Theo Cục điều tra dân số Mỹ, từ năm 1980 đến 2010, tiếng Việt đã trở thành 1 trong 5 ngôn ngữ không phải tiếng Anh phổ biến ở đất nước này.
Tăng nhanh về thứ hạng
Theo khảo sát, năm 1980, 5 “ngoại ngữ” phổ biến ở Mỹ là tiếng Tây Ban Nha, Ý, Đức, Pháp, Hà Lan. Ở vị trí số 6 là tiếng Trung, còn tiếng Việt xếp thứ 13.
Thế nhưng, sau 30 năm, tiếng Tây Ban Nha vẫn thống trị hàng đầu. Còn các ngôn ngữ khác đã biến động đáng kể. Vượt tiếng Pháp, tiếng Trung “thăng hạng” lên vị trí số 2. Trong khi đó, tiếng Việt vượt ngoạn mục lên thứ 4 và thứ 5.
Kể từ năm 1980, mức độ phổ biến của tiếng Việt tại Mỹ ngày càng tăng lên, từ lên vị trí thứ 13( 1980), 9 (năm 1990), thứ 6 (năm 2000) và thứ 5 (năm 2010).
Ý là ngôn ngữ không phải tiếng Anh thứ hai phổ biến nhất được sử dụng ở Mỹ vào năm 1980 nhưng trong năm 2010 nó giảm thứ 9.
Cộng đồng người Việt ở Mỹ lớn
Tính tới cuối 1989, số người Việt định cư tại Mỹ là 720.000 trong đó 592.000 nhập cư từ 1975 và 128.000 sinh trưởng tại chỗ.
Người Việt ở Mỹ tập trung nhiều nhất ở bang California. Theo kiểm tra dân số năm 199O thì số dân Mỹ gốc châu Á đã tăng trưởng nhanh. Trong 10 năm qua, Việt Nam tăng 150%. Vì người Việt sinh sống ở Mỹ đông hơn ở các nơi khác nên hoạt động văn hóa tương đối nhộn nhịp hơn.
Thời kỳ trước 1950, trên toàn nước Mỹ có chưa tới 500 người Việt. Vào cuối năm 1974, có xấp xỉ 26.000 người Việt tại Hoa Kỳ, con số gia tăng nhanh chóng trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam.
Nhật báo Los Angeles Times cho biết vào năm 1990 có khoảng 1.2 triệu người Đông Nam Á sống tại Hoa Kỳ, kể cả 250.000 trẻ em ra đời tại đây. Cuộc kiểm tra dân số cho biết có khoảng 280.000 người VN sống tại California.
Từ năm 1991 đến 1992, thêm 133.042 người Việt Nam đến Hoa Kỳ. Trong 10 năm, dân số VN tại Mỹ tăng gần gấp đôi. Cuộc kiểm tra dân số 1990 cho biết tại quận Cam, số người VN chiếm khoảng 2.98% tổng số dân toàn thành phố.
Du học sinh chỉ muốn đến Mỹ
Không những thu hút dân cư, mà hiện nay, phong trào người Việt cho con sang Mỹ du học vẫn thu hút tới hơn 18% tổng thị phần sinh viên quốc tế trên toàn cầu, bằng tổng dòng chảy sinh viên du học tại Anh quốc và Australia.
Qua nhiều thập kỷ, “giáo dục Mỹ” đã trở thành thương hiệu bậc nhất trên thị trường kinh doanh giáo dục toàn cầu, đặc biệt là ở bậc giáo dục đại học và sau đại học.
Cho đến nay, Việt Nam là thị trường mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á về lượng sinh viên quốc tế theo học tại các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ, với con số tăng trưởng là 7,2% trong thập kỷ qua.
Trong khi đó, con số chi phí để du học ở Mỹ không hề nhỏ. Nếu học Cao đẳng Cộng đồng, bạn có thể mất tới 20.000 USD cho một năm. Nếu muốn theo tiếp bậc đại học, con số này sẽ tăng lên gấp ba lần.
Số lượng dân nhập cư lớn, tăng lên nhanh chóng qua thời gian ngắn, cộng với việc du học sinh luôn thích chọn Mỹ là điểm dừng chân. Như vậy, việc Tiếng Việt xếp hạng thứ 5 ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất ở Mỹ là điều dễ hiểu.
Theo Báo Đất Việt