượng ngùng gì với bố mẹ cả.

Cách cha mẹ yêu con có những biểu hiện thật lạ lùng. Cái xe máy gần hai mươi năm trước mình đi giờ bố mình cứ nằng nặc đòi chỉ đi xe đấy mà không muốn mua xe nào khác. Trong phòng ngủ của bố mẹ có cái TV Sony Trinitron 29 inch xưa lâu lắm rồi mình đi làm tour guide có tiền xong hứng chí lên mua một đêm vác về cho bố mẹ. Giờ bố mẹ mình vẫn xem cái TV đấy. Mỗi lần bật TV lên cái hình co cụm lại ở giữa màn hình như sợi chỉ – xong 10 phút sau nó mới giãn dần ra phủ gần đầy cái màn hình, và chất lượng hình thì quá tồi. Mình hỏi thế có định bán cái TV này không có người bên hàng xóm hỏi mua giá 20 nghìn đồng thì bố mình bảo cứ để đấy xem, mình hỏi là thế xem đến bao giờ thì bảo đến bao giờ hỏng thì thôi, mình bảo thế này chưa phải là hỏng thì bảo đâu vẫn xem được. Mà không phải thiếu thốn gì đâu nhé mà chỉ vì là gắn bó với những thứ kỷ niệm của con thôi. Mình bực mình đi mua ngay một cái TV to về bắt phải thay đi thì cuối cùng cũng chịu thay nhưng vẫn phụng phịu lắm.

Một tháng về Việt Nam ở với hai gia đình nội ngoại và đi chơi với bạn bè cũng giống như đọc một cuốn Chicken soup – có quá nhiều những khoảnh khắc mình thấy xúc động nghẹn cả họng. Sang đây, mà giờ phải gọi là về lại nhà vì dù sao đây cũng được coi như quê mới, mỗi lúc nghĩ đến Hà Nội, cha mẹ bạn bè là lại thấy như ngừng thở tim đập loạn nhịp một lúc. Mong sao cho năm mới mang đến chỉ sự bình an, hạnh phúc và sức khỏe cho mọi người trong nhà mình, bạn bè thân thiết của mình và mở rộng ra là những bạn bè quen thân trên FB tuy chưa bao giờ gặp mặt, và theo cái đà đấy thì mong điều lành điều tốt cho người mình, nước mình. Mong cho trời yên bể lặng thế gian yên bình, một năm mới tốt lành cho mọi người, mọi nhà.

Post dẫn từ FB của Anh Gấu Phạm,

Post navigation

Nhà báo Trần Việt Hưng: Du học sinh có phẩm chất cá nhân vượt trội
Giám đốc Sky Media Quốc tế: “Doanh nghiệp Việt luôn muốn nhận du học sinh”

Related Articles

tieudiemnoibat

GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”

Ngân Anh
04/01/202304/01/2023 No Comments
Nguyễn Tiến Niệm Những nẻo đường nước Mỹ

NƯỚC MỸ….. TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

Khanh Ly
06/10/202208/10/2022 No Comments
Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat

NHÀ ĐÀO TẠO SANDY ĐẶNG: “LÃNH ĐẠO THÌ KHÔNG CẦN VỊ TRÍ, CẦN CHỊU TRÁCH NHIỆM”

Ngân Anh
15/09/202215/09/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”
  • NƯỚC MỸ….. TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
  • 7 LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN VƯỢT QUA RÀO CẢN NGÔN NGỮ KHI DU HỌC
  • Ionah Hằng Nguyễn: Cô gái Hà Nội với “giấc mơ Việt” trên đất Mỹ

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

January 2014
M T W T F S S
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
« Dec   Feb »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes