• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • February
  • 12
  • Khi Phó Thủ tướng phải lên tiếng chuyện tên trường

Khi Phó Thủ tướng phải lên tiếng chuyện tên trường

Kap Thanh Long
12/02/201412/02/2014 Comments Off on Khi Phó Thủ tướng phải lên tiếng chuyện tên trường

Thiếu nhất quán trong cách viết tên tiếng Anh của trường ĐH sẽ gây lẫn lộn cho đồng nghiệp quốc tế, và thể hiện sự thiếu tôn trọng “thương hiệu” của trường.

LTS: Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh việc đặt tên tiếng Anh của các trường đại học ở VN hiện nay rất lộn xộn. Bài viết dưới đây của GS. Nguyễn Văn Tuấn sẽ làm sáng tỏ những hậu quả lớn từ bất cập tưởng như rất nhỏ này.

Trong thế giới khoa học, các trung tâm nghiên cứu cạnh tranh nhau để được ghi nhận và để có uy danh. Một trong những hình thức quảng bá tên trường là qua bài báo khoa học.

Việc thống nhất cách viết tên trường hoặc tên viện nghiên cứu trong “văn chương khoa học” có ý nghĩa quan trọng. Nhưng rất tiếc, cách viết tên trường đại học ở nước ta vẫn còn trong tình trạng “trăm hoa đua nở”. Đã đến lúc phải có qui định nghiêm chỉnh về các viết tên trường trong các bài báo khoa học.

Danh xưng thống nhất

Một bài báo khoa học phải có những thông tin cơ bản như tên họ tác giả và nơi làm việc (tiếng Anh gọi là affiliation). Đây là những thông tin sẽ được lưu trữ trong hệ thống thư viện khoa học toàn cầu một khi bài báo được chấp nhận và công bố. Một tác giả có thể được bổ nhiệm ở nhiều trung tâm, và tùy theo trường hợp, tác giả phải ghi rõ những nơi mình đang công tác hay được bổ nhiệm.

Thật ra, một trong những điều kiện bổ nhiệm là người được bổ nhiệm phải hứa sẽ ghi tên của cơ quan vào bài báo khoa học. Nếu công trình nghiên cứu thực hiện ở viện A mà trong bài báo không có ghi tên của viện thì có thể xem là vi phạm đạo đức khoa học. Do đó, ghi tên của đại học hay trung tâm nghiên cứu trong bài báo khoa học là một vấn đề liên quan đến công trạng (credit).

Mỗi đại học nên có một danh xưng thống nhất. Chẳng hạn, đại họcSydney được qui định cách viết chuẩn là “University of Sydney”, và viết tắt (khi cần) là “Univ Sydney”. Hay Harvard University được viết tắt trong hệ thống thư viện khoa học là “Harvard Univ”. Hay như tên viện tôi là Garvan Institute of Medical Research thì trong thư viện khoa học các viết tắt chuẩn là “Garvan Inst Med Res”.

Cách viết chuẩn và thống nhất như thế tạo điều kiện dễ dàng cho các thư viện truy tìm bài báo khoa học của trường mình, và rất tiện cho việc phân tích ấn phẩm khoa học theo trường/ viện và quốc gia. Trong thực tế, những cách viết tên như thế được trường đại học qui định, và tất cả người của đại học hoặc có hợp tác với đại học phải tuân theo qui định đó.

Hệ quả của một trường nhiều tên

Tuy nhiên tại VN, dường như giới lãnh đạo đại học và khoa học chưa mấy quan tâm đến vấn đề danh xưng và thống nhất danh xưng bằng tiếng Anh. Hệ quả là cùng một trường đại học nhưng lại xuất hiện dưới nhiều cái tên trên các tập san khoa học.

Khi điểm qua danh sách hàng ngàn bài báo khoa học từ Việt Nam trong vòng 5 năm qua, tôi phát hiện rất nhiều trường hợp mà tác giả viết tên trường một cách khá tùy tiện. Xin đơn cử một vài ví dụ để minh họa (tham khảo bảng cuối bài).

xephangdh
Loạn danh xưng có ảnh hưởng đến bảng xếp hạng đại học do các nhóm nghiên cứu ở nước ngoài thực hiện. (Ảnh minh họa)

Chẳng hạn, Viện khoa học công nghệ Việt Nam có tên tiếng Anh chính thức là “Vietnam Academy of Science and Technology”. Nhưng trên các tập san khoa học từ năm 2006 trở đi, viện này lại xuất hiện dưới ít nhất là 5 danh xưng khác nhau, như Vietnam Acad Sci Technol, Vietnamese Acad Sci Technol, Natl Ctr Nat Sci Technol, Natl Ctr Nat Nat Sci Technol, thậm chí… VAST!

Đại học Quốc gia TPHCM có tên chính thức là “Vietnam National University – Ho Chi Minh City”, nhưng trên tập san khoa học thì Natl Univ Ho Chi Minh City, Natl Univ Hochiminh City, Hochiminh City Natl Univ, v.v… Có tác giả tùy tiện viết tên trường Đại học Y Dược TPHCM là Univ Med Pharm! Có trường khá nhất quán hơn như Đại học Cần Thơ, nhưng vẫn xuất hiện dưới 2 danh xưng (khác nhau cách viết liền và rời hai chữ Cần Thơ): Can Tho Univ và Cantho Univ.

Nhìn qua cách viết tên trường đại học của các nhà khoa học Việt Nam, tôi thấy hình như tác giả có phần lúng túng trong cách dịch, cách đánh vần và… tùy tiện. Có thể tóm tắt những xu hướng viết này như sau:

Thứ nhất là lúng túng giữa Vietnam và Vietnamese. Tiêu biểu cho trường hợp này là cách viết Viện Khoa học và Công nghệ dưới hai cái tên Vietnam Acad Sci Technol và Vietnamese Acad Sci Technol.

Thứ hai là nhập nhằng giữa hai từ đơn. Chẳng hạn như các tác giả ở Đại học Cần Thơ viết tên trường của họ theo hai cách, Cantho Univ và Can Tho Univ. Tương tự, cũng có nơi viết tên quốc gia là Vietnam vàViet Nam.

Thứ ba là thiếu nhất quán trong cách đặt Univ sau hay trước tên trường. Điển hình cho trường hợp này là các tác giả ở Huế, khi họ viết Hue Univ, nhưng cũng có khi viết là Univ Hue.

Thứ tư là cách dịch chưa thống nhất. Chẳng hạn, do “sư phạm” có thể dịch là Education, nhưng cũng có thể dịch là Pedagogy, nên các tác giả của Đại học Sư phạm Hà Nội viết tên trường của họ là Hanoi Univ Educ và Hanoi Pedag Univ.

Thứ năm là… tùy tiện. Tiêu biểu cho sự tùy tiện là cách viết không theo cách nói (không theo qui tắc nào cả), như Đại học Y Dược TPHCM thường được đề cập đến là Đại học Y Dược, nên tác giả chỉ viết Univ Med Pharm mà quên chữ Ho Chi Minh City.

Thứ sáu là hỗn hợp các cách viết trên. Chẳng hạn như Vietnam Acad Sci Technol Vast (viết tắt trong viết tắt), Vietnam Natl Univ Ho Chi Minh City và Natl Univ Ho Chi Minh City.

Cách viết tên trường thiếu nhất quán như trên gây ra một số ấn tượng không tốt. Thứ nhất, nó cho thấy tác giả chưa nhận thức nghiêm chỉnh về danh xưng của nơi mình làm việc. Thứ hai, nó gây cảm giác tác giả không tự hào về nơi mình nghiên cứu hay được bổ nhiệm. Thứ ba, sự thiếu nhất quán danh xưng có thể do trường chưa có qui định, nên tác giả đành phải viết theo cách hiểu (dịch) và sở thích của mình.

Nhưng có lẽ nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể gây sai lệch trong đánh giá công trạng đại học. Một người ngoại quốc muốn đánh giá năng suất khoa học sẽ dễ lầm lẫn khi thấy Viện KHCN công bố được 204 bài trong 20 năm 1991-2011 dưới danh xưng Vietnam Acad Sci Technol, nhưng sẽ bỏ sót 403 bài từ những tác giả xuất hiện dưới Vietnamese Acad Sci Technol! Do đó, ảnh hưởng của việc thiếu chuẩn viết tắt tên viện/ trường có thể nghiêm trọng. Sự thiếu sót này có ảnh hưởng đến bảng xếp hạng đại học do các nhóm nghiên cứu ở nước ngoài thực hiện, bởi họ khó phân biệt được tên đại học và thực thể đại học ở Việt Nam.

Dù là lí do gì, thiếu nhất quán trong cách viết tên trường sẽ gây lẫn lộn cho đồng nghiệp quốc tế, và thể hiện một sự thiếu tôn trọng “thương hiệu” của trường. Trong chiều hướng hội nhập quốc tế, tôi đề nghị lãnh đạo các đại học nên có qui định chính thức về danh xưng tiếng Anh và về cách viết tắt trên các tập san khoa học. Việc chuẩn hóa danh xưng như thế sẽ dần dần tạo ra thương hiệu và uy tín cho trường.

Bảng: Một số cách viết tên tiếng Anh của các trường đại học ViệtNam:

Tên chính thức tiếng Việt và tiếng Anh Tên viết tắt trên tập san khoa học quốc tế
Viện khoa học công nghệ Việt Nam(Vietnam Academy of Science and Technology) Vietnam Acad Sci TechnolVietnam Acad Sci Technol VastVietnamese Acad Sci Technol

Natl Ctr Nat Sci Technol

Natl Ctr Nat Nat Sci Technol

Vast

Ncst

Đại học Quốc gia Hà Nội(Vietnam National University -Hanoi) Viet Nam Natl UnivVietnam Natl UnivVietnam Natl Univ Hanoi

Hanoi Vietnam Natl Univ

Natl Univ Hanoi

Đại học Quốc gia TPHCM(Vietnam National University – Ho Chi Minh City) Vietnam Natl Univ Ho Chi Minh CityNatl Univ Ho Chi Minh CityNatl Univ Hochiminh City

Hochiminh City Natl Univ

Đại học Sư phạm Hà Nội(Hanoi National University of Education) Hanoi Natl Univ EducHanoi Pedag UnivHanoi Univ Educ

Univ Pedagogy

Univ Pedag

Đại học Bách khoa TPHCM(University of Technology – Ho Chi Minh City) Hochiminh City Univ TechnolHo Chi Minh City Univ Technol
Đại học Bách khoa Hà Nội(Hanoi University of Science and Technology) Hanoi Univ Sci TechnolHanoi Univ TechnolUniv Technol

Natl Technol Univ

Đại học Y Dược TPHCM Univ Med PharmUniv Med Pharm Ho Chi Minh City
Đại học Cần Thơ(Can Tho University) Can Tho UnivCantho Univ
Đại học Khoa học Tự nhiên Univ Nat SciUniv Nat Sci Hochiminh City
Đại học Huế Hue UnivUniv Hue
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Hanoi Univ AgrHanoi Agr Univ

 

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn

TuanVietnam

Post navigation

Rạng danh học sinh gốc Việt
Học bổng toàn phần du học Hungary

Related Articles

tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

Ngân Anh
01/02/202301/02/2023 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

February 2014
M T W T F S S
 12
3456789
10111213141516
17181920212223
2425262728  
« Jan   Mar »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes