• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
    • Cuộc thi HTNM-11 năm 2023
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
    • Vòng Tay Nước Mỹ 11 – Los Angeles Metropolitan Area
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • February
  • 3
  • Đại học Mỹ: Học ở đâu và bảng xếp hạng

Đại học Mỹ: Học ở đâu và bảng xếp hạng

Kap Thanh Long
03/02/2014 Comments Off on Đại học Mỹ: Học ở đâu và bảng xếp hạng

Vũ Hà Văn (Đại Học Yale): Học đại học tại Mỹ là một chủ đề được rất nhiều phụ huynh và sinh viên quan tâm, chẳng những tại Mỹ, mà rất nhiều nơi khác. Trong những năm gần đây, lượng  sinh viên Việt Nam tại Mỹ tăng rất đáng kể.

Bảng xếp hạng các trường đại học (top 100, top 200, top 500 vv) cũng là vấn đề nóng và được quan tâm gần đây.

Việc dùng thứ hạng để định hướng trường học khá phổ biến. Nhưng đó có phải một phương pháp tốt không ? GS J. Brenzel (Yale) có viết một bức thư về vấn đề này. Ông Brenzel là chủ tịch hội đồng xét duyệt sinh viên mới của đại học Yale từ 2005 đến 2013 (Dean of Admission of Yale University). Bức thư được để trên trang  web của  Admission Office, như một lời nhắn gửi tới học sinh và phụ huynh hàng năm.

Mặc dầu đối tượng trực tiếp của ông Brenzel có lẽ là sinh viên Mỹ, tôi thấy bức thư của ông có nhiều ý kiến đáng chú ý cho tất cả các những ai quan tâm đến giáo dục đại học và hệ thống thứ hạng của các trường đại học.  Tôi xin lược dịch bức thư dưới đây, thay cho một lời chúc năm mới cho bạn bè gần xa.

Năm nào cũng vậy, US News and World Reports, Money, và một số tạp chí quốc tế khác lại cho ra một bản xếp hạng các trường đại học.  Năm nào cũng vậy, Yale nằm trong nhóm  dẫn đầu của các danh sách này. Nhưng theo tôi,  mặc dầu có rất nhiều lý do tuyệt vời để bạn xin học tại Yale,  vị trí  trong bảng xếp hạng không phải là một trong số đó.

Việc xếp hạng các trường đại học thực chất chỉ là một hình thức kinh doanh, đánh vào tâm lý lo lắng  về việc xin vào đại học của con em chúng ta. Bảng xếp hạng không mang nhiều thông tin giúp cho bạn quyêt định nên xin học ở đâu. Nhược điểm chính của nó là: Những thông số dùng  trong việc tính hạng khộng liên quan gì nhiều đến những yếu tố quan trọng cho quá trình theo học của bạn.

Tôi không có ý định lên án các tạp chí về các bảng xếp hạng của họ. Đơn giản là họ chỉ làm theo sự đòi hỏi của thị trường mà thôi. Cái tôi muốn chỉ ra là sự rủi ro bạn có thể gặp trong việc lựa chọn trường học dựa theo thứ hạng, và một cách tiếp cận tốt hơn trong vấn đề này.

Muốn hiểu rõ thêm hệ thống xếp hạng, ta cần đề cập có ba câu hỏi quan trọng:

(1) Tại sao bảng xếp hạng lại rất thông dụng ?

(2) Bảng xếp hạng có vấn đề gì ?

(3) Tại sao bảng xếp hạng lại là một kim chỉ nam tồi cho việc chọn trường học của bạn ?

Tính thông dụng của bảng xếp hạng:

Đi tìm một trường đại học tốt cho bản thân (hay cho  người thân) là một nhiêm vụ khó khăn, bởi ta có quá nhiều thông tin. Hơn nữa, đây lại là một quyết định hết sức lớn lao. Bảng xếp hạng xem ra rất tiện ích, khi nó có vẻ như tổng kết  được rất nhiều thông tin rối rắm và cho ta một sự so sánh toàn diện và đơn giản.

Là ngưởi tiêu dùng, chúng ta đã  rất  quen với việc mua sắm dựa trên hệ thống xếp hạng, đánh giá. Khi cần mua một cái máy hút bụi hay một chiếc ti vi, ta sẽ đọc Consumer  Reports. Dịch vụ này có nhiều phòng  thí nghiệm, kỹ sư, chuyên gia, …vv. Nhờ đó, họ có thể lọc và  tổng hợp  nhiều thông tin hữu ích một cách cô đọng.  Từ  kinh nghiêm mua sắm của bản thân, chúng ta thấy rằng có nhiều lý do để tin tưởng những lời khuyên từ Consumer Reports  . Có vẻ như hệ thống xếp hạng các trường đại học  đang làm một dịch vụ có ích  tương tự.

Vấn đề của bảng xếp hạng:

Điểm khác biệt mấu chốt là  một trường đại học không phải là một cái máy hút bụi. Chọn một trường đại học  để theo học là một việc làm mang tính cá nhân rất cao, và còn vô cùng tốn kém nữa.  Vậy mà, ngược lại hẳn với tính quan trọng  và phức tạp của nhiệm vụ này, việc xếp hạng các trường đại học, đáng tiếc,  được tiến hành một cách kém khoa học và thiếu cẩn thận hơn việc xếp hạng máy hút bụi.

Bảng xếp hạng đem cho người đọc một ý tưởng là thứ hạng của trường bạn học sẽ  định hướng  vị trí của bạn trong cuộc sống sau này. Cái ý tưởng đó đại loại như thế này: “Người ta sẽ nghĩ tốt hơn về tôi nếu tôi học ở một trường có thứ hạng cao hơn (trường xịn hơn).”  Bảng xếp hạng đã và đang đem lại cho phụ huynh và con em của họ một ám ảnh là thứ hạng của  nơi bạn theo học sẽ quyết định giá trị thật của bản thân bạn và sự thành công của bạn trong tương lai.

Sự thật là gì ? Ở Mỹ có hàng trăm chương trình đại học rất tốt, chương trình nào cũng có nhiều sự lựa chọn, kiến thức,  và cơ hội cho sinh viên, nhiều hơn mức mà họ có thể nắm bắt trong quãng thời gian 4 năm.  Sinh viên phải là người quyết đinh sẽ làm gì với những cơ hội đó, chứ không phải trường đại học quyết đinh muốn đào tạo sinh viên thành cái gì !

Ở một khía cạnh khác, cái công thức dùng để xếp hạng các trường đại học dựa trên nhiều yếu tố có rất ít  liên quan đến cá nhân từng  sinh viên và hoài bão của họ.Chẳng hạn như số tiền đóng góp của học sinh cũ, điểm trung bình SAT, tỷ lệ chọi để dược nhận vào trường …vv. Những số liệu này mang lại  ít thông tin về độ mạnh yếu của từng chương trình cụ thể , các môn học, các khoá “honors” cho học sinh giỏi, hoặc những thông tin khác có thể nâng cao tinh thần và sự say mê của sinh viên. Sự so sánh đơn giản và dễ hiểu mà bảng xếp hạng đưa ra cho chúng ta không những không chính xác, mà còn có thể có tác dụng không tốt, bởi nó đã quên mất yếu tố quan trọng nhất đối với sinh viên,   như những chương trình đào tạo cụ thể, môi trường sống  và làm việc trong trường, cơ hội nói chuyện với các giảng viên, cơ hội thực tập ở nước ngoài, cư hội kiếm việc làm hay học tiếp sau đại học.

Bảng xếp hạng cũng có tác dụng xấu lên bản thân  các trường đại học. Nó thúc đẩy các trường dùng nguồn lực, đôi khi không quá dồi dào, của mình vào việc tăng thứ hạng hơn là lo cho sinh viên.  Nó làm cho phụ huynh hay bản thân sinh viên  bỏ qua các  trường học phục vụ  cho sinh viên rất tốt, nhưng không mạnh về những yếu tố mà hệ thống xếp hạng đề cao. Có những trường thứ hạng thấp, nhưng ở đó những sinh viên bình thường có thể học được rất nhiều điều bổ ích. Ngược lại, ở nhiều trường thứ hạng cao, những sinh viên được chuẩn bị (từ trung học) tốt hơn lại không sử dụng hêt khả năng của mình.

Một phương pháp tốt hơn:

Kểt quả các môn học tại trung học, điểm SAT, lời giởi thiệu của giáo viên, các hoạt đông ngoại khoá và những ý tưởng và hoài bão  của cá nhân bạn sẽ là yếu tố quyết đinh cho việc xác định  nhóm các trường đại học mà bạn có nhiều cơ hội được nhận nhất. Nếu trường trung học của bạn có ban tư vấn, thì những chuyên gia tư vấn sẽ cho bạn một số cảm nhận về những trường nằm trong nhóm trên.

Một khi bạn đã có một khái niệm chung về nhóm trường này rồi, thì  chênh lệch thứ hạng giữa các trường trong nhóm không quan trọng bằng việc bạn thấy mình có thể tận dụng những cơ hội, khả năng gì tại từng trường.

Hãy phân tích các loại trưởng: Trường nhỏ và trường lớn. Trường chú trọng về văn hoá và  trường chú trọng  về kỹ  thuật. Trường có tiêu chuẩn  cao về học thuật hay trường có động lực tốt cho kinh doanh. Trường  có những hoạt động ngoại khoá bổ ích hay có một môi trường  dễ chịu  trong campus. Trường có một chương trình mạnh trong lĩnh vực mà bạn quan tâm hay trường có nhiều cơ hội cho thực tập ở nước ngoài. Hãy nghĩ xem yếu tố nào là quan trọng nhất với bạn.

Khi mà bạn cân nhắc những loại trường khác nhau này, cảm giác và suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi. Đừng quyết định  một cách vội vã !

Khi mà bạn đã chọn ra  loại trường nào phù hợp nhất với mình  và có một danh sách các trường trong loại đó mà bạn có cơ hội được theo học, tôi vẫn muốn khuyên bạn  đăng ký thêm một số trường ngoài danh sách, thuộc loại mà bạn chưa cảm thấy phù hợp nhất  nhưng vẫn  hứng thú với nó vì một lý do nào đó. Tạo sao ? Tôi đã thấy rất nhiều trường hợp mà cảm nhận của học sinh về truòng đại học trong muà xuân sau khi họ được chấp nhận học thay đổi rất nhiều so với mùa hè trước đó,  khi họ mới đi thăm các trường này. Tâm lý và cách suy nghĩ của học sinh  trong năm cuối trung học thay đổi một cách cơ bản khi họ bắt đầu chuẩn bị một cuộc sống mới độc lập, và quan niệm  của họ về trường đại học cũng thay đổi theo.  Hãy tự giành sẵn cho  mình một  vài cơ hội khi mà bạn muốn đổi ý trong mùa xuân đó.

Cuối cùng, khi đơn đã gửi  rồi, bạn hãy nghỉ ngơi.  Chắc là bạn sẽ được nhận vào một vài trường trong những trường bạn chọn. Bạn sẽ thăm lại một số campus trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Và bạn sẽ chuẩn bị cho ngôi trường  của mình  với một niềm tin rằng thứ hạng của nó  không liên quan nhiều đến những việc bạn sẽ làm, những ngày bạn sẽ sống, và nó sẽ không quyết định sự thành công của quá trình trải nghiệm của bạn. Cái mà bạn đạt được tại ngôi trường của bạn –và trong cuộc sống sau này—sẽ chỉ phụ thuộc vào khả năng của bạn trước  những cơ hội tuyệt vời và những thử thách lớn lao mà ngôi trường đó đem tới.

Lời người dịch:  Ở Mỹ, trong năm học thứ ba trung học, phụ huynh bắt đầu đưa con em thăm những trường ĐH mà họ quan tâm.  Hồ sơ xin học được nộp vào mùa đông cuối cùng ở trung học (hạn nộp thường là trong tháng 12 hoặc tháng 1), và kết quả sẽ được gửi  đi trong mùa xuân.

 Jeffrey Brenzel, Vũ Hà Văn dịch- Bài đăng trên trang www.hocthenao.vn

Hà Nội, Jan 31, 2014 (Mùng một Tết Giáp Ngọ).

Bài nguyên gốc đăng tải tại đây

Post navigation

Tiệc Tết ấm cúng của sinh viên Nam California
Đâu phải chỉ có một con đường để tới thành Rome

Related Articles

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ 11 – Năng Lượng Gắn Kết – Empowerment in Unity

Tien Nguyen
21/08/202305/09/2023 No Comments
tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ 11 – Năng Lượng Gắn Kết – Empowerment in Unity
  • BV-018 Bài dự thi HTNM11 “Everything Will Be Fine”
  • BV-017 Bài dự thi HTNM11 “4 Biết Để Trưởng Thành”
  • BV-016 Bài dự thi HTNM11 “Cuộc Đua Về Sức Bền, Tinh Thần và Sự Kỷ Luật”
  • BV-015 Bài dự thi HTNM11 “Nước Mỹ Màu Gì?”
  • BV-014 Bài dự thi HTNM11 “Phá Vỡ Khuôn Khổ Để Khám Phá Bản Thân”
  • VIDEO-010 Bài dự thi HTNM11 “Yêu Xa – Hành Trình Tạo Khoảng Cách Hay Kết Nối?”
  • BV-013 Bài dự thi HTNM11 “Trưởng thành là khi…”
  • BV-012 Bài dự thi HTNM11 “Tôi Đang Lớn”
  • BV-011 Bài dự thi HTNM11 “The Smile”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

February 2014
M T W T F S S
 12
3456789
10111213141516
17181920212223
2425262728  
« Jan   Mar »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes