Một khóa học Sau Cử nhân thường sẽ ngốn của bạn nhiều tiền và công sức hơn, vì thế chẳng ai muốn học một chương trình không dành cho mình. Nhưng, quá khó để biết được khóa học Sau Cử nhân của bạn là một sự lựa chọn sai lầm hay đúng đắn. Cách tốt nhất để phòng rủi ro là phải có sự tìm hiểu cẩn thận trước khi quyết định.
Biết mình muốn gì
Giáo sư Sarah Hainsworth từ trường Đại học Leicester cho rằng: “Bạn cần phải hiểu động lực của mình là gì. Có phải bạn đang muốn nâng cao kĩ năng, hay đó là một lĩnh vực mà bạn yêu thích? Nếu như câu trả lời là có thì hãy nghĩ về những giá trị mà bạn nhận được từ khóa học này.”
Tiến sĩ Sabine Braun từ Đại học Surrey cũng chia sẻ: “Khi học Cử nhân thì bạn còn rất trẻ, và bạn có thể chọn học bất cứ ngành học nào yêu thích cũng được. Nhưng với một chương trình Cử nhân, bạn cần phải có định hướng tương lai rõ ràng để xác định cái mình muốn nhận được sau khóa học. Bạn phải biết mình muốn gì, đi theo hướng nghiên cứu hay đi làm công việc trong môi trường thực tế.”
Có một thực tế là đôi khi sinh viên tìm đến các chương trình Sau Cử nhân vì những lí do rất sai lầm – chẳng hạn như vì họ không biết được đâu là công việc ưa thích của mình. Thế nên, cần xác định kĩ lưỡng những lí do chọn học.
Tự tìm hiểu
Khi chọn trường, bạn cần tìm hiểu thật kĩ về khoa và các ngành đào tạo. Tiến sĩ Braun cho biết “mỗi khoa khác nhau sẽ tập trung vào những điều khác nhau, vì thế bạn cần lên website của các cơ sở đào tạo khác nhau để xem hướng đi nào, chuyên ngành nào phù hợp với mình nhất”.
Nên nhớ là một khóa Sau Cử nhân rất khác với khóa Cử nhân. Giám đốc các chương trình giáo dục Sau Cử nhân của trường Lancaster, thầy Mark Lacy nói: “Khi còn ở bậc Đại học, bạn thường muốn học dàn trải vì không biết mình thực sự thích học cái gì, nhưng đến giờ bạn đã biết đích xác mình cần điều gì”.
Về phương pháp học tập, nên nhớ là bạn sẽ cần phải độc lập hơn, hào hứng hơn và tập trung hơn trong việc tự học.
>> Học Thạc sĩ ở nước ngoài có gì khác với ở Việt Nam?
Trò chuyện với cựu sinh viên
Danh tiếng của khoa và các trường cũng nên là yêu tố xem xét, lựa chọn.
“Hãy quan tâm đến những trường mà mọi người đều nhìn vào với con mắt ngưỡng mộ” là lời khuyên của Chrzanowska-Lightowlers. Khi đó, bạn cần “ngâm cứu” xem ngôi trường đó có danh tiếng không, ngành học của bạn có “xịn” không, hay công tác giảng dạy của trường đó tốt như thế nào.
Việc chuyện trò với sinh viên đi trước cũng là một cách hay vì họ là những người có kinh nghiệm về việc chọn ngành, đồng thời cũng là những người đang ở trong môi trường công việc thực tế.
Tiếp cận với ngôi trường “trong tầm ngắm”
Vì lí do khoảng cách địa lý và điều kiện tài chính, bạn sẽ khó có cơ hội đến thăm nhà trường vào dịp ngày cửa mở, để tận mắt chứng kiến các tiện ích của trường. Tuy nhiên, bạn có thể vào các trang web của trường, tải online prospectus (cẩm nang du học) miễn phí của trường, vào các kênh youtube để “tham quan trực tuyến”, tham gia hội thảo để đặt câu hỏi cho đại diện trường. Đây là cơ hội lớn để bạn hỏi thăm đội ngũ nhân viên nhà trường về nội dung ngành học.
Nguồn (lược dịch từ The Guardian)
Theo Trang Ami/HotCourses.vn
Bài gốc có thể xem tại đây.